Thấy gì từ nguy cơ Apple bị kiện ở Trung Quốc vì iPhone 5?
Kiện sở hữu trí tuệ đang nổi lên thành một “ngành kinh doanh” lớn ở Trung Quốc
Một công ty vô danh của Trung Quốc vừa tung ra một chiếc điện thoại trông y hệt chiếc iPhone 5 sắp ra mắt của Apple.
Thậm chí, chiếc điện thoại bị cho là hàng “nhái” này đã được đăng ký ở Trung Quốc, dẫn tới khả năng Apple có thể “dính” đơn kiện một khi tung ra chiếc iPhone thế hệ mới tại thị trường đông dân nhất thế giới.
Vụ này một lần nữa cho thấy, kiện sở hữu trí tuệ đang nổi lên thành một “ngành kinh doanh” lớn ở Trung Quốc.
Theo báo Business Week, chiếc điện thoại có vẻ ngoài không khác gì iPhone 5 nói trên được công ty Goophone của Trung Quốc đặt cho cái tên Goophone I5. Trang Gizchina.com cho hay, Goophone tuyên bố, chiếc điện thoại này của họ đã được đăng ký tại Trung Quốc. Thậm chí, Goophone còn tính chuyện kiện Apple khi “quả táo” bắt đầu bán chiếc iPhone thế hệ thứ 6 tại Trung Quốc.
Goophone I5 được giới sành công nghệ cho là một sản phẩm copy gần như hoàn toàn chiếc iPhone 5. Giống như chiếc điện thoại sắp ra của Apple, Goophone I5 có màn hình rộng hơn với kích thước 4 inch và một cổng kết nối nhỏ hơn.
Ngoài logo hình chú ong mật phía sau, thì Goophone I5 hầu như không có điểm gì khác về bề ngoài so với iPhone 5. Giá của chiếc điện thoại đến từ Trung Quốc này là 300 USD, có khả năng sẽ rẻ hơn so với iPhone 5, cho dù Apple chưa công bố mức giá cụ thể của sản phẩm sắp ra mắt. Tuy nhiên, Goophone I5 chạy hệ điều hành Android của Google và bị cho là sẽ có nhiều hạn chế về chức năng bên trong.
Business Week cho hay, Goophone là bộ phận điện thoại thông minh của một công ty Trung Quốc có tên Shenzhen Shenma Lianzhong e-Commerce. Theo thông tin trên website riêng, công ty này được thành lập vào năm 2011 và có hơn 500 nhân viên. Ngoài chiếc điện thoại giống iPhone 5, công ty này còn đang bán một sản phẩm trông rất giống chiếc điện thoại thông minh Galaxy của Samsung.
Đây chắc chắn không phải là lần đầu tiên Apple hoặc các thương hiệu điện tử toàn cầu khác như Sony, Philips hay Dell phải đối mặt với sản phẩm “nhái” hoặc bị kiện ở Trung Quốc. Theo ông He Jing, một luật sư về quyền sở hữu trí tuệ của công ty ZY Partners ở Bắc Kinh cho biết, hầu hết các thương hiệu lớn đều ít nhất một vài lần bị dính vào các vụ kiện bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu ở Trung Quốc.
Chẳng hạn, vào tháng 7 vừa qua, Apple đã phải trả 60 triệu USD để giải quyết một vụ kiện nhãn hiệu liên quan tới chiếc iPad mà nguyên đơn là công ty Proview có trụ sở ở Thâm Quyến. Cũng trong tháng 7, một công ty hóa chất Trung Quốc cho rằng, hệ điều hành Snow Leopard của Apple xâm phạm nhãn hiệu thương mại của họ. Gần đây hơn, Apple bị một công ty Trung Quốc tố Apple xâm phạm phần mềm nhận diện giọng nói.
Ông He cho biết, kiện sở hữu trí tuệ đối với các thương hiệu toàn cầu với hy vọng được các thương hiệu đó trả tiền để giải quyết vụ kiện đã trở thành một “ngành kinh doanh” lớn ở Trung Quốc. Việc Apple phải chi 60 triệu USD cho Proview gần đây, theo ông He, “rõ ràng đã kích thích thêm nhiều vụ kiện mới. Vụ này đã chỉ ra cho một số người ở Trung Quốc một cách mới để làm giàu nhanh. Các công ty Trung Quốc học cách làm giàu này rất nhanh”.
Các nhà chức trách Trung Quốc có lẽ sẽ vui mừng khi chứng kiến tốc độ nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tăng mạnh ở nước này. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng này lại cho thấy một vấn đề. Theo dự kiến, năm nay Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về số đơn xin cấp bằng sáng chế, nhưng nhiều trong số những đơn xin đó là các sản phẩm chất lượng thấp.
Trên thực tế, trong số 530.000 bằng sáng chế được cấp ở Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay (tăng 26,8%) so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 107.000 là bằng sáng chế thực sự. Số còn lại là bằng sáng chế về thiết kế, hình dáng hoặc cấu trúc của sản phẩm, vốn không thuộc hệ thống cấp bằng sáng chế ở Mỹ.
Trung Quốc hiện đang tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của số lượng bằng sáng chế bằng cách cung cấp tín dụng lãi suất thấp và các chính sách ưu đãi khác cho các cá nhân và doanh nghiệp muốn nộp đơn. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu nhận 2 triệu đơn xin cấp bằng sáng chế mỗi năm vào năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc có 857.000 đơn xin cấp bằng sáng chế.
Hội đồng Thương mại Liên minh Châu Âu ở Trung Quốc, cơ quan đại diện cho hơn 1.700 công ty châu Âu đang làm ăn ở nước này, đã chỉ ra mặt trái của sự tăng trưởng số lượng bằng sáng chế trong một báo cáo công bố ngày 6/9 như sau:
“Chiếm nhãn hiệu thương mại đang trở thành một ngành kinh doanh lớn ở Trung Quốc khi mà các cá nhân và công ty ở nước này thấu hiểu hệ thống “là người đầu tiên đăng ký”. Họ nhằm vào các nhãn hiệu thương mại của nước ngoài chưa đăng ký ở Trung Quốc nhưng có tiềm năng sẽ vào thị trường này, rồi đăng ký trước những nhãn hiệu đó dưới tên của mình, theo đó ngăn cản khả năng gia nhập thị trường Trung Quốc của nhà sở hữu ban đầu của nhãn hiệu đó.
Những công ty và cá nhân Trung Quốc như thế hy vọng rằng, khi công ty nước ngoài nắm giữ nhãn hiệu phát hiện thấy không thể đăng ký và sử dụng nhãn hiệu của mình ở Trung Quốc, thì họ sẽ ra mặt đàm phán về việc bán lại nhãn hiệu đã đăng ký”.
Thậm chí, chiếc điện thoại bị cho là hàng “nhái” này đã được đăng ký ở Trung Quốc, dẫn tới khả năng Apple có thể “dính” đơn kiện một khi tung ra chiếc iPhone thế hệ mới tại thị trường đông dân nhất thế giới.
Vụ này một lần nữa cho thấy, kiện sở hữu trí tuệ đang nổi lên thành một “ngành kinh doanh” lớn ở Trung Quốc.
Theo báo Business Week, chiếc điện thoại có vẻ ngoài không khác gì iPhone 5 nói trên được công ty Goophone của Trung Quốc đặt cho cái tên Goophone I5. Trang Gizchina.com cho hay, Goophone tuyên bố, chiếc điện thoại này của họ đã được đăng ký tại Trung Quốc. Thậm chí, Goophone còn tính chuyện kiện Apple khi “quả táo” bắt đầu bán chiếc iPhone thế hệ thứ 6 tại Trung Quốc.
Goophone I5 được giới sành công nghệ cho là một sản phẩm copy gần như hoàn toàn chiếc iPhone 5. Giống như chiếc điện thoại sắp ra của Apple, Goophone I5 có màn hình rộng hơn với kích thước 4 inch và một cổng kết nối nhỏ hơn.
Ngoài logo hình chú ong mật phía sau, thì Goophone I5 hầu như không có điểm gì khác về bề ngoài so với iPhone 5. Giá của chiếc điện thoại đến từ Trung Quốc này là 300 USD, có khả năng sẽ rẻ hơn so với iPhone 5, cho dù Apple chưa công bố mức giá cụ thể của sản phẩm sắp ra mắt. Tuy nhiên, Goophone I5 chạy hệ điều hành Android của Google và bị cho là sẽ có nhiều hạn chế về chức năng bên trong.
Business Week cho hay, Goophone là bộ phận điện thoại thông minh của một công ty Trung Quốc có tên Shenzhen Shenma Lianzhong e-Commerce. Theo thông tin trên website riêng, công ty này được thành lập vào năm 2011 và có hơn 500 nhân viên. Ngoài chiếc điện thoại giống iPhone 5, công ty này còn đang bán một sản phẩm trông rất giống chiếc điện thoại thông minh Galaxy của Samsung.
Đây chắc chắn không phải là lần đầu tiên Apple hoặc các thương hiệu điện tử toàn cầu khác như Sony, Philips hay Dell phải đối mặt với sản phẩm “nhái” hoặc bị kiện ở Trung Quốc. Theo ông He Jing, một luật sư về quyền sở hữu trí tuệ của công ty ZY Partners ở Bắc Kinh cho biết, hầu hết các thương hiệu lớn đều ít nhất một vài lần bị dính vào các vụ kiện bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu ở Trung Quốc.
Chẳng hạn, vào tháng 7 vừa qua, Apple đã phải trả 60 triệu USD để giải quyết một vụ kiện nhãn hiệu liên quan tới chiếc iPad mà nguyên đơn là công ty Proview có trụ sở ở Thâm Quyến. Cũng trong tháng 7, một công ty hóa chất Trung Quốc cho rằng, hệ điều hành Snow Leopard của Apple xâm phạm nhãn hiệu thương mại của họ. Gần đây hơn, Apple bị một công ty Trung Quốc tố Apple xâm phạm phần mềm nhận diện giọng nói.
Ông He cho biết, kiện sở hữu trí tuệ đối với các