Thanh khoản và áp lực cân đối vốn
3 tháng gần đây, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần đột nhiên trở nên sôi động
3 tháng gần đây, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần đột nhiên trở nên sôi động.
Xu hướng này khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng đầu năm 2008. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định, có đủ cơ sở để tin rằng thanh khoản của hệ thống sẽ được đảm bảo trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mặc dù tùy thuộc vào chiến lược của từng ngân hàng nhưng nhìn chung, các ngân hàng đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay.
Trong khi khả năng huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng không dễ bởi VND là một đồng tiền yếu thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển trung và dài hạn lại rất lớn.
Trong khi đó, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu chưa phát triển nên gánh nặng về nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, áp lực trong cân đối nguồn vốn các kỳ hạn của các ngân hàng là không hề nhỏ.
Tín dụng cho vay vẫn tăng mạnh
Mặt khác, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank), cùng với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng.
“Một nguồn vốn không nhỏ đã chảy từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này”, ông Hưởng cho biết.
Và cũng không phải ngẫu nhiên nhiều chuyên gia tài chính đã cảnh báo về việc có những khoản vay trong các chương trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Đó là chưa kể những đợt sóng trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối cũng khiến nhà đầu tư “sốt sắng” lao vào vay vốn.
Ngoài ra, các chương trình kích cầu của Chính phủ mà cụ thể là thông qua hỗ trợ lãi suất tuy giúp đảm bảo “đầu ra” cho các ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhưng cũng đặt ra những vấn đề về khả năng đảm bảo nguồn vốn của các ngân hàng cho các chương trình này.
Bởi vậy, mặc dù trong 6 tháng đầu năm, nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 16,2% so với cuối năm 2008 (cùng kỳ năm 2008 chỉ tăng 7,64%) nhưng tín dụng cho vay đối với nền kinh tế tăng 17,01% so với cuối năm 2008.
Các ngân hàng chủ động đảm bảo thanh khoản
Mặc dù mức lãi suất huy động cao nhất đã lên tới trên 10%/năm, gần chạm tới trần lãi suất cho vay 10,5%/năm do Ngân hàng Nhà nước quy định, nhưng theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), chưa nên đặt vấn đề thanh khoản của các ngân hàng vào thời điểm này vì bản chất của đợt tăng lãi suất huy động lần này khác với giai đoạn năm 2008.
Nếu như nửa đầu năm 2008, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn tăng rất mạnh do nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thì lãi suất huy động đợt này chủ yếu tăng mạnh vào các kỳ hạn dài trên 12 tháng.
“Điều này thể hiện tính chủ động của các ngân hàng bởi hiện thanh khoản của ngân hàng rất tốt, thể hiện qua số liệu của Ngân hàng Nhà nước và giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, nguồn vốn có giá vốn cao hơn tập trung nhiều vào kỳ hạn dài cũng là kỳ vọng của các ngân hàng trong việc tăng huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dài hơi của doanh nghiệp”, bà Hương nói.
Bên cạnh đó, trưởng phòng vốn của một ngân hàng lớn cho rằng, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần có mức độ ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ không quá lớn.
Bốn ngân hàng lớn là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank hiện vẫn đóng vai trò rất lớn đối với thị trường tiền tệ trong nước. Và thực tế trong cuộc đua lãi suất vừa qua, không có thông báo điều chỉnh lãi suất nào được phát ra từ “tổng hành dinh” của bốn “đại gia” này.
“Vì vậy, chưa thể nói là động thái tăng lãi suất của các ngân hàng nhỏ phản ánh bức tranh chung của cả hệ thống”, bà Hương đánh giá.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cũng đã rút ra được bài học từ “sự cố” hồi năm 2008 khi yêu cầu các ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung liên quan tới vấn đề đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong văn bản số 1255/NHNN-TD ngày 13/5/2009.
Tại đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu yêu cầu các ngân hàng thương mại cần chủ động cân đối nguồn vốn, tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác để đảm bảo khả năng thanh khoản.
Trường hợp ngân hàng thực sự khó khăn về vốn khả dụng nhưng không có đủ giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc tham gia nhưng không trúng thầu thì cần có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho vay tái cấp vốn.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng theo một trong hai hình thức: Cho vay đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá hoặc cho vay theo hồ sơ tín dụng.
Hàng ngày, các ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năng thanh khoản của mình theo một số nội dung thuộc các chỉ tiêu: nguồn vốn; sử dụng vốn; số dư tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước; dự trữ bắt buộc phải duy trì; dự báo thừa, thiếu vốn khả dụng.
Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố theo dõi và nắm bắt kịp thời biến động về vốn khả dụng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay tái cấp vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, bảo đảm tiền vay tái cấp vốn được sử dụng đúng mục đích để bù đắp thiếu hụt thanh khoản.
Như vậy, dù khả năng thanh khoản vẫn luôn là một rủi ro trong hoạt động ngân hàng nhưng với sự ổn định của hệ thống cùng bài học kinh nghiệm được rút ra từ năm 2008, có lẽ đây chưa phải lúc để lo lắng về vấn đề này...
