Thay đổi cơ cấu quản lý rủi ro trong ngân hàng
Có vẻ như chưa nhiều tổ chức có ý định thay đổi cơ cấu quản lý rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng tài chính
Một nghiên cứu mới của hãng kiểm toán quốc tế KPMG công bố ngày 5/2/2009 cho thấy: dù đang phải tiếp tục hứng chịu những chấn động của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn ngành ngân hàng, nhưng có vẻ như chưa có nhiều tổ chức có ý định thay đổi cơ bản cơ cấu quản lý rủi ro của họ.
Nhận xét này được KPMG đưa ra dựa trên kết quả một cuộc nghiên cứu gần đây về những thất bại trong quản lý rủi ro đang ngày càng lộ diện mà rất nhiều ngân hàng đang buộc phải đối mặt.
Cụ thể, 90% trong số 400 giám đốc điều hành các ngân hàng được phỏng vấn đã tiến hành thực hiện, hoặc đã lên kế hoạch thực hiện việc khảo sát lại cách thức quản lý rủi ro của họ.
Tuy nhiên, chỉ có 42% trong số những người được phỏng vấn đã tiến hành, hoặc đã lên kế hoạch tiến hành việc thực hiện những thay đổi cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro của họ.
Quản lý rủi ro vẫn là chức năng phụ trợ
Nhận xét về kết quả nghiên cứu trên, ông Tim Aman, người đứng đầu khối dịch vụ tài chính của KPMG Việt Nam, cho rằng các giám đốc được phỏng vấn không nghi ngờ về việc thiếu nguyên tắc chặt chẽ trong quản lý rủi ro và đây chính là lý do quan trọng đứng đằng sau cuộc khủng hoảng tín dụng này.
"Tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận thức được rõ ràng hành động nào là cần thiết thực hiện. Những gì chúng tôi thu được chỉ là những câu trả lời thiếu tính cam kết, chỉ có hơn 4 trong mỗi 10 người được phỏng vấn trả lời rằng tổ chức của họ cam kết thay đổi cơ bản sâu sắc để đối phó với một cuộc khủng hoảng tầm cỡ này", ông Tim Aman nói.
Nhưng nếu xét một cách tích cực, ông Tim cho rằng ít nhất cội rễ của vấn đề cuối cùng cũng đã được công nhận. Theo đó, nhiều người trả lời phỏng vấn cho rằng sẽ không đúng nếu đổ lỗi tất cả cho thông lệ theo đuổi lợi nhuận trong thời đại của những chính sách tín dụng hay giải ngân dễ dãi mà không chú trọng đến giá trị bền vững lâu dài của các cổ đông.
"Ở khía cạnh nào đó, nếu đổ lỗi như vậy chỉ là những lời lấp liếm. Đây tuy đúng là một trong các nguyên nhân, nhưng các nguyên nhân khác lẽ ra đã có thể nhận diện và bị xóa bỏ nếu có một khung quản lý rủi ro vững chắc. Tôi tin là phần chính yếu của quá trình hàn gắn sẽ là một cuộc cải tổ cho toàn bộ hệ thống quản lý rủi ro chứ không chỉ tập trung vào những vấn đề đơn lẻ. Nếu thiếu cuộc cải tổ toàn diện này, những rủi ro tiềm ẩn sẽ lại tiếp tục xảy ra", ông Tim Aman nhận xét.
Cuộc nghiên cứu của KPMG đã nhấn mạnh một số lĩnh vực cần được thay đổi, đó chính là việc thiếu kỹ năng quản lý rủi ro ở cấp quản trị; kênh thông tin giữa chức năng quản lý rủi ro với những chức năng còn lại của doanh nghiệp và chức năng quản lý rủi ro vẫn còn kém sức ảnh hưởng.
Điểm thứ ba trong số ba lĩnh vực cần được thay đổi này có thể được minh chứng từ thực tế là 76% người được phỏng vấn tin rằng chức năng quản lý rủi ro vẫn đang phải chịu cái mác không gì khác hơn là chức năng phụ trợ.
Tuy nhiên, 7 trong mỗi 10 người được hỏi cho rằng chức năng này đã trở nên quan trọng hơn so với thời điểm cách đây hai năm, thậm chí nhiều người tin rằng cách thức quản lý rủi ro của họ chính là lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng giám đốc quản lý rủi ro đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề then chốt như phát triển chiến lược và phân bổ nguồn vốn.
Tuy nhiên, nhãn mác là bộ phận hỗ trợ hay chức năng phụ trợ phải cần được xóa bỏ nếu muồn tiếp tục phát triển chức năng quản lý rủi ro.
Theo KPMG, kỹ năng quản lý rủi ro ở cấp quản trị là một thách thức khó khăn. Trong khi chấp nhận thực tế là còn thiếu kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực này, chỉ vài người trả lời cảm thấy đây là nguyên nhân quan trọng đằng sau cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng gần đây.
Việc thiếu chuyên sâu này còn được thể hiện rõ hơn ở cộng đồng quản trị không điều hành - cũng như biểu hiện ở sự thiếu quan tâm xử lý điểm yếu này.
Nhân viên phải trở thành những nhà quản lý rủi ro
Liên quan đến kênh thông tin, dưới 20% cho rằng việc thiếu kênh thông tin thông suốt trong toàn bộ cơ cấu tổ chức là một nguyên nhân quan trọng. Tuy nhiên, những câu phỏng vấn sâu hơn đã bộc lộ nhiều vấn đề trong việc chuyển tải chính sách quản lý rủi ro xuống đến cấp thực hiện.
Về vấn đề này, các ngân hàng hoàn toàn có thể ở mức độ phù hợp tiến hành cải thiện kênh thông tin giữa các bộ phận của tổ chức, cũng như với nhóm kiểm toán nội bộ và ủy ban kiểm soát.
Điều mà nghiên cứu này giúp chỉ ra, theo KPMG tại Việt Nam, chính là các ngân hàng cần phải truyền bá một thông lệ mạnh mẽ để có thể đưa việc quản lý rủi ro vào mọi cấp.
Thông lệ đó không chỉ tích cực yêu cầu các nhân viên phải trở thành những nhà quản lý rủi ro, mà thay đổi đó còn yêu cầu các nhân viên hiểu rõ sự quan tâm của tổ chức đối với rủi ro.
Mô hình quản lý rủi ro hiện đại cần dựa trên ba hàng phòng thủ; những nhân viên từ các cơ sở của doanh nghiệp "như một nền tảng", bộ phận quản lý rủi ro và sau cùng là bộ phận kiểm soát nội bộ.
Để cho thông lệ này trở thành hiện thực, các lãnh đạo cấp cao cần đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đến các cấp trong tổ chức của mình.
Cách quản lý thẳng thắn đối với vấn đề này sẽ giúp củng cố luận điểm rằng đây không phải là vấn đề ngoại biên; trên thực tế việc xử lý vấn đề này có thể ủy quyền cho các nhà điều hành hay nhà quản lý cấp trung.
Các ngân hàng cần tập trung vào việc đưa ra những đánh giá định tính hơn về những rủi ro gắn liền với từng quyết định chiến lược quan trọng. Phương pháp này công nhận một thực tế là ngày nay sản phẩm của ngành ngân hàng trở nên quá phức tạp đến nỗi tự thân những phương pháp định lượng không đủ để xử lý đúng đắn một đánh giá rủi ro trong khi thị trường thì bất ổn và khó đoán trước.
Đặc biệt, với khung quản lý rủi ro trong ngành ngân hàng Việt Nam, ông Tim Aman cho rằng nó vẫn chỉ đang trong giai đoạn bước đầu khi các ngân hàng chỉ mới bắt đầu xem xét lại cơ cấu quản lý rủi ro của họ.
"Các ngân hàng trong nước dường như vẫn chưa có được hiểu biết đầy đủ về vai trò của quản lý rủi ro như là một phần quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của họ.
Chúng tôi chỉ mới bắt đầu chứng kiến nhiều ngân hàng lớn trong nước với các đối tác chiến lược vững mạnh đã bắt đầu có những biện pháp bổ sung để cải tổ các mô hình quản lý rủi ro tín dụng của họ. Đây chính là một bước tiến tích cực của ngành ngân hàng Việt Nam khi ngành này đang vươn đến hòa nhập với các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế", ông Tim Aman nhận xét.
Nhận xét này được KPMG đưa ra dựa trên kết quả một cuộc nghiên cứu gần đây về những thất bại trong quản lý rủi ro đang ngày càng lộ diện mà rất nhiều ngân hàng đang buộc phải đối mặt.
Cụ thể, 90% trong số 400 giám đốc điều hành các ngân hàng được phỏng vấn đã tiến hành thực hiện, hoặc đã lên kế hoạch thực hiện việc khảo sát lại cách thức quản lý rủi ro của họ.
Tuy nhiên, chỉ có 42% trong số những người được phỏng vấn đã tiến hành, hoặc đã lên kế hoạch tiến hành việc thực hiện những thay đổi cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro của họ.
Quản lý rủi ro vẫn là chức năng phụ trợ
Nhận xét về kết quả nghiên cứu trên, ông Tim Aman, người đứng đầu khối dịch vụ tài chính của KPMG Việt Nam, cho rằng các giám đốc được phỏng vấn không nghi ngờ về việc thiếu nguyên tắc chặt chẽ trong quản lý rủi ro và đây chính là lý do quan trọng đứng đằng sau cuộc khủng hoảng tín dụng này.
"Tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận thức được rõ ràng hành động nào là cần thiết thực hiện. Những gì chúng tôi thu được chỉ là những câu trả lời thiếu tính cam kết, chỉ có hơn 4 trong mỗi 10 người được phỏng vấn trả lời rằng tổ chức của họ cam kết thay đổi cơ bản sâu sắc để đối phó với một cuộc khủng hoảng tầm cỡ này", ông Tim Aman nói.
Nhưng nếu xét một cách tích cực, ông Tim cho rằng ít nhất cội rễ của vấn đề cuối cùng cũng đã được công nhận. Theo đó, nhiều người trả lời phỏng vấn cho rằng sẽ không đúng nếu đổ lỗi tất cả cho thông lệ theo đuổi lợi nhuận trong thời đại của những chính sách tín dụng hay giải ngân dễ dãi mà không chú trọng đến giá trị bền vững lâu dài của các cổ đông.
"Ở khía cạnh nào đó, nếu đổ lỗi như vậy chỉ là những lời lấp liếm. Đây tuy đúng là một trong các nguyên nhân, nhưng các nguyên nhân khác lẽ ra đã có thể nhận diện và bị xóa bỏ nếu có một khung quản lý rủi ro vững chắc. Tôi tin là phần chính yếu của quá trình hàn gắn sẽ là một cuộc cải tổ cho toàn bộ hệ thống quản lý rủi ro chứ không chỉ tập trung vào những vấn đề đơn lẻ. Nếu thiếu cuộc cải tổ toàn diện này, những rủi ro tiềm ẩn sẽ lại tiếp tục xảy ra", ông Tim Aman nhận xét.
Cuộc nghiên cứu của KPMG đã nhấn mạnh một số lĩnh vực cần được thay đổi, đó chính là việc thiếu kỹ năng quản lý rủi ro ở cấp quản trị; kênh thông tin giữa chức năng quản lý rủi ro với những chức năng còn lại của doanh nghiệp và chức năng quản lý rủi ro vẫn còn kém sức ảnh hưởng.
Điểm thứ ba trong số ba lĩnh vực cần được thay đổi này có thể được minh chứng từ thực tế là 76% người được phỏng vấn tin rằng chức năng quản lý rủi ro vẫn đang phải chịu cái mác không gì khác hơn là chức năng phụ trợ.
Tuy nhiên, 7 trong mỗi 10 người được hỏi cho rằng chức năng này đã trở nên quan trọng hơn so với thời điểm cách đây hai năm, thậm chí nhiều người tin rằng cách thức quản lý rủi ro của họ chính là lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng giám đốc quản lý rủi ro đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề then chốt như phát triển chiến lược và phân bổ nguồn vốn.
Tuy nhiên, nhãn mác là bộ phận hỗ trợ hay chức năng phụ trợ phải cần được xóa bỏ nếu muồn tiếp tục phát triển chức năng quản lý rủi ro.
Theo KPMG, kỹ năng quản lý rủi ro ở cấp quản trị là một thách thức khó khăn. Trong khi chấp nhận thực tế là còn thiếu kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực này, chỉ vài người trả lời cảm thấy đây là nguyên nhân quan trọng đằng sau cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng gần đây.
Việc thiếu chuyên sâu này còn được thể hiện rõ hơn ở cộng đồng quản trị không điều hành - cũng như biểu hiện ở sự thiếu quan tâm xử lý điểm yếu này.
Nhân viên phải trở thành những nhà quản lý rủi ro
Liên quan đến kênh thông tin, dưới 20% cho rằng việc thiếu kênh thông tin thông suốt trong toàn bộ cơ cấu tổ chức là một nguyên nhân quan trọng. Tuy nhiên, những câu phỏng vấn sâu hơn đã bộc lộ nhiều vấn đề trong việc chuyển tải chính sách quản lý rủi ro xuống đến cấp thực hiện.
Về vấn đề này, các ngân hàng hoàn toàn có thể ở mức độ phù hợp tiến hành cải thiện kênh thông tin giữa các bộ phận của tổ chức, cũng như với nhóm kiểm toán nội bộ và ủy ban kiểm soát.
Điều mà nghiên cứu này giúp chỉ ra, theo KPMG tại Việt Nam, chính là các ngân hàng cần phải truyền bá một thông lệ mạnh mẽ để có thể đưa việc quản lý rủi ro vào mọi cấp.
Thông lệ đó không chỉ tích cực yêu cầu các nhân viên phải trở thành những nhà quản lý rủi ro, mà thay đổi đó còn yêu cầu các nhân viên hiểu rõ sự quan tâm của tổ chức đối với rủi ro.
Mô hình quản lý rủi ro hiện đại cần dựa trên ba hàng phòng thủ; những nhân viên từ các cơ sở của doanh nghiệp "như một nền tảng", bộ phận quản lý rủi ro và sau cùng là bộ phận kiểm soát nội bộ.
Để cho thông lệ này trở thành hiện thực, các lãnh đạo cấp cao cần đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đến các cấp trong tổ chức của mình.
Cách quản lý thẳng thắn đối với vấn đề này sẽ giúp củng cố luận điểm rằng đây không phải là vấn đề ngoại biên; trên thực tế việc xử lý vấn đề này có thể ủy quyền cho các nhà điều hành hay nhà quản lý cấp trung.
Các ngân hàng cần tập trung vào việc đưa ra những đánh giá định tính hơn về những rủi ro gắn liền với từng quyết định chiến lược quan trọng. Phương pháp này công nhận một thực tế là ngày nay sản phẩm của ngành ngân hàng trở nên quá phức tạp đến nỗi tự thân những phương pháp định lượng không đủ để xử lý đúng đắn một đánh giá rủi ro trong khi thị trường thì bất ổn và khó đoán trước.
Đặc biệt, với khung quản lý rủi ro trong ngành ngân hàng Việt Nam, ông Tim Aman cho rằng nó vẫn chỉ đang trong giai đoạn bước đầu khi các ngân hàng chỉ mới bắt đầu xem xét lại cơ cấu quản lý rủi ro của họ.
"Các ngân hàng trong nước dường như vẫn chưa có được hiểu biết đầy đủ về vai trò của quản lý rủi ro như là một phần quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của họ.
Chúng tôi chỉ mới bắt đầu chứng kiến nhiều ngân hàng lớn trong nước với các đối tác chiến lược vững mạnh đã bắt đầu có những biện pháp bổ sung để cải tổ các mô hình quản lý rủi ro tín dụng của họ. Đây chính là một bước tiến tích cực của ngành ngân hàng Việt Nam khi ngành này đang vươn đến hòa nhập với các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế", ông Tim Aman nhận xét.