“Thắng” Chính phủ Mỹ, Apple mất gì?
Việc chiến thắng trước Chính phủ Mỹ lại tiềm ần một rủi ro không hề nhỏ đối với Apple
Quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ về việc hoãn “trận thư hùng” với
tập đoàn công nghệ Apple quanh việc buộc “quả táo” phải mở khóa chiếc
điện thoại iPhone của một nghi phạm khủng bố có vẻ như là một chiến
thắng dành cho hãng này.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, chiến thắng nói trên lại tiềm ẩn một rủi ro không hề nhỏ đối với Apple.
Từ năm 2014, Apple tuyên bố hãng không có cách nào để mở khóa được những chiếc điện thoại iPhone sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất của hãng. Khi kháng lệnh của Chính phủ Mỹ mới đây về việc mở khóa chiếc iPhone của một nghi phạm khủng bố, Apple lập luận rằng việc tạo ra phần mềm để thực hiện việc mở khóa đó sẽ tạo ra nguy cơ đối với tất cả khách hàng của hãng.
Đầu tuần này, Chính phủ Mỹ tuyên bố hoãn vụ kiện Apple, đồng thời nói rằng đang xem xét một biện pháp mới để mở khóa chiếc điện thoại mà không cần đến sự hỗ trợ của “quả táo”.
“Quyết định này cho thấy điều mà Apple lo sợ đã tồn tại dưới một dạng nào đó, và tồn tại bên ngoài những bức tường ở Cupertino”, luật sư Edward McAndrew thuộc công ty luật Ballard Spahr nhận định. Cupertino, California là nơi Apple đặt trụ sở tập đoàn.
Cuối ngày 21/2, quan tòa Sheri Pym của Mỹ tạm dừng lệnh hôm 16/2 đòi Apple giúp các nhà điều tra liên bang mở khóa chiếc iPhone của Syed Rizwan Farook - kẻ đã cùng với vợ gây gây ra vụ tấn công khủng bố khiến 14 người thiệt mạng ở San Bernadino, bang California hồi tháng 12/2015.
Quan tòa Pym cũng hoãn vô thời hạn một phiên điều trần của Apple trước tòa dự kiến diễn ra ngày 21/3, đồng nghĩa với việc trì hoãn một cuộc đấu quyết định giữa một bên là vấn đề an ninh quốc gia và một bên là sự riêng tư trong kỷ nguyên của những chiếc điện thoại thông minh (smartphone).
Hiện vẫn chưa rõ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ sử dụng biện pháp mới như thế nào để mở khóa chiếc điện thoại, và ai là tác giả của biện pháp này. Chính phủ Mỹ chỉ nói rằng có một “bên thứ ba” đã cung cấp thông tin.
Nguồn tin là một quan chức chấp pháp của Mỹ nói Washington đang thử nghiệm biện pháp được cung cấp, nhưng lạc quan thận trọng về khả năng biện pháp này có thể mở khóa chiếc iPhone mà không cần tới sự hỗ trợ của Apple.
Theo một tài liệu được công bố, vào hôm thứ Hai, luật sư Theodore Boutrous của Apple đã đề nghị quan tòa Pym rút lại lệnh đòi Apple mở khóa chiếc iPhone. Một phần lý do của đề nghị này là vì Boutrous cho rằng Chính phủ Mỹ ám chỉ Apple đã mắc phải lỗi trong vấn đề mã hóa và chính vì vậy đã kháng lệnh của Chính phủ.
Bà Tracy Wilkinson, Phó chưởng lý Mỹ, nói việc hủy lệnh trên còn quá sớm vì cách làm mà bên thứ ba đưa ra có thể không mang lại kết quả. “Đã có nhiều người đề xuất biện pháp mở khóa chiếc iPhone mà không cần nhờ đến Apple, nhưng các cách làm này đều đã lần lượt thấy bại vì lý do này hay lý do khác”, bà Wilkinson nói.
Hướng đi của Chính phủ Mỹ trong vụ này cho thấy một thực tế không hề dễ chịu đối với Apple: Washington không chỉ muốn tìm ra và tận dụng lỗ hổng an ninh trên iPhone, mà còn giữ thông tin đó ngoài tầm tay của Apple. Điều này đi ngược lại với chính sách của Chính phủ Mỹ về khuyến khích các công ty chia sẻ thông tin về lỗi an ninh phần mềm để các lỗi này có thể được khắc phục.
Trong tuyên bố ra ngày 21/3, Chính phủ Mỹ nói có khả năng có một lỗ hổng trong phần mềm bảo vệ điện thoại iPhone. Nhưng đến thời điểm này, lỗ hổng trên vẫn chưa được Washington tiết lộ là gì.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, chiến thắng nói trên lại tiềm ẩn một rủi ro không hề nhỏ đối với Apple.
Từ năm 2014, Apple tuyên bố hãng không có cách nào để mở khóa được những chiếc điện thoại iPhone sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất của hãng. Khi kháng lệnh của Chính phủ Mỹ mới đây về việc mở khóa chiếc iPhone của một nghi phạm khủng bố, Apple lập luận rằng việc tạo ra phần mềm để thực hiện việc mở khóa đó sẽ tạo ra nguy cơ đối với tất cả khách hàng của hãng.
Đầu tuần này, Chính phủ Mỹ tuyên bố hoãn vụ kiện Apple, đồng thời nói rằng đang xem xét một biện pháp mới để mở khóa chiếc điện thoại mà không cần đến sự hỗ trợ của “quả táo”.
“Quyết định này cho thấy điều mà Apple lo sợ đã tồn tại dưới một dạng nào đó, và tồn tại bên ngoài những bức tường ở Cupertino”, luật sư Edward McAndrew thuộc công ty luật Ballard Spahr nhận định. Cupertino, California là nơi Apple đặt trụ sở tập đoàn.
Cuối ngày 21/2, quan tòa Sheri Pym của Mỹ tạm dừng lệnh hôm 16/2 đòi Apple giúp các nhà điều tra liên bang mở khóa chiếc iPhone của Syed Rizwan Farook - kẻ đã cùng với vợ gây gây ra vụ tấn công khủng bố khiến 14 người thiệt mạng ở San Bernadino, bang California hồi tháng 12/2015.
Quan tòa Pym cũng hoãn vô thời hạn một phiên điều trần của Apple trước tòa dự kiến diễn ra ngày 21/3, đồng nghĩa với việc trì hoãn một cuộc đấu quyết định giữa một bên là vấn đề an ninh quốc gia và một bên là sự riêng tư trong kỷ nguyên của những chiếc điện thoại thông minh (smartphone).
Hiện vẫn chưa rõ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ sử dụng biện pháp mới như thế nào để mở khóa chiếc điện thoại, và ai là tác giả của biện pháp này. Chính phủ Mỹ chỉ nói rằng có một “bên thứ ba” đã cung cấp thông tin.
Nguồn tin là một quan chức chấp pháp của Mỹ nói Washington đang thử nghiệm biện pháp được cung cấp, nhưng lạc quan thận trọng về khả năng biện pháp này có thể mở khóa chiếc iPhone mà không cần tới sự hỗ trợ của Apple.
Theo một tài liệu được công bố, vào hôm thứ Hai, luật sư Theodore Boutrous của Apple đã đề nghị quan tòa Pym rút lại lệnh đòi Apple mở khóa chiếc iPhone. Một phần lý do của đề nghị này là vì Boutrous cho rằng Chính phủ Mỹ ám chỉ Apple đã mắc phải lỗi trong vấn đề mã hóa và chính vì vậy đã kháng lệnh của Chính phủ.
Bà Tracy Wilkinson, Phó chưởng lý Mỹ, nói việc hủy lệnh trên còn quá sớm vì cách làm mà bên thứ ba đưa ra có thể không mang lại kết quả. “Đã có nhiều người đề xuất biện pháp mở khóa chiếc iPhone mà không cần nhờ đến Apple, nhưng các cách làm này đều đã lần lượt thấy bại vì lý do này hay lý do khác”, bà Wilkinson nói.
Hướng đi của Chính phủ Mỹ trong vụ này cho thấy một thực tế không hề dễ chịu đối với Apple: Washington không chỉ muốn tìm ra và tận dụng lỗ hổng an ninh trên iPhone, mà còn giữ thông tin đó ngoài tầm tay của Apple. Điều này đi ngược lại với chính sách của Chính phủ Mỹ về khuyến khích các công ty chia sẻ thông tin về lỗi an ninh phần mềm để các lỗi này có thể được khắc phục.
Trong tuyên bố ra ngày 21/3, Chính phủ Mỹ nói có khả năng có một lỗ hổng trong phần mềm bảo vệ điện thoại iPhone. Nhưng đến thời điểm này, lỗ hổng trên vẫn chưa được Washington tiết lộ là gì.