Tham vọng “taxi hóa” bầu trời của startup chế tạo máy bay chạy điện
Lilium dự định ra mắt máy bay 5 chỗ ngồi chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2019 và tung ra dịch vụ "taxi bay" vào năm 2025.
Startup taxi bay Lilium của Đức mới đây huy động được 90 triệu USD cho dịch vụ máy bay chạy điện 5 chỗ ngồi, Forbes cho biết.
Trong khi cuộc đua phát triển xe tự lái và tàu siêu tốc Hyperloop đang ngày càng quyết liệt, startup Lilium của Đức lại có tham vọng chinh phục bầu trời với dịch vụ taxi bay theo yêu cầu, vận chuyển hành khách quanh các thành phố đông đúc bằng “cỗ máy” chạy điện công nghệ cao, nhỏ và êm ái hơn so với trực thăng.
Lilium dự định dùng số vốn mới nhận được để chiêu mộ thêm nhân tài hàng không cũng như kỹ sư điện trình độ cao, cùng với 70 nhân viên hiện tại để phát triển dòng máy bay chạy điện 5 chỗ ngồi Lilium Jet, có khả năng cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng mà không cần đường bay dài.
Trước đó, startup đã cho chạy thử nghiệm mô hình máy bay 2 chỗ ngồi chạy bằng pin. Giám đốc thương mại của Lilium, Remo Gerber, cho biết chiếc "taxi bay" này có thể bay liên tục trong một giờ mỗi lần sạc với vận tốc 300km/h. Tốc độ này tương đương 5 phút bay cho hành trình từ Manhattan tới sân bay quốc tế John F. Kennedy, vốn mất 1 giờ đồng hồ nếu đi bằng ô tô.
Mục tiêu của Lilium Jet là nâng tầm bay mỗi lần sạc lên 300 km ở tốc độ tối đa. Máy bay này sẽ có kích thước nhỏ hơn và gây ra ít tiếng ồn hơn so với máy bay trực thăng. “Chúng tôi giảm tiếng ồn xuống tương đương với một chiếc xe máy”, nhà đồng sáng lập, giám đốc điều hành (CEO) của Lilium, Daniel Wiegand nói.
Máy bay điện của Lilium chạy bằng pin lithium-ion nhằm làm giảm khí thải khi vận hành và giảm tiếng ồn. Với dịch vụ của Lilium, khành khách chỉ việc đặt máy bay giống như cách gọi xe Uber hay Grab hiện nay, điểm khác là thay vì đi dưới mặt đất thì họ được bay lượn trên bầu trời.
Dự kiến, Lilium sẽ ra mắt Lilium Jet vào năm 2019 và tung dịch vụ “taxi bay” theo yêu cầu vào năm 2025.
Cùng với hơn 11 triệu USD huy động được trước đó, số vốn lần này “sẽ đưa chúng tôi tới giai đoạn tiếp theo với ý tưởng sản xuất máy bay thương mại giúp thay đổi hoàn toàn cách di chuyển ra - vào các thành phố lớn của chúng ta”, Wiegand cho biết trong một thông cáo. “Khoản đầu tư sẽ giúp Lilium trở thành một trong những dự án máy bay chạy điện được đầu tư nhiều nhất trên thế giới”.
Các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn mới của Lilium gồm hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent, hãng quản lý tài sản LGT, quỹ đầu tư mạo hiểm VC Atomico và Obvious Ventures.
Trong khi đó, các đối thủ của Lilium, như dự án của tỷ phú Google, Larry Page hay Uber cũng đang tích cực phát triển dịch vụ mới này. Trong đó, dù chưa tiết lộ về vốn đầu tư cho dự án của mình, Uber cho biết có kế hoạch ra mắt mạng lưới “xe bay” vào năm 2020 và tung ra dịch vụ vận chuyển vào năm 2023.
