“Thận trọng để an toàn cho cả hệ thống”
Hỏi chuyện ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, xung quanh những thách thức hiện tại trong điều hành chính sách tiền tệ
Hỏi chuyện ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, xung quanh những thách thức hiện tại trong điều hành chính sách tiền tệ.
Vừa qua, tỷ giá VND/USD xuống dưới mức 16.000 đồng và Ngân hàng Nhà nước phải nới biên độ từ cộng trừ 0,5% lên 0,75%/năm. Có ý kiến: Ngân hàng Nhà nước đang lúng túng giữa việc “neo” tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu với kiềm chế lạm phát. Ông bình luận gì về điều này, thưa ông?
Như chúng ta đã biết, nhiều nước đã và đang phát triển thường sử dụng công cụ tiền tệ để ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, chính sách tiền tệ quốc gia này luôn bám mục tiêu tăng trưởng kinh tế sau đó mới chọn mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Còn chính sách tiền tệ Việt Nam lại vừa phục vụ tăng trưởng vừa kiềm chế lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền. Đây thực sự là bài toán khó đối với Ngân hàng Nhà nước nhất là trong khi đồng USD đang bị xuống giá so với nhiều đồng tiền khác.
Tại thời điểm tháng 11/2007, đồng USD mất giá so với EUR là 10,6% và đồng Baht Thái Lan là 14,64% nhưng Chính phủ vẫn yêu cầu chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước không được để VND mất giá và cũng như tăng giá.
Trong bối cảnh thị trường thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp hàng ngày, hàng tuần, từ bất động sản đến vàng, dầu thô và tỷ giá thì nếu tăng lượng tiền vào lưu thông mà cung hàng hóa không theo kịp, tất yếu dẫn đến câu chuyện giá cả tăng. Còn nếu giải quyết hài hòa mối quan hệ trên thì giá cả sẽ ổn định.
Hỏi rằng, chúng tôi có lúng túng không thì tôi nghĩ là không, vì từ tháng 9/2007 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các giải pháp được Chính phủ chấp thuận và chính sách này sẽ tiếp tục hoàn thiện theo sự thay đổi của tình hình.
Một số ý kiến nêu rằng, năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra lưu thông một lượng tiền mặt vượt chỉ tiêu nên đã tác động tăng lạm phát đến 12,63% so với 2006. Ông giải thích chuyện này như thế nào?
Tôi xin nói là, năm 2007, Ngân hàng Nhà nước không những chưa sử dụng hết và lại càng không có chuyện sử dụng vượt chỉ tiêu tiền mặt Chính phủ đã phê duyệt từ đầu năm. Số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước tăng vào dự trữ là từ chu trình “bơm, hút” tiền đồng và thu đổi ngoại tệ ngoài lưu thông.
Năm tới, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) tiếp tục chảy vào và Ngân hàng Nhà nước đã có kế sách gì trong việc giảm áp lực lạm phát khi phải mua ngoại tệ để giữ tỷ giá?
Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp mua ngoại tệ một cách thích hợp và phục vụ các cân đối khác chứ không phải mua cho cân bằng, lại càng không phải cứ có nhu cầu bán là Ngân hàng Nhà nước mua. Trên thực tế, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước không mua thì nhà đầu tư vẫn gửi vào ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại mua chúng.
Dòng vốn FII năm 2007 đạt 6,2 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với 2006 và vấn đề quan trọng là phải tìm cách để hấp thụ nguồn vốn này một cách có lợi nhất cho nền kinh tế. Thủ tướng đã chỉ đạo cho 4 bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Công Thương phải ngồi với nhau tìm cách giải quyết vấn đề này.
Năm 2007, tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống lên 38,7% so với 2006, trong đó tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản tăng khá nhanh. Điều này có ảnh hưởng đến thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại không? Tình hình nợ xấu các ngân hàng thương mại hiện như thế nào?
Năm 2007, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại đã giảm được 0,65%. Phải thừa nhận là các ngân hàng thương mại có cho vay bất động sản. Tại Hội nghị Thủ tướng làm việc với lãnh đạo Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo và đề nghị lãnh đạo hai địa phương này phải quan tâm tới vấn đề cho vay bất động sản.
Nếu thị trường bất động sản tăng trưởng nhưng không có yếu tố thu gom và đầu cơ thì sẽ phát triển lành mạnh. Còn nếu thu gom để đầu cơ hoặc làm dự án giữ đất, không tạo ra sản phẩm trong khi người dân không có đất để sản xuất thì kiên quyết không cho làm. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung xử lý vấn đề này.
