Thăng trầm dòng vốn FDI của ASEAN vào Việt Nam
Các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư Việt Nam nhưng đã có bước tiến khá dài
Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam hiện đang trên đà phục hồi, sau khi đã tăng trưởng mạnh những năm 1990 và sụt giảm sau khủng hoảng kinh châu Á năm 1997.
Trong một bài nghiên cứu gần đây, ông Đặng Đức Long, chuyên gia thuộc Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới nhận định, phần lớn các nước thuộc khu vực ASEAN đều đang phát triển theo mô hình hướng tới xuất khẩu dựa vào công nghệ chế biến, có tiềm lực tương đối lớn về vốn và công nghệ nhưng lại thiếu tài nguyên và giá lao động đắt.
Bởi vậy, xu hướng tất yếu là các quốc gia phát triển trong khu vực chuyển dịch các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sang Việt Nam.
Trong khi đó, về phía Việt Nam, chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mở, tự do hoá thương mại và đầu, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987), cải thiện mạnh mẽ những quan hệ chính thức Việt Nam- ASEAN từ sau năm 1989, quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên phong phú đã là những yếu tố thuận lợi khơi mạnh dòng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
Các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư Việt Nam nhưng đã có bước tiến khá dài. Từ một số ít dự án mang tính thăm dò thị trường của các quốc gia đi tiên phong là Singapore, Thái Lan, Inđônêxia vào những năm 1990, dòng vốn này thực sự khởi sắc vào năm 1995 với tổng số 230 dự án và trên 3 tỷ USD đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ khi vực đã tăng nhanh chóng, đạt tới trên 7,8 tỷ USD vào thời điểm giữa năm 1997.
Đầu tư của toàn ASEAN giai đoạn này đã chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Ba quốc gia Singapore, Malaysia và Thái Lan lần lượt chiếm các vị trí thứ 1, thứ 7 và thứ 8 trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến dòng vốn này chững lại và sụt giảm mạnh. Số dự án cấp phép mới hầu như không tăng, các dự án đang thực hiện cũng bị giãn tiến độ, chỉ còn Singapore vẫn giữ được “phong độ”, hầu hết các quốc gia còn lại đều giảm.
Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nay được coi là thời kỳ phục hồi dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam, cùng với đà phục hồi của các nền kinh tế thành viên khu vực này.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 tỷ USD.
Trong số này, Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 474 dự án và 9,07 tỷ USD còn hiệu lực, đứng thứ hai trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam; tiếp theo là Malaysia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD, đứng thứ 10.
Quy mô vốn cho các dự án đầu tư của khu vực ASEAN vào Việt Nam nhìn chung cao hơn mức trung bình của cả nước và cao hơn nhiều so với một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác có dự án tại Việt Nam.
Hiện nay, phần lớn đầu tư FDI từ ASEAN vào Việt Nam mới chỉ tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính ngân hàng, văn hoá-giáo dục. Các dự án quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, hay thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí, viễn thông, điện tử tin học hiện nay vẫn “nhường sân” chính cho các doanh nghiệp đến từ châu Âu, Nhật Bản.
Trong bối cảnh dòng chảy vốn FDI nói chung vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, cùng với nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập ASEAN (8/8/2007), các biện pháp khơi thông và thúc đẩy nguồn vốn từ các nước này cũng đang được xúc tiến để tận dụng các thế mạnh về vị trí địa lý và các mặt quan hệ khác giữa Việt Nam với khu vực.
Theo đó, Cục Đầu tư nước ngoài chỉ rõ, thúc đẩy triển khai các dự án đã được cấp phép phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu, cùng với việc vận động các dự án mới.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong việc rà soát, phân loại các dự án từ Xinhgapo - quốc gia dẫn đầu ASEAN trong đầu tư vào Việt Nam - để có biện pháp hỗ trợ cụ thể các nhà đầu tư sớm triển khai theo cam kết. Hiện có khoảng 5 tỷ USD vốn đã cam kết từ quốc gia này chưa được triển khai.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu trong các ngành còn ít dự án từ khu vực này cũng được coi là giải pháp cần thiết để đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, đồng thời với việc xúc tiến phối hợp với các quốc gia đã có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam để thành lập các khu công nghiệp tập trung theo mô hình khu công nghiệp Việt Nam-Singapore.