Xu hướng này khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng đầu năm 2008. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định, có đủ cơ sở để tin rằng thanh khoản của hệ thống sẽ được đảm bảo trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mặc dù tùy thuộc vào chiến lược của từng ngân hàng nhưng nhìn chung, các ngân hàng đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay.
Trong khi khả năng huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng không dễ bởi VND là một đồng tiền yếu thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển trung và dài hạn lại rất lớn.
Trong khi đó, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu chưa phát triển nên gánh nặng về nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, áp lực trong cân đối nguồn vốn các kỳ hạn của các ngân hàng là không hề nhỏ.
Tín dụng cho vay vẫn tăng mạnh
Mặt khác, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank), cùng với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng.
“Một nguồn vốn không nhỏ đã chảy từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này”, ông Hưởng cho biết.
Và cũng không phải ngẫu nhiên nhiều chuyên gia tài chính đã cảnh báo về việc có những khoản vay trong các chương trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Đó là chưa kể những đợt sóng trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối cũng khiến nhà đầu tư “sốt sắng” lao vào vay vốn.
Ngoài ra, các chương trình kích cầu của Chính phủ mà cụ thể là thông qua hỗ trợ lãi suất tuy giúp đảm bảo “đầu ra” cho các ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhưng cũng đặt ra những vấn đề về khả năng đảm bảo nguồn vốn của các ngân hàng cho các chương trình này.
Bởi vậy, mặc dù trong 6 tháng đầu năm, nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 16,2% so với cuối năm 2008 (cùng kỳ năm 2008 chỉ tăng 7,64%) nhưng tín dụng cho vay đối với nền kinh tế tăng 17,01% so với cuối năm 2008.
Các ngân hàng chủ động đảm bảo thanh khoản
Mặc dù mức lãi suất huy động cao nhất đã lên tới trên 10%/năm, gần chạm tới trần lãi suất cho vay 10,5%/năm do Ngân hàng Nhà nước quy định, nhưng theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), chưa nên đặt vấn đề thanh khoản của các ngân hàng vào thời điểm này vì bản chất của đợt tăng lãi suất huy động lần này khác với giai đoạn năm 2008.
Nếu như nửa đầu năm 2008, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn tăng rất mạnh do nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thì lãi suất huy động đợt này chủ yếu tăng mạnh vào các kỳ hạn dài trên 12 tháng.
“Điều này thể hiện tính chủ động của các ngân hàng bởi hiện thanh khoản của ngân hàng rất tốt, thể hiện qua số liệu của Ngân hàng Nhà nước và giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, nguồn vốn có giá vốn cao hơn tập trung nhiều vào kỳ hạn dài cũng là kỳ vọng của các ngân hàng trong việc tăng huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dài hơi của doanh nghiệp”, bà Hương nói.
Bên cạnh đó, trưởng phòng vốn của một ngân hàng lớn cho rằng, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần có mức độ ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ không quá lớn.
Bốn ngân hàng lớn là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank hiện vẫn đóng vai trò rất lớn đối với thị trường tiền tệ trong nước. Và thực tế trong cuộc đua lãi suất vừa qua, không có thông báo điều chỉnh lãi suất nào được phát ra từ “tổng hành dinh” của bốn “đại gia” này.
“Vì vậy, chưa thể nói là động thái tăng lãi suất của các ngân hàng nhỏ phản ánh bức tranh chung của cả hệ thống”, bà Hương đánh giá.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cũng đã rút ra được bài học từ “sự cố” hồi năm 2008 khi yêu cầu các ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung liên quan tới vấn đề đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong văn bản số 1255/NHNN-TD ngày 13/5/2009.
Tại đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu yêu cầu các ngân hàng thương mại cần chủ động cân đối nguồn vốn, tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác để đảm bảo khả năng thanh khoản.
Trường hợp ngân hàng thực sự khó khăn về vốn khả dụng nhưng không có đủ giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc tham gia nhưng không trúng thầu thì cần có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho vay tái cấp vốn.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng theo một trong hai hình thức: Cho vay đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá hoặc cho vay theo hồ sơ tín dụng.
Hàng ngày, các ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năng thanh khoản của mình theo một số nội dung thuộc các chỉ tiêu: nguồn vốn; sử dụng vốn; số dư tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước; dự trữ bắt buộc phải duy trì; dự báo thừa, thiếu vốn khả dụng.
Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố theo dõi và nắm bắt kịp thời biến động về vốn khả dụng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay tái cấp vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, bảo đảm tiền vay tái cấp vốn được sử dụng đúng mục đích để bù đắp thiếu hụt thanh khoản.
Như vậy, dù khả năng thanh khoản vẫn luôn là một rủi ro trong hoạt động ngân hàng nhưng với sự ổn định của hệ thống cùng bài học kinh nghiệm được rút ra từ năm 2008, có lẽ đây chưa phải lúc để lo lắng về vấn đề này...