Vậy định hướng của Ngân hàng Nhà nước đối với cho vay bất động sản trong 2008 là gì?
Tôi xin nói thế này, cho vay bất động sản thì Ngân hàng Nhà nước không cấm nhưng ngân hàng thương mại và nhà đầu cơ cần hiểu rằng, đó là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một minh chứng gần đây nhất là cuộc khủng hoảng thế chấp “dưới tiêu chuẩn” (subprime) tại Mỹ, đã làm đảo lộn nền kinh tế nước này và toàn cầu.
Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cũng phải thận trọng đưa ra các giải pháp để kiểm soát sự an toàn cho cả hệ thống cũng như cho cả nền kinh tế.
Với việc ban hành Chỉ thị 03/CT, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được không ít chỉ trích về việc Ngân hàng Nhà nước can thiệp cứng nhắc vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng và không phù hợp với cơ chế thị trường. Ông nghĩ sao về điều này?
Qua tập hợp số liệu từ các ngân hàng thương mại, tôi thấy rằng, việc thực hiện Chỉ thị 03 khá nghiêm túc. Có ngân hàng thương mại giảm cho vay chứng khoán gần 4 nghìn tỷ đồng.
Trong điều kiện đất nước vừa mở cửa, chúng ta phải chấp nhận những can thiệp mang tính chất hành chính. Một số người còn khuyên tôi là nên đưa cường độ hành chính cao hơn nhưng tôi nghĩ, nền kinh tế đang vận động theo cơ chế thị trường thì cần thiết kế các kỹ thuật mang tính thị trường sẽ tốt và đỡ sốc hơn.
Sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bàn với các bộ ngành liên quan, tiếp tục giải quyết cho vay chứng khoán theo cơ chế mới nhưng với phương châm: hỗ trợ phát triển bền vững, không phải hỗ trợ đầu cơ.
Liên quan đến việc thị trường chứng khoán đang có biểu hiện dư cung, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước trong việc IPO các ngân hàng thương mại Nhà nước như Vietinbank, BIDV và Agribank như thế nào?
Tôi có nghe nói Vietinbank công bố kế hoạch IPO vào cuối quý 1/2008 nhưng nếu điều kiện chưa thuận lợi thì Thống đốc cũng như Chính phủ sẽ chưa đồng ý. Điều kiện thuận lợi ở đây được hiểu là lúc nào thị trường có lợi cho nền kinh tế cũng như đối với Vietinbank và các ngân hàng thương mại quốc doanh khác thì sẽ tiến hành IPO.
Tuy nhiên, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, sau khi IPO Vietcombank, các ngân hàng quốc doanh còn lại phải khẩn trương cổ phần hóa. Duy chỉ có Agribank do mạng lưới lớn, số lượng cán bộ công nhân viên đông nên Thủ tướng đồng ý giãn tiến độ IPO còn những ngân hàng khác vẫn tiến hành bình thường.
Cứ gần Tết âm lịch hàng năm, các ngân hàng thương mại lại lâm vào tình trạng thiếu vốn khả dụng và mới đây, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 15%/năm. Ngân hàng Nhà nước đã làm gì để khắc phục tình trạng này?
Từ ngày 15 đến 19/11/2007 đã xảy ra sự cố ngoài dự báo của các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước là trong vòng một tuần, các tập đoàn kinh tế lớn đã di chuyển vốn khoảng 7.200 tỷ đồng, làm cho các ngân hàng thương mại bị thiếu vốn khả dụng, đẩy lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng tăng cao.
Có một điều bất ngờ là mọi năm, việc thiếu vốn thanh khoản tạm thời chỉ diễn ra từ 15/12 trở đi hoặc trước Tết âm lịch độ dăm ngày. Đây là một vấn đề cần nghiêm túc rút kinh nghiệm không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà cả đối với cơ quan điều hành tiền tệ.
Theo lộ trình mở cửa ngành ngân hàng, đến 1/4/2007, ngân hàng nước ngoài được phép mở ngân hàng con trực thuộc với 100% vốn nước ngoài. Vì sao thời điểm này vẫn chưa có trường hợp nào được cấp phép?
Khi Việt Nam gia nhập WTO đã cam kết trên nguyên tắc (không phải cam kết bằng chế tài) rằng sẽ mở cửa để các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 6 bộ hồ sơ ngân hàng nước ngoài xin thành lập. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu cấp giấy phép cho họ và không có sự cản trở nào.
Vừa qua, tỷ giá VND/USD xuống dưới mức 16.000 đồng và Ngân hàng Nhà nước phải nới biên độ từ cộng trừ 0,5% lên 0,75%/năm. Có ý kiến: Ngân hàng Nhà nước đang lúng túng giữa việc “neo” tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu với kiềm chế lạm phát. Ông bình luận gì về điều này, thưa ông?
Như chúng ta đã biết, nhiều nước đã và đang phát triển thường sử dụng công cụ tiền tệ để ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, chính sách tiền tệ quốc gia này luôn bám mục tiêu tăng trưởng kinh tế sau đó mới chọn mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Còn chính sách tiền tệ Việt Nam lại vừa phục vụ tăng trưởng vừa kiềm chế lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền. Đây thực sự là bài toán khó đối với Ngân hàng Nhà nước nhất là trong khi đồng USD đang bị xuống giá so với nhiều đồng tiền khác.
Tại thời điểm tháng 11/2007, đồng USD mất giá so với EUR là 10,6% và đồng Baht Thái Lan là 14,64% nhưng Chính phủ vẫn yêu cầu chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước không được để VND mất giá và cũng như tăng giá.
Trong bối cảnh thị trường thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp hàng ngày, hàng tuần, từ bất động sản đến vàng, dầu thô và tỷ giá thì nếu tăng lượng tiền vào lưu thông mà cung hàng hóa không theo kịp, tất yếu dẫn đến câu chuyện giá cả tăng. Còn nếu giải quyết hài hòa mối quan hệ trên thì giá cả sẽ ổn định.
Hỏi rằng, chúng tôi có lúng túng không thì tôi nghĩ là không, vì từ tháng 9/2007 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các giải pháp được Chính phủ chấp thuận và chính sách này sẽ tiếp tục hoàn thiện theo sự thay đổi của tình hình.
Một số ý kiến nêu rằng, năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra lưu thông một lượng tiền mặt vượt chỉ tiêu nên đã tác động tăng lạm phát đến 12,63% so với 2006. Ông giải thích chuyện này như thế nào?
Tôi xin nói là, năm 2007, Ngân hàng Nhà nước không những chưa sử dụng hết và lại càng không có chuyện sử dụng vượt chỉ tiêu tiền mặt Chính phủ đã phê duyệt từ đầu năm. Số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước tăng vào dự trữ là từ chu trình “bơm, hút” tiền đồng và thu đổi ngoại tệ ngoài lưu thông.
Năm tới, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) tiếp tục chảy vào và Ngân hàng Nhà nước đã có kế sách gì trong việc giảm áp lực lạm phát khi phải mua ngoại tệ để giữ tỷ giá?
Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp mua ngoại tệ một cách thích hợp và phục vụ các cân đối khác chứ không phải mua cho cân bằng, lại càng không phải cứ có nhu cầu bán là Ngân hàng Nhà nước mua. Trên thực tế, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước không mua thì nhà đầu tư vẫn gửi vào ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại mua chúng.
Dòng vốn FII năm 2007 đạt 6,2 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với 2006 và vấn đề quan trọng là phải tìm cách để hấp thụ nguồn vốn này một cách có lợi nhất cho nền kinh tế. Thủ tướng đã chỉ đạo cho 4 bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Công Thương phải ngồi với nhau tìm cách giải quyết vấn đề này.
Năm 2007, tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống lên 38,7% so với 2006, trong đó tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản tăng khá nhanh. Điều này có ảnh hưởng đến thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại không? Tình hình nợ xấu các ngân hàng thương mại hiện như thế nào?
Năm 2007, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại đã giảm được 0,65%. Phải thừa nhận là các ngân hàng thương mại có cho vay bất động sản. Tại Hội nghị Thủ tướng làm việc với lãnh đạo Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo và đề nghị lãnh đạo hai địa phương này phải quan tâm tới vấn đề cho vay bất động sản.
Nếu thị trường bất động sản tăng trưởng nhưng không có yếu tố thu gom và đầu cơ thì sẽ phát triển lành mạnh. Còn nếu thu gom để đầu cơ hoặc làm dự án giữ đất, không tạo ra sản phẩm trong khi người dân không có đất để sản xuất thì kiên quyết không cho làm. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung xử lý vấn đề này.
Vậy định hướng của Ngân hàng Nhà nước đối với cho vay bất động sản trong 2008 là gì?
Tôi xin nói thế này, cho vay bất động sản thì Ngân hàng Nhà nước không cấm nhưng ngân hàng thương mại và nhà đầu cơ cần hiểu rằng, đó là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một minh chứng gần đây nhất là cuộc khủng hoảng thế chấp “dưới tiêu chuẩn” (subprime) tại Mỹ, đã làm đảo lộn nền kinh tế nước này và toàn cầu.
Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cũng phải thận trọng đưa ra các giải pháp để kiểm soát sự an toàn cho cả hệ thống cũng như cho cả nền kinh tế.
Với việc ban hành Chỉ thị 03/CT, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được không ít chỉ trích về việc Ngân hàng Nhà nước can thiệp cứng nhắc vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng và không phù hợp với cơ chế thị trường. Ông nghĩ sao về điều này?
Qua tập hợp số liệu từ các ngân hàng thương mại, tôi thấy rằng, việc thực hiện Chỉ thị 03 khá nghiêm túc. Có ngân hàng thương mại giảm cho vay chứng khoán gần 4 nghìn tỷ đồng.
Trong điều kiện đất nước vừa mở cửa, chúng ta phải chấp nhận những can thiệp mang tính chất hành chính. Một số người còn khuyên tôi là nên đưa cường độ hành chính cao hơn nhưng tôi nghĩ, nền kinh tế đang vận động theo cơ chế thị trường thì cần thiết kế các kỹ thuật mang tính thị trường sẽ tốt và đỡ sốc hơn.
Sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bàn với các bộ ngành liên quan, tiếp tục giải quyết cho vay chứng khoán theo cơ chế mới nhưng với phương châm: hỗ trợ phát triển bền vững, không phải hỗ trợ đầu cơ.
Liên quan đến việc thị trường chứng khoán đang có biểu hiện dư cung, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước trong việc IPO các ngân hàng thương mại Nhà nước như Vietinbank, BIDV và Agribank như thế nào?
Tôi có nghe nói Vietinbank công bố kế hoạch IPO vào cuối quý 1/2008 nhưng nếu điều kiện chưa thuận lợi thì Thống đốc cũng như Chính phủ sẽ chưa đồng ý. Điều kiện thuận lợi ở đây được hiểu là lúc nào thị trường có lợi cho nền kinh tế cũng như đối với Vietinbank và các ngân hàng thương mại quốc doanh khác thì sẽ tiến hành IPO.
Tuy nhiên, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, sau khi IPO Vietcombank, các ngân hàng quốc doanh còn lại phải khẩn trương cổ phần hóa. Duy chỉ có Agribank do mạng lưới lớn, số lượng cán bộ công nhân viên đông nên Thủ tướng đồng ý giãn tiến độ IPO còn những ngân hàng khác vẫn tiến hành bình thường.
Cứ gần Tết âm lịch hàng năm, các ngân hàng thương mại lại lâm vào tình trạng thiếu vốn khả dụng và mới đây, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 15%/năm. Ngân hàng Nhà nước đã làm gì để khắc phục tình trạng này?
Từ ngày 15 đến 19/11/2007 đã xảy ra sự cố ngoài dự báo của các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước là trong vòng một tuần, các tập đoàn kinh tế lớn đã di chuyển vốn khoảng 7.200 tỷ đồng, làm cho các ngân hàng thương mại bị thiếu vốn khả dụng, đẩy lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng tăng cao.
Có một điều bất ngờ là mọi năm, việc thiếu vốn thanh khoản tạm thời chỉ diễn ra từ 15/12 trở đi hoặc trước Tết âm lịch độ dăm ngày. Đây là một vấn đề cần nghiêm túc rút kinh nghiệm không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà cả đối với cơ quan điều hành tiền tệ.
Theo lộ trình mở cửa ngành ngân hàng, đến 1/4/2007, ngân hàng nước ngoài được phép mở ngân hàng con trực thuộc với 100% vốn nước ngoài. Vì sao thời điểm này vẫn chưa có trường hợp nào được cấp phép?
Khi Việt Nam gia nhập WTO đã cam kết trên nguyên tắc (không phải cam kết bằng chế tài) rằng sẽ mở cửa để các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 6 bộ hồ sơ ngân hàng nước ngoài xin thành lập. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu cấp giấy phép cho họ và không có sự cản trở nào.