Thấy gì qua báo cáo tài chính quý 3?
Nếu những gì các công ty công bố là đúng và không có yếu tố “xảo thuật” nào để che đậy thì đó là điều đáng mừng
Theo công bố từ các công ty niêm yết, kết quả kinh doanh quý 3 và lũy kế 3 quý đầu năm 2008 của hầu hết các công ty đều khả quan dù tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Nếu những gì các công ty công bố là đúng và không có yếu tố “xảo thuật” nào để che đậy thì đó là điều đáng mừng.
Tuy nhiên, áp lực lợi nhuận luôn là gánh nặng cho tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, bởi hơn hết các công ty này là các công ty đại chúng, chỉ cần có thông tin xấu dù nhỏ cũng sẽ gây bất lợi đến giá cổ phiếu trên thị trường.
Cũng chính vì điều này mà nhiều công ty đã cố gắng “che giấu” những yếu tố bất lợi trong các con số trong báo cáo tài chính hoặc “hoán chuyển” khoản lỗ sang mục khác nhằm làm “đẹp” báo cáo.
Lợi nhuận công bố ấn tượng
Theo ông Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính doanh nghiệp (Đại học Kinh tế Tp.HCM), mặc dù đối mặt với những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong báo cáo tài chính quý 3/2008 vẫn khá khả quan.
Cụ thể, theo những thông tin được công bố, trong quý 3/2008, Công ty Cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM) đạt lợi nhuận sau thuế gần 153 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Một công ty khác cùng ngành với SAM là Cáp điện Taya (TYA), trong quý 3 lợi nhuận tăng tới 358% so với quý 2, đạt hơn 29 tỷ đồng.
Năm 2008, bảo hiểm cùng với tài chính - ngân hàng không được đánh giá cao về mức tăng trưởng, do các khó khăn khách quan. Tuy nhiên, trong quý 3, Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) cũng đạt lợi nhuận ròng 108 tỷ đồng, tăng 170,8% so với quý 2/2008.
Cũng gây ấn tượng mạnh là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG), luỹ kế 9 tháng đầu năm đạt 6.655 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 87% kế hoạch năm và lợi nhuận sau thuế đạt 1.082 tỷ đồng, hoàn thành 146% kế hoạch năm 2008.
Nhóm cổ phiếu ngành cao su cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng, các công ty như Cao su Tây Ninh và Cao su Đồng Phú kết thúc quý 3 đều hoàn thành 92 - 98% kế hoạch lợi nhuận năm 2008...
Nếu thực sự những thông tin được công bố này đúng thì đây là một tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tỉnh táo đánh giá lợi nhuận của các doanh nghiệp có thật sự bền hay không.
Thận trọng không thừa
Cũng theo ông Lê Đạt Chí, nếu chỉ quan tâm đến con số tuyệt đối về lợi nhuận, phần trăm tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ và quý trước là chưa đủ. Bởi lợi nhuận đôi khi không phản ánh hoạt động thật sự của doanh nghiệp vì bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế khác nhau cũng như việc trích khấu hao khác nhau của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nên xem phần lợi nhuận có chủ yếu từ hoạt động chính hay từ nguồn thu khác...
Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm, nhóm của REE đã thực hiện tổng doanh thu gần 836 tỉ đồng. Mặc dù mảng kinh doanh cơ bản có lãi và mới bán trên 6 triệu cổ phiếu STB cũng thu lợi nhuận khá lớn, nhưng vì phải trích lập lợi nhuận bù cho những khoản đầu tư tài chính bị giảm giá trị nên kết cuộc REE vẫn còn bị âm sổ sách... 164 tỉ đồng.
Công ty Minh Phú (MPC) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thủy sản Việt Nam. Nhiều năm liền, MPC tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh thủy sản nên được lợi nhuận luôn ổn định ở mức cao.
Gần đây, MPC “nhảy” sang lĩnh vực đầu tư tài chính nên 9 tháng đầu năm dù doanh thu của công ty đạt gần 2.000 tỉ đồng, lãi lớn trong ngành hàng truyền thống nhưng đến kỳ báo cáo kết quả kinh doanh, sổ sách âm gần 30 tỷ đồng.
Với Công ty Cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM), trong quý 3 lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng (từ hoạt động chính) quý 3 chỉ đạt 14 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ (35,5 tỷ đồng); trong khi đó, khoản đầu tư tài chính đã mang lại 152,99 tỷ đồng lợi nhuận, lũy kế 9 tháng lãi hơn 87 tỷ đồng. Như vậy, với giá cổ phiếu liên tục giảm như hiện nay, khoản lợi nhuận từ đầu tư tài chính của SAM quý 4 tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Mặt khác, theo ông Chí, cũng nên cẩn trọng với các con số trong báo cáo tài chính có thể bị “hoán đổi” nhằm làm đẹp con số lợi nhuận. Cụ thể, với DPM, quý 3, công ty này đã nhập phân bón nhiều, lúc đó giá đang ở mức cao. Bây giờ giá giảm, để giải quyết hàng tồn kho DPM đã giảm giá bán nhưng giá vẫn còn có khoảng cách xa so với giá thế giới. Trong quý 3, DPM trích lập dự phòng 457 tỷ đồng nhưng không đưa vào giá vốn. Vậy 457 tỷ đi đâu?
Ông Chí cho rằng, quý 4 sẽ phản ánh rõ nét trích lập dự phòng. Do đo, nhà đầu tư cần theo dõi giá vốn.
Theo các chuyên gia, những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp trong báo cáo tài chính thường không đầy đủ, thường là thông tin liên quan tới dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán, sụt giảm thị phần, sụt giảm về các hợp đồng ký kết hay rủi ro về thị trường xuất khẩu, rủi ro các khoản nợ khó đòi...
Còn các thông tin bị "thổi phồng" khiến nhà đầu tư ngộ nhận và mua vào cổ phiếu chủ yếu liên quan tới giá trị bất động sản, tài sản hữu hình hoặc vô hình có giá trị sổ sách quá thấp vì không có số liệu quá khứ hợp lý để căn cứ.
Vì vậy, nhà đầu tư nên tỉnh táo với những cổ phiếu có vốn đầu tư tài chính lớn. Và quan trọng là cần phân tích dòng tiền của doanh nghiệp; không nên chỉ chú trọng đến lợi nhuận, bởi lợi nhuận có thể được tạo ra bởi các thủ thuật kế toán...
Nếu những gì các công ty công bố là đúng và không có yếu tố “xảo thuật” nào để che đậy thì đó là điều đáng mừng.
Tuy nhiên, áp lực lợi nhuận luôn là gánh nặng cho tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, bởi hơn hết các công ty này là các công ty đại chúng, chỉ cần có thông tin xấu dù nhỏ cũng sẽ gây bất lợi đến giá cổ phiếu trên thị trường.
Cũng chính vì điều này mà nhiều công ty đã cố gắng “che giấu” những yếu tố bất lợi trong các con số trong báo cáo tài chính hoặc “hoán chuyển” khoản lỗ sang mục khác nhằm làm “đẹp” báo cáo.
Lợi nhuận công bố ấn tượng
Theo ông Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính doanh nghiệp (Đại học Kinh tế Tp.HCM), mặc dù đối mặt với những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong báo cáo tài chính quý 3/2008 vẫn khá khả quan.
Cụ thể, theo những thông tin được công bố, trong quý 3/2008, Công ty Cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM) đạt lợi nhuận sau thuế gần 153 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Một công ty khác cùng ngành với SAM là Cáp điện Taya (TYA), trong quý 3 lợi nhuận tăng tới 358% so với quý 2, đạt hơn 29 tỷ đồng.
Năm 2008, bảo hiểm cùng với tài chính - ngân hàng không được đánh giá cao về mức tăng trưởng, do các khó khăn khách quan. Tuy nhiên, trong quý 3, Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) cũng đạt lợi nhuận ròng 108 tỷ đồng, tăng 170,8% so với quý 2/2008.
Cũng gây ấn tượng mạnh là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG), luỹ kế 9 tháng đầu năm đạt 6.655 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 87% kế hoạch năm và lợi nhuận sau thuế đạt 1.082 tỷ đồng, hoàn thành 146% kế hoạch năm 2008.
Nhóm cổ phiếu ngành cao su cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng, các công ty như Cao su Tây Ninh và Cao su Đồng Phú kết thúc quý 3 đều hoàn thành 92 - 98% kế hoạch lợi nhuận năm 2008...
Nếu thực sự những thông tin được công bố này đúng thì đây là một tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tỉnh táo đánh giá lợi nhuận của các doanh nghiệp có thật sự bền hay không.
Thận trọng không thừa
Cũng theo ông Lê Đạt Chí, nếu chỉ quan tâm đến con số tuyệt đối về lợi nhuận, phần trăm tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ và quý trước là chưa đủ. Bởi lợi nhuận đôi khi không phản ánh hoạt động thật sự của doanh nghiệp vì bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế khác nhau cũng như việc trích khấu hao khác nhau của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nên xem phần lợi nhuận có chủ yếu từ hoạt động chính hay từ nguồn thu khác...
Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm, nhóm của REE đã thực hiện tổng doanh thu gần 836 tỉ đồng. Mặc dù mảng kinh doanh cơ bản có lãi và mới bán trên 6 triệu cổ phiếu STB cũng thu lợi nhuận khá lớn, nhưng vì phải trích lập lợi nhuận bù cho những khoản đầu tư tài chính bị giảm giá trị nên kết cuộc REE vẫn còn bị âm sổ sách... 164 tỉ đồng.
Công ty Minh Phú (MPC) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thủy sản Việt Nam. Nhiều năm liền, MPC tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh thủy sản nên được lợi nhuận luôn ổn định ở mức cao.
Gần đây, MPC “nhảy” sang lĩnh vực đầu tư tài chính nên 9 tháng đầu năm dù doanh thu của công ty đạt gần 2.000 tỉ đồng, lãi lớn trong ngành hàng truyền thống nhưng đến kỳ báo cáo kết quả kinh doanh, sổ sách âm gần 30 tỷ đồng.
Với Công ty Cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM), trong quý 3 lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng (từ hoạt động chính) quý 3 chỉ đạt 14 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ (35,5 tỷ đồng); trong khi đó, khoản đầu tư tài chính đã mang lại 152,99 tỷ đồng lợi nhuận, lũy kế 9 tháng lãi hơn 87 tỷ đồng. Như vậy, với giá cổ phiếu liên tục giảm như hiện nay, khoản lợi nhuận từ đầu tư tài chính của SAM quý 4 tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Mặt khác, theo ông Chí, cũng nên cẩn trọng với các con số trong báo cáo tài chính có thể bị “hoán đổi” nhằm làm đẹp con số lợi nhuận. Cụ thể, với DPM, quý 3, công ty này đã nhập phân bón nhiều, lúc đó giá đang ở mức cao. Bây giờ giá giảm, để giải quyết hàng tồn kho DPM đã giảm giá bán nhưng giá vẫn còn có khoảng cách xa so với giá thế giới. Trong quý 3, DPM trích lập dự phòng 457 tỷ đồng nhưng không đưa vào giá vốn. Vậy 457 tỷ đi đâu?
Ông Chí cho rằng, quý 4 sẽ phản ánh rõ nét trích lập dự phòng. Do đo, nhà đầu tư cần theo dõi giá vốn.
Theo các chuyên gia, những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp trong báo cáo tài chính thường không đầy đủ, thường là thông tin liên quan tới dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán, sụt giảm thị phần, sụt giảm về các hợp đồng ký kết hay rủi ro về thị trường xuất khẩu, rủi ro các khoản nợ khó đòi...
Còn các thông tin bị "thổi phồng" khiến nhà đầu tư ngộ nhận và mua vào cổ phiếu chủ yếu liên quan tới giá trị bất động sản, tài sản hữu hình hoặc vô hình có giá trị sổ sách quá thấp vì không có số liệu quá khứ hợp lý để căn cứ.
Vì vậy, nhà đầu tư nên tỉnh táo với những cổ phiếu có vốn đầu tư tài chính lớn. Và quan trọng là cần phân tích dòng tiền của doanh nghiệp; không nên chỉ chú trọng đến lợi nhuận, bởi lợi nhuận có thể được tạo ra bởi các thủ thuật kế toán...