Tham nhũng “chuộng” vàng!
Quản lý thị trường vàng chưa nóng ở diễn đàn Quốc hội kỳ này, song lại có chi tiết quan trọng được đưa ra
Ngày 1/11, gần 15.000 lượng vàng Ngân hàng Nhà nước chào thầu lại được vét hết. Phiên “ế nặng” liền trước chưa nói lên được nhiều thông tin. Trong khi đó, xu hướng giá giảm vẫn thể hiện.
Xuyên suốt 68 phiên đấu thầu với tổng gần 64 tấn vàng đã bán từ ngày 28/3/2013 đến nay, câu hỏi “Vàng đã đi đâu?” vẫn luôn mới. Câu hỏi này càng nổi bật hơn trước một xu hướng giảm giá kéo dài và chưa cho thấy một quãng phục hồi nào thực sự rõ nét.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong số vàng đã cung qua đấu thầu, có khoảng 30 tấn là đi ra thị trường, còn lại chủ yếu là các ngân hàng dùng để tất toán trạng thái. Vậy trong khoảng 30 tấn ra thị trường, những ai đã mua?
Dĩ nhiên, người dân có mua, có bán. Song hiện không có con số về nhu cầu thực của dân cư được công bố, dù có chế độ báo cáo hàng ngày của các đầu mối giao dịch trong mạng lưới quản lý.
Bên cạnh đó còn là nhu cầu từ nhà đầu tư vàng. Ở nhu cầu này, mua vào bình quân giá vốn là lực cầu cần xem xét. Trong khoảng một năm qua, giá vàng miệt mài giảm từ khoảng 47 triệu đồng xuống chỉ còn 37 triệu đồng/lượng; người giữ vàng lỗ nặng hoặc hao hụt tài sản lớn.
Nhưng, như từng đề cập trong một bài viết trước đây, giá vàng có giảm đi nữa thì vẫn có những người sở hữu nó mà không lỗ, không thiệt hại. Đó là tham nhũng, nhận và chôn cất tài sản ở vàng.
Trong một lần trao đổi với VnEconomy, một người thạo chuyện kể rằng, thường vào dịp lễ tết, có dịch vụ vận chuyển vàng “quà tặng”. Vàng miếng được đóng gói kiểu hút chân không, gọn ghẽ như những gói bánh quy và chuyển đến các địa chỉ nào đó… Dịch vụ này có thể tiếp tay cho tội phạm tham nhũng.
Tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra, câu chuyện của vàng chưa nóng bỏng trong các thảo luận như kỳ trước. Có lẽ một phần thị trường vàng được giữ ổn định trong thời gian qua và không còn gây xáo trộn như trước, hoặc có thể sẽ được đề cập rõ hơn ở phiên chất vấn. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý đã được báo cáo cho các đại biểu, dù có vẻ không liên quan đến thị trường vàng.
Cụ thể, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 do Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày tại Quốc hội cho biết, trong năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, lực lượng cảnh sát điều tra đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 233 vụ, 568 bị can, so với cùng kỳ năm trước tăng 11 vụ và 97 bị can; gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, và 51.000 lượng vàng SJC.
Chỉ riêng trong năm 2013 đã có 51.000 lượng vàng SJC liên quan đến tham nhũng, gần 2 tấn vàng, quy đổi tương đối lên tới khoảng 2.000 tỷ đồng. Mức độ này cho thấy, dù giá có giảm từ 47 triệu xuống 37 triệu đồng/lượng thì vàng vẫn là một phương tiện “ưa chuộng” của tội phạm tham nhũng.
Mức độ những năm về trước thì sao? Hiện không có con số thống kê cụ thể quy mô tham nhũng bằng vàng bị phát hiện được công bố. Nếu có, hẳn sẽ góp phần đáng kể cho việc trả lời câu hỏi “Vàng đã đi đâu?” nói trên. Đó là chưa kể tình huống tham nhũng bằng vàng không bị phát hiện và không lộ diện.
Xuyên suốt 68 phiên đấu thầu với tổng gần 64 tấn vàng đã bán từ ngày 28/3/2013 đến nay, câu hỏi “Vàng đã đi đâu?” vẫn luôn mới. Câu hỏi này càng nổi bật hơn trước một xu hướng giảm giá kéo dài và chưa cho thấy một quãng phục hồi nào thực sự rõ nét.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong số vàng đã cung qua đấu thầu, có khoảng 30 tấn là đi ra thị trường, còn lại chủ yếu là các ngân hàng dùng để tất toán trạng thái. Vậy trong khoảng 30 tấn ra thị trường, những ai đã mua?
Dĩ nhiên, người dân có mua, có bán. Song hiện không có con số về nhu cầu thực của dân cư được công bố, dù có chế độ báo cáo hàng ngày của các đầu mối giao dịch trong mạng lưới quản lý.
Bên cạnh đó còn là nhu cầu từ nhà đầu tư vàng. Ở nhu cầu này, mua vào bình quân giá vốn là lực cầu cần xem xét. Trong khoảng một năm qua, giá vàng miệt mài giảm từ khoảng 47 triệu đồng xuống chỉ còn 37 triệu đồng/lượng; người giữ vàng lỗ nặng hoặc hao hụt tài sản lớn.
Nhưng, như từng đề cập trong một bài viết trước đây, giá vàng có giảm đi nữa thì vẫn có những người sở hữu nó mà không lỗ, không thiệt hại. Đó là tham nhũng, nhận và chôn cất tài sản ở vàng.
Trong một lần trao đổi với VnEconomy, một người thạo chuyện kể rằng, thường vào dịp lễ tết, có dịch vụ vận chuyển vàng “quà tặng”. Vàng miếng được đóng gói kiểu hút chân không, gọn ghẽ như những gói bánh quy và chuyển đến các địa chỉ nào đó… Dịch vụ này có thể tiếp tay cho tội phạm tham nhũng.
Tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra, câu chuyện của vàng chưa nóng bỏng trong các thảo luận như kỳ trước. Có lẽ một phần thị trường vàng được giữ ổn định trong thời gian qua và không còn gây xáo trộn như trước, hoặc có thể sẽ được đề cập rõ hơn ở phiên chất vấn. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý đã được báo cáo cho các đại biểu, dù có vẻ không liên quan đến thị trường vàng.
Cụ thể, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 do Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày tại Quốc hội cho biết, trong năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, lực lượng cảnh sát điều tra đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 233 vụ, 568 bị can, so với cùng kỳ năm trước tăng 11 vụ và 97 bị can; gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, và 51.000 lượng vàng SJC.
Chỉ riêng trong năm 2013 đã có 51.000 lượng vàng SJC liên quan đến tham nhũng, gần 2 tấn vàng, quy đổi tương đối lên tới khoảng 2.000 tỷ đồng. Mức độ này cho thấy, dù giá có giảm từ 47 triệu xuống 37 triệu đồng/lượng thì vàng vẫn là một phương tiện “ưa chuộng” của tội phạm tham nhũng.
Mức độ những năm về trước thì sao? Hiện không có con số thống kê cụ thể quy mô tham nhũng bằng vàng bị phát hiện được công bố. Nếu có, hẳn sẽ góp phần đáng kể cho việc trả lời câu hỏi “Vàng đã đi đâu?” nói trên. Đó là chưa kể tình huống tham nhũng bằng vàng không bị phát hiện và không lộ diện.