Thanh long đi Mỹ đứt gánh giữa đường
Sau thời gian chào hàng, giờ đây, việc xuất khẩu thanh long vào Mỹ không còn được doanh nghiệp hào hứng, nhắc tới nữa
Sau thời gian chào hàng, giờ đây, việc xuất khẩu thanh long vào Mỹ không còn được doanh nghiệp hào hứng, nhắc tới nữa. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Câu chuyện trái thanh long được xuất khẩu vào thị trường Mỹ là sự kiện quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm 2008. Không chỉ có bán giá cao, việc thanh long đi Mỹ còn chứng minh nông dân có đầy đủ trình độ sản xuất ra sản phẩm đạt tới yêu cầu khắt khe nhất của thị trường.
Tự hại mình
Ngay sau khi được Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, đầu tháng 11/2008, hai doanh nghiệp của Việt Nam là Công ty Cổ phần Sơn Sơn và Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận) đã xuất ba lô hàng (gần năm container) thanh long sang Mỹ với giá trung bình lên tới 4 - 4,5 USD/kg.
Những người nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận sẽ khá lên, nếu doanh nghiệp tiếp tục đưa thanh long đi Mỹ đều đặn, đồng thời duy trì mức giá thu mua 14.000 - 15.000 đồng/kg thanh long tại ruộng.
Tuy nhiên, sau ba lô hàng đầu tiên kể trên, đến nay, việc xuất khẩu thanh long đi Mỹ đã bị ngưng lại hoàn toàn.
“Chẳng có ai còn hào hứng với thị trường Mỹ nữa, tất cả doanh nghiệp đều đã ngưng xuất khẩu”, bà Lê Tấn Thị Việt Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Thanh, Tp.HCM khẳng định như vậy.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng trên là do thanh long bị mất giá. Việc giá xuất khẩu giảm hoàn toàn không phải thanh long “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng Mỹ, mà ở đây, do chính doanh nghiệp “chơi lụi” lẫn nhau, cạnh tranh bằng cách phá giá hòng xuất được nhiều hàng.
Giám đốc một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây tiết lộ, nếu như giá xuất của những lô hàng đầu tiên hồi cuối năm 2008 vào khoảng 4,5 USD/kg (CIF), thì sau đó, giá 1kg thanh long đã bị doanh nghiệp hạ xuống còn 2 – 3 USD, gần ngang bằng với giá thanh long thu mua tại vườn cho nông dân.
“Chào giá như vậy thì lấy đâu ra lời, chỉ có nước làm gian dối, đóng hàng xô vào container lừa khách hàng”, vị giám đốc trên bức xúc.
Còn theo ông Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Hàm Minh (Bình Thuận), đơn vị được APHIS công nhận thanh long đạt tiêu chuẩn được phép xuất khẩu, việc thị trường xuất khẩu thanh long vào Mỹ bị tắc còn do đơn vị phụ trách chiếu xạ là Công ty Cổ phần Sơn Sơn không nhận hàng.
“Nhiều lần chúng tôi gọi điện vào đặt hàng chiếu xạ thanh long nhưng người của công ty trả lời là bận, không chịu tiếp nhận”, ông Thuận tâm sự.
Do đầu ra từ Mỹ bị tắc, nên giờ đây, những trái thanh long đạt tiêu chuẩn sang Mỹ lại phải tìm đường đi vào thị trường truyền thống… Trung Quốc. “Giá thanh long xô tại vườn hiện nay khoảng 12.000 - 12.500 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với 19.000 - 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2008 và thời điểm được xuất khẩu vào Mỹ”, ông Thuận nói thêm.
Đứt gánh giữa đường
Ông Trầm Trọng Ngân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sơn Sơn cho biết, việc từ chối tiếp nhận thanh long chiếu xạ là do công ty đang sửa chữa lại nhà xưởng nên không thể vận hành được dây chuyền chiếu xạ.
Sự cố này, theo ông Ngân, đã xảy ra từ… khá lâu, chưa biết đến bao giờ mới khắc phục lại được. Như vậy, xuất khẩu thanh long vào Mỹ sẽ tiếp tục bị “đứt gánh giữa đường”, vì cho đến thời điểm này, APHIS chỉ cấp giấy chứng nhận duy nhất cho Sơn Sơn được phép chiếu xạ thanh long trước khi xuất khẩu vào thị trường này.
Nhiều doanh nghiệp còn cho rằng, do thời gian vận chuyển trên biển khá dài, nên khi tới Mỹ, trái thanh long không đạt tiêu chuẩn bảo quản. Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu tính toán: “Trái thanh long từ khi thu hoạch, đến xử lý, đóng gói… mất khoảng 10 ngày, cộng thêm thời gian vận chuyển bằng tàu biển từ Việt Nam sang Mỹ mất 20 ngày”.
Trong khi đó, với phương pháp bảo quản hiện nay, thanh long chỉ có thể giữ được chất lượng tối đa là 40 ngày. “Như vậy, khi sang đến Mỹ, thanh long chỉ còn đúng 10 ngày để bán. Do đó, chất lượng trái thanh long bị giảm sút, khiến cho thời gian tiêu thụ chậm lại và giá bán bị giảm xuống là khó tránh khỏi”, ông Hiệp cho biết.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây còn cho biết thêm, thanh long Việt Nam chỉ tiêu thụ tại các chợ người Hoa và chợ người Việt, không có kho, tủ trữ lạnh nên tỷ lệ hư hỏng lên tới 40%, những trái bán được thì chất lượng giảm thấy rõ.
Tại sao doanh nghiệp không xuất khẩu thanh long bằng đường hàng không? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Trái cây Việt Nam lý giải, giá cước vận chuyển trái cây bằng đường này đi các nước hiện khá cao. Chẳng hạn, thanh long xuất khẩu sang Mỹ, nếu đi bằng máy bay, tiền cước vào khoảng 3 USD/kg, ngang bằng với giá trị của trái thanh long nên doanh nghiệp không thể kham nổi.
Mức giá này, theo ông Kỳ, chênh lệch khá lớn so với Thái Lan hay một số nước khác trong khu vực.
“Chính phủ Thái Lan đưa ra hẳn một chương trình hỗ trợ cước phí cho doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, phí vận chuyển bằng đường hàng không đi Mỹ của họ chỉ khoảng 0,5 USD/kg trái cây tươi”, ông Kỳ khẳng định.
Theo ông, Thái Lan hiện đang có công nghệ bảo quản trái cây tươi tốt hơn ta, nhưng trái cây xuất khẩu của nước này sang các thị trường xa như châu Âu, Mỹ… cũng không mấy hiệu quả nếu đi bằng tàu biển vì thời gian vận chuyển quá dài, làm cho trái cây bị giảm sút về chất lượng.
Hoàng Bảy (SGTT)
Câu chuyện trái thanh long được xuất khẩu vào thị trường Mỹ là sự kiện quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm 2008. Không chỉ có bán giá cao, việc thanh long đi Mỹ còn chứng minh nông dân có đầy đủ trình độ sản xuất ra sản phẩm đạt tới yêu cầu khắt khe nhất của thị trường.
Tự hại mình
Ngay sau khi được Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, đầu tháng 11/2008, hai doanh nghiệp của Việt Nam là Công ty Cổ phần Sơn Sơn và Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận) đã xuất ba lô hàng (gần năm container) thanh long sang Mỹ với giá trung bình lên tới 4 - 4,5 USD/kg.
Những người nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận sẽ khá lên, nếu doanh nghiệp tiếp tục đưa thanh long đi Mỹ đều đặn, đồng thời duy trì mức giá thu mua 14.000 - 15.000 đồng/kg thanh long tại ruộng.
Tuy nhiên, sau ba lô hàng đầu tiên kể trên, đến nay, việc xuất khẩu thanh long đi Mỹ đã bị ngưng lại hoàn toàn.
“Chẳng có ai còn hào hứng với thị trường Mỹ nữa, tất cả doanh nghiệp đều đã ngưng xuất khẩu”, bà Lê Tấn Thị Việt Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Thanh, Tp.HCM khẳng định như vậy.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng trên là do thanh long bị mất giá. Việc giá xuất khẩu giảm hoàn toàn không phải thanh long “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng Mỹ, mà ở đây, do chính doanh nghiệp “chơi lụi” lẫn nhau, cạnh tranh bằng cách phá giá hòng xuất được nhiều hàng.
Giám đốc một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây tiết lộ, nếu như giá xuất của những lô hàng đầu tiên hồi cuối năm 2008 vào khoảng 4,5 USD/kg (CIF), thì sau đó, giá 1kg thanh long đã bị doanh nghiệp hạ xuống còn 2 – 3 USD, gần ngang bằng với giá thanh long thu mua tại vườn cho nông dân.
“Chào giá như vậy thì lấy đâu ra lời, chỉ có nước làm gian dối, đóng hàng xô vào container lừa khách hàng”, vị giám đốc trên bức xúc.
Còn theo ông Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Hàm Minh (Bình Thuận), đơn vị được APHIS công nhận thanh long đạt tiêu chuẩn được phép xuất khẩu, việc thị trường xuất khẩu thanh long vào Mỹ bị tắc còn do đơn vị phụ trách chiếu xạ là Công ty Cổ phần Sơn Sơn không nhận hàng.
“Nhiều lần chúng tôi gọi điện vào đặt hàng chiếu xạ thanh long nhưng người của công ty trả lời là bận, không chịu tiếp nhận”, ông Thuận tâm sự.
Do đầu ra từ Mỹ bị tắc, nên giờ đây, những trái thanh long đạt tiêu chuẩn sang Mỹ lại phải tìm đường đi vào thị trường truyền thống… Trung Quốc. “Giá thanh long xô tại vườn hiện nay khoảng 12.000 - 12.500 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với 19.000 - 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2008 và thời điểm được xuất khẩu vào Mỹ”, ông Thuận nói thêm.
Đứt gánh giữa đường
Ông Trầm Trọng Ngân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sơn Sơn cho biết, việc từ chối tiếp nhận thanh long chiếu xạ là do công ty đang sửa chữa lại nhà xưởng nên không thể vận hành được dây chuyền chiếu xạ.
Sự cố này, theo ông Ngân, đã xảy ra từ… khá lâu, chưa biết đến bao giờ mới khắc phục lại được. Như vậy, xuất khẩu thanh long vào Mỹ sẽ tiếp tục bị “đứt gánh giữa đường”, vì cho đến thời điểm này, APHIS chỉ cấp giấy chứng nhận duy nhất cho Sơn Sơn được phép chiếu xạ thanh long trước khi xuất khẩu vào thị trường này.
Nhiều doanh nghiệp còn cho rằng, do thời gian vận chuyển trên biển khá dài, nên khi tới Mỹ, trái thanh long không đạt tiêu chuẩn bảo quản. Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu tính toán: “Trái thanh long từ khi thu hoạch, đến xử lý, đóng gói… mất khoảng 10 ngày, cộng thêm thời gian vận chuyển bằng tàu biển từ Việt Nam sang Mỹ mất 20 ngày”.
Trong khi đó, với phương pháp bảo quản hiện nay, thanh long chỉ có thể giữ được chất lượng tối đa là 40 ngày. “Như vậy, khi sang đến Mỹ, thanh long chỉ còn đúng 10 ngày để bán. Do đó, chất lượng trái thanh long bị giảm sút, khiến cho thời gian tiêu thụ chậm lại và giá bán bị giảm xuống là khó tránh khỏi”, ông Hiệp cho biết.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây còn cho biết thêm, thanh long Việt Nam chỉ tiêu thụ tại các chợ người Hoa và chợ người Việt, không có kho, tủ trữ lạnh nên tỷ lệ hư hỏng lên tới 40%, những trái bán được thì chất lượng giảm thấy rõ.
Tại sao doanh nghiệp không xuất khẩu thanh long bằng đường hàng không? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Trái cây Việt Nam lý giải, giá cước vận chuyển trái cây bằng đường này đi các nước hiện khá cao. Chẳng hạn, thanh long xuất khẩu sang Mỹ, nếu đi bằng máy bay, tiền cước vào khoảng 3 USD/kg, ngang bằng với giá trị của trái thanh long nên doanh nghiệp không thể kham nổi.
Mức giá này, theo ông Kỳ, chênh lệch khá lớn so với Thái Lan hay một số nước khác trong khu vực.
“Chính phủ Thái Lan đưa ra hẳn một chương trình hỗ trợ cước phí cho doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, phí vận chuyển bằng đường hàng không đi Mỹ của họ chỉ khoảng 0,5 USD/kg trái cây tươi”, ông Kỳ khẳng định.
Theo ông, Thái Lan hiện đang có công nghệ bảo quản trái cây tươi tốt hơn ta, nhưng trái cây xuất khẩu của nước này sang các thị trường xa như châu Âu, Mỹ… cũng không mấy hiệu quả nếu đi bằng tàu biển vì thời gian vận chuyển quá dài, làm cho trái cây bị giảm sút về chất lượng.
Hoàng Bảy (SGTT)