Uber cho biết đang hợp tác với các thành phố Dallas và Forth Worth, bang Texas, và Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, để thử nghiệm dịch vụ này. Uber cũng đang làm việc với 5 hãng máy bay gồm Embraer, Bell Helicopter, Aurora Flight Sciences, Pipistrel Aircraft và Mooney để phát triển phương tiện của mình.
Trong khi cuộc đua phát triển xe tự lái và tàu siêu tốc Hyperloop đang ngày càng quyết liệt, startup Lilium của Đức lại có tham vọng chinh phục bầu trời với dịch vụ taxi bay theo yêu cầu, vận chuyển hành khách quanh các thành phố đông đúc bằng “cỗ máy” chạy điện công nghệ cao, nhỏ và êm ái hơn so với trực thăng.
Lilium dự định dùng số vốn mới nhận được để chiêu mộ thêm nhân tài hàng không cũng như kỹ sư điện trình độ cao, cùng với 70 nhân viên hiện tại để phát triển dòng máy bay chạy điện 5 chỗ ngồi Lilium Jet, có khả năng cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng mà không cần đường bay dài.
Trước đó, startup đã cho chạy thử nghiệm mô hình máy bay 2 chỗ ngồi chạy bằng pin. Giám đốc thương mại của Lilium, Remo Gerber, cho biết chiếc "taxi bay" này có thể bay liên tục trong một giờ mỗi lần sạc với vận tốc 300km/h. Tốc độ này tương đương 5 phút bay cho hành trình từ Manhattan tới sân bay quốc tế John F. Kennedy, vốn mất 1 giờ đồng hồ nếu đi bằng ô tô.
Mục tiêu của Lilium Jet là nâng tầm bay mỗi lần sạc lên 300 km ở tốc độ tối đa. Máy bay này sẽ có kích thước nhỏ hơn và gây ra ít tiếng ồn hơn so với máy bay trực thăng. “Chúng tôi giảm tiếng ồn xuống tương đương với một chiếc xe máy”, nhà đồng sáng lập, giám đốc điều hành (CEO) của Lilium, Daniel Wiegand nói.
Máy bay điện của Lilium chạy bằng pin lithium-ion nhằm làm giảm khí thải khi vận hành và giảm tiếng ồn. Với dịch vụ của Lilium, khành khách chỉ việc đặt máy bay giống như cách gọi xe Uber hay Grab hiện nay, điểm khác là thay vì đi dưới mặt đất thì họ được bay lượn trên bầu trời.
Dự kiến, Lilium sẽ ra mắt Lilium Jet vào năm 2019 và tung dịch vụ “taxi bay” theo yêu cầu vào năm 2025.
Cùng với hơn 11 triệu USD huy động được trước đó, số vốn lần này “sẽ đưa chúng tôi tới giai đoạn tiếp theo với ý tưởng sản xuất máy bay thương mại giúp thay đổi hoàn toàn cách di chuyển ra - vào các thành phố lớn của chúng ta”, Wiegand cho biết trong một thông cáo. “Khoản đầu tư sẽ giúp Lilium trở thành một trong những dự án máy bay chạy điện được đầu tư nhiều nhất trên thế giới”.
Các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn mới của Lilium gồm hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent, hãng quản lý tài sản LGT, quỹ đầu tư mạo hiểm VC Atomico và Obvious Ventures.
Trong khi đó, các đối thủ của Lilium, như dự án của tỷ phú Google, Larry Page hay Uber cũng đang tích cực phát triển dịch vụ mới này. Trong đó, dù chưa tiết lộ về vốn đầu tư cho dự án của mình, Uber cho biết có kế hoạch ra mắt mạng lưới “xe bay” vào năm 2020 và tung ra dịch vụ vận chuyển vào năm 2023.
Uber cho biết đang hợp tác với các thành phố Dallas và Forth Worth, bang Texas, và Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, để thử nghiệm dịch vụ này. Uber cũng đang làm việc với 5 hãng máy bay gồm Embraer, Bell Helicopter, Aurora Flight Sciences, Pipistrel Aircraft và Mooney để phát triển phương tiện của mình.