Tháo chạy khỏi SME
Trước những tin xấu dồn dập, cả cổ đông lẫn khách hàng của Công ty Chứng khoán SME đang tìm cách thoát ra trong ngày 3/11
Trước những tin xấu dồn dập, cả cổ đông lẫn khách hàng của Công ty Chứng khoán SME (SMES) đang tìm cách thoát ra. Nỗi lo ngại về khả năng thanh khoản của SME trở nên rủi ro hơn cả kết quả kinh doanh lỗ quý 3 vừa qua.
Bất chấp những thông tin giải thích của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc SME Phan Huy Chí về thông tin thiếu khả năng thanh toán của công ty, sáng 3/11, cổ đông đã ồ ạt bán ra cổ phiếu SME ở giá sàn và khách hàng kéo nhau lên công ty thực hiện rút tiền, chuyển tài khoản.
Sự việc bắt đầu từ thông tin SME đến chiều 1/11 đã không thanh toán được các giao dịch của khách hàng và một số kết quả giao dịch đã bị hủy. Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), quy mô giao dịch bị hủy khoảng 1,5 tỷ đồng. Nhiều khách hàng của SME cũng cho biết giao dịch vẫn thực hiện thành công và sáng nay vẫn có thể bán được cổ phiếu.
Tuy nhiên, cũng có nhà đầu tư ở công ty chứng khoán khác bày tỏ bức xúc vì lệnh bán của mình đối ứng với lệnh mua của SME bị hủy. Điều này đồng nghĩa với việc lệnh bán đó không thành công, phải trả lại cổ phiếu. Cũng cần nhấn mạnh rằng giá cổ phiếu có thể bán được vào ngày T+3 trước đó cao hơn nhiều so với hôm nay.
Theo thông tin từ SME, công ty có mở tài khoản tại một số ngân hàng để phục vụ nhu cầu nộp tiền của nhà đầu tư vào tài khoản giao dịch chứng khoán. Chính vì thế mà quá trình chuyển tiền về tài khoản thanh toán của SME với VSD chậm trễ đã gây ra sự cố trên và có một bộ phận khách hàng bị hủy kết kết quả giao dịch trong ngày 27/10/2011.
Đầu tháng 9 vừa qua, VSD cũng đã cảnh cáo SME vì thiếu hụt tiền thanh toán giao dịch chứng khoán phải vay quỹ hỗ trợ thanh toán với tổng số tiền hơn 7,87 tỷ đồng. VSD đã có công văn nhắc nhở gửi SME, tuy nhiên đến ngày 9/9/2011 SME vẫn chưa hoàn trả khoản vay quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định. Đây cũng là nguyên nhân VSD cho rằng SME thường xuyên vi phạm nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán và không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh toán đúng thời hạn theo cam kết.
Ngày 2/11, VSD đã có quyết định đình chỉ tạm thời hoạt động lưu ký của SME, bao gồm đình chỉ nhận ký gửi chứng khoán, cầm cố chứng khoán và chuyển khoản chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của thành viên, trừ trường hợp chuyển khoản tất toán tài khoản và chuyển khoản thanh toán giao dịch.
Trước đó, đã có thông tin về chi nhánh SME ở Tp.HCM “mất thanh khoản tạm thời” khiến khách hàng không thể rút được tiền mặt, mà buộc phải mua vào chứng khoán để thực hiện chuyển khoản sang công ty khác.
Một số nhà đầu tư cho biết ngày 3/11 khi thực hiện rút tiền ở SME thì đều phải lên trực tiếp trụ sở chính ở 39 Ngô Quyền (Hà Nội) để rút chứ không thể rút được ở các chi nhánh. Có nhà đầu tư còn chấp nhận bán cổ phiếu đang có trong tài khoản để tất toán tài khoản, chuyển công ty khác. Cũng trong ngày, nhiều môi giới ở công ty chứng khoán khác cũng đến SME để mời chào khách hàng chuyển tài khoản sang công ty mình. Được biết, đến giờ vẫn chưa có báo cáo ghi nhận khách hàng không rút được tiền. Các quy trình rút tiền vẫn bình thường thông qua ngân hàng VPBank ở cùng toà nhà.
Cùng ngày, SME đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán, chính thức giải trình sự việc. Theo đó, bản chất của sự việc là do lỗi hệ thống giao dịch giữa tài khoản ngân hàng và tài khoản giao dịch chứng khoán. Việc phát hiện lỗi giao dịch muộn của nhân viên kế toán thanh toán đã khiến cho quá trình giải quyết quá thời gian quy định của VSD. Ngay sau khi việc này xảy ra, SME đã họp kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đối với khách hàng, SME đã liên hệ và thỏa thuận với khách hàng và các công ty chứng khoán có tài khoản giao dịch đối ứng liên quan để thống nhất phương án do khách hàng và thành viên lưu ký khác đưa ra, đảm bảo không gây thiệt hại về lợi ích cho khách hàng có liên quan.
Vậy, tại sao hệ thống công nghệ của SME từng được đánh giá là hiện đại nhất lại phát sinh lỗi? Thông tin từ SME cho biết hệ thống giao dịch vẫn hoạt động chính xác bình thường, còn hệ thống thanh toán do đối tác nước ngoài xây dựng theo những quy chuẩn của Việt Nam do SME đặt hàng chưa được như mong đợi. Hiện SME đang cùng các chuyên gia đang khẩn trương kiểm tra lại đồng thời tăng cường nhân sự cho công tác nghiệp vụ.
“Thời gian qua, hệ thống thanh toán của SME có một số lỗi kỹ thuật, đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm xử lý nhưng chưa khắc phục được hoàn toàn”, văn bản giải trình của SME cho biết.
Thông tin tạm đình chỉ hoạt động lưu ký với SME cũng khiến nhà đầu tư không hiểu rõ, lo ngại về khả năng giao dịch, thanh toán của công ty. Thực chất, các giao dịch chuyển khoản về thanh toán giao dịch mua bán hàng ngày vẫn thực hiện được bình thường. Việc tạm đình chỉ hoạt động lưu ký của SME từ ngày 3/11 đến 3/12/2011 của VSD bao gồm các nghiệp vụ: đình chỉ nhận ký gửi chứng khoán, cầm cố chứng khoán và chuyển khoản chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch của thành viên. Các giao dịch chuyển khoản về thanh toán giao dịch mua bán chứng khoán hàng ngày của nhà đầu tư vẫn thực hiện bình thường. Một nhà đầu tư cho biết, trong phiên giao dịch ngày 3/11 vẫn có thể thực hiện ứng trước tiền bán.
Phiên giao dịch ngày 3/11, SME lại đón nhận thêm tin xấu khi HNX đưa cổ phiếu này vào diện cảnh báo kể từ ngày 4/11 với cùng lý do nói trên. Cổ đông đã ồ ạt bán ra SME với khối lượng trên 570.000 đơn vị ở giá sàn. Tuy nhiên lượng giao dịch thành công chỉ có 56.300 cổ phiếu. Giá SME đóng cửa chỉ còn 3.200 đồng. Theo kết quả kinh doanh quý 3/2011, SME lỗ tiếp 6 tỷ đồng và lũy kế 9 tháng lỗ 35,1 tỷ đồng.
Bất chấp những thông tin giải thích của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc SME Phan Huy Chí về thông tin thiếu khả năng thanh toán của công ty, sáng 3/11, cổ đông đã ồ ạt bán ra cổ phiếu SME ở giá sàn và khách hàng kéo nhau lên công ty thực hiện rút tiền, chuyển tài khoản.
Sự việc bắt đầu từ thông tin SME đến chiều 1/11 đã không thanh toán được các giao dịch của khách hàng và một số kết quả giao dịch đã bị hủy. Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), quy mô giao dịch bị hủy khoảng 1,5 tỷ đồng. Nhiều khách hàng của SME cũng cho biết giao dịch vẫn thực hiện thành công và sáng nay vẫn có thể bán được cổ phiếu.
Tuy nhiên, cũng có nhà đầu tư ở công ty chứng khoán khác bày tỏ bức xúc vì lệnh bán của mình đối ứng với lệnh mua của SME bị hủy. Điều này đồng nghĩa với việc lệnh bán đó không thành công, phải trả lại cổ phiếu. Cũng cần nhấn mạnh rằng giá cổ phiếu có thể bán được vào ngày T+3 trước đó cao hơn nhiều so với hôm nay.
Theo thông tin từ SME, công ty có mở tài khoản tại một số ngân hàng để phục vụ nhu cầu nộp tiền của nhà đầu tư vào tài khoản giao dịch chứng khoán. Chính vì thế mà quá trình chuyển tiền về tài khoản thanh toán của SME với VSD chậm trễ đã gây ra sự cố trên và có một bộ phận khách hàng bị hủy kết kết quả giao dịch trong ngày 27/10/2011.
Đầu tháng 9 vừa qua, VSD cũng đã cảnh cáo SME vì thiếu hụt tiền thanh toán giao dịch chứng khoán phải vay quỹ hỗ trợ thanh toán với tổng số tiền hơn 7,87 tỷ đồng. VSD đã có công văn nhắc nhở gửi SME, tuy nhiên đến ngày 9/9/2011 SME vẫn chưa hoàn trả khoản vay quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định. Đây cũng là nguyên nhân VSD cho rằng SME thường xuyên vi phạm nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán và không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh toán đúng thời hạn theo cam kết.
Ngày 2/11, VSD đã có quyết định đình chỉ tạm thời hoạt động lưu ký của SME, bao gồm đình chỉ nhận ký gửi chứng khoán, cầm cố chứng khoán và chuyển khoản chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của thành viên, trừ trường hợp chuyển khoản tất toán tài khoản và chuyển khoản thanh toán giao dịch.
Trước đó, đã có thông tin về chi nhánh SME ở Tp.HCM “mất thanh khoản tạm thời” khiến khách hàng không thể rút được tiền mặt, mà buộc phải mua vào chứng khoán để thực hiện chuyển khoản sang công ty khác.
Một số nhà đầu tư cho biết ngày 3/11 khi thực hiện rút tiền ở SME thì đều phải lên trực tiếp trụ sở chính ở 39 Ngô Quyền (Hà Nội) để rút chứ không thể rút được ở các chi nhánh. Có nhà đầu tư còn chấp nhận bán cổ phiếu đang có trong tài khoản để tất toán tài khoản, chuyển công ty khác. Cũng trong ngày, nhiều môi giới ở công ty chứng khoán khác cũng đến SME để mời chào khách hàng chuyển tài khoản sang công ty mình. Được biết, đến giờ vẫn chưa có báo cáo ghi nhận khách hàng không rút được tiền. Các quy trình rút tiền vẫn bình thường thông qua ngân hàng VPBank ở cùng toà nhà.
Cùng ngày, SME đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán, chính thức giải trình sự việc. Theo đó, bản chất của sự việc là do lỗi hệ thống giao dịch giữa tài khoản ngân hàng và tài khoản giao dịch chứng khoán. Việc phát hiện lỗi giao dịch muộn của nhân viên kế toán thanh toán đã khiến cho quá trình giải quyết quá thời gian quy định của VSD. Ngay sau khi việc này xảy ra, SME đã họp kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đối với khách hàng, SME đã liên hệ và thỏa thuận với khách hàng và các công ty chứng khoán có tài khoản giao dịch đối ứng liên quan để thống nhất phương án do khách hàng và thành viên lưu ký khác đưa ra, đảm bảo không gây thiệt hại về lợi ích cho khách hàng có liên quan.
Vậy, tại sao hệ thống công nghệ của SME từng được đánh giá là hiện đại nhất lại phát sinh lỗi? Thông tin từ SME cho biết hệ thống giao dịch vẫn hoạt động chính xác bình thường, còn hệ thống thanh toán do đối tác nước ngoài xây dựng theo những quy chuẩn của Việt Nam do SME đặt hàng chưa được như mong đợi. Hiện SME đang cùng các chuyên gia đang khẩn trương kiểm tra lại đồng thời tăng cường nhân sự cho công tác nghiệp vụ.
“Thời gian qua, hệ thống thanh toán của SME có một số lỗi kỹ thuật, đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm xử lý nhưng chưa khắc phục được hoàn toàn”, văn bản giải trình của SME cho biết.
Thông tin tạm đình chỉ hoạt động lưu ký với SME cũng khiến nhà đầu tư không hiểu rõ, lo ngại về khả năng giao dịch, thanh toán của công ty. Thực chất, các giao dịch chuyển khoản về thanh toán giao dịch mua bán hàng ngày vẫn thực hiện được bình thường. Việc tạm đình chỉ hoạt động lưu ký của SME từ ngày 3/11 đến 3/12/2011 của VSD bao gồm các nghiệp vụ: đình chỉ nhận ký gửi chứng khoán, cầm cố chứng khoán và chuyển khoản chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch của thành viên. Các giao dịch chuyển khoản về thanh toán giao dịch mua bán chứng khoán hàng ngày của nhà đầu tư vẫn thực hiện bình thường. Một nhà đầu tư cho biết, trong phiên giao dịch ngày 3/11 vẫn có thể thực hiện ứng trước tiền bán.
Phiên giao dịch ngày 3/11, SME lại đón nhận thêm tin xấu khi HNX đưa cổ phiếu này vào diện cảnh báo kể từ ngày 4/11 với cùng lý do nói trên. Cổ đông đã ồ ạt bán ra SME với khối lượng trên 570.000 đơn vị ở giá sàn. Tuy nhiên lượng giao dịch thành công chỉ có 56.300 cổ phiếu. Giá SME đóng cửa chỉ còn 3.200 đồng. Theo kết quả kinh doanh quý 3/2011, SME lỗ tiếp 6 tỷ đồng và lũy kế 9 tháng lỗ 35,1 tỷ đồng.