Về đối tác đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chủ trương vận động đầu tư từ các tập đoàn lớn đang đầu tư tại các quốc gia ASEAN để đưa Việt Nam vào hệ thống sản xuất trong khu vực của các tập đoàn đa quốc gia.
Trong một bài nghiên cứu gần đây, ông Đặng Đức Long, chuyên gia thuộc Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới nhận định, phần lớn các nước thuộc khu vực ASEAN đều đang phát triển theo mô hình hướng tới xuất khẩu dựa vào công nghệ chế biến, có tiềm lực tương đối lớn về vốn và công nghệ nhưng lại thiếu tài nguyên và giá lao động đắt.
Bởi vậy, xu hướng tất yếu là các quốc gia phát triển trong khu vực chuyển dịch các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sang Việt Nam.
Trong khi đó, về phía Việt Nam, chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mở, tự do hoá thương mại và đầu, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987), cải thiện mạnh mẽ những quan hệ chính thức Việt Nam- ASEAN từ sau năm 1989, quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên phong phú đã là những yếu tố thuận lợi khơi mạnh dòng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
Các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư Việt Nam nhưng đã có bước tiến khá dài. Từ một số ít dự án mang tính thăm dò thị trường của các quốc gia đi tiên phong là Singapore, Thái Lan, Inđônêxia vào những năm 1990, dòng vốn này thực sự khởi sắc vào năm 1995 với tổng số 230 dự án và trên 3 tỷ USD đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ khi vực đã tăng nhanh chóng, đạt tới trên 7,8 tỷ USD vào thời điểm giữa năm 1997.
Đầu tư của toàn ASEAN giai đoạn này đã chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Ba quốc gia Singapore, Malaysia và Thái Lan lần lượt chiếm các vị trí thứ 1, thứ 7 và thứ 8 trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến dòng vốn này chững lại và sụt giảm mạnh. Số dự án cấp phép mới hầu như không tăng, các dự án đang thực hiện cũng bị giãn tiến độ, chỉ còn Singapore vẫn giữ được “phong độ”, hầu hết các quốc gia còn lại đều giảm.
Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nay được coi là thời kỳ phục hồi dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam, cùng với đà phục hồi của các nền kinh tế thành viên khu vực này.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 tỷ USD.
Trong số này, Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 474 dự án và 9,07 tỷ USD còn hiệu lực, đứng thứ hai trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam; tiếp theo là Malaysia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD, đứng thứ 10.
Quy mô vốn cho các dự án đầu tư của khu vực ASEAN vào Việt Nam nhìn chung cao hơn mức trung bình của cả nước và cao hơn nhiều so với một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác có dự án tại Việt Nam.
Hiện nay, phần lớn đầu tư FDI từ ASEAN vào Việt Nam mới chỉ tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính ngân hàng, văn hoá-giáo dục. Các dự án quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, hay thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí, viễn thông, điện tử tin học hiện nay vẫn “nhường sân” chính cho các doanh nghiệp đến từ châu Âu, Nhật Bản.
Trong bối cảnh dòng chảy vốn FDI nói chung vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, cùng với nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập ASEAN (8/8/2007), các biện pháp khơi thông và thúc đẩy nguồn vốn từ các nước này cũng đang được xúc tiến để tận dụng các thế mạnh về vị trí địa lý và các mặt quan hệ khác giữa Việt Nam với khu vực.
Theo đó, Cục Đầu tư nước ngoài chỉ rõ, thúc đẩy triển khai các dự án đã được cấp phép phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu, cùng với việc vận động các dự án mới.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong việc rà soát, phân loại các dự án từ Xinhgapo - quốc gia dẫn đầu ASEAN trong đầu tư vào Việt Nam - để có biện pháp hỗ trợ cụ thể các nhà đầu tư sớm triển khai theo cam kết. Hiện có khoảng 5 tỷ USD vốn đã cam kết từ quốc gia này chưa được triển khai.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu trong các ngành còn ít dự án từ khu vực này cũng được coi là giải pháp cần thiết để đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, đồng thời với việc xúc tiến phối hợp với các quốc gia đã có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam để thành lập các khu công nghiệp tập trung theo mô hình khu công nghiệp Việt Nam-Singapore.
Về đối tác đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chủ trương vận động đầu tư từ các tập đoàn lớn đang đầu tư tại các quốc gia ASEAN để đưa Việt Nam vào hệ thống sản xuất trong khu vực của các tập đoàn đa quốc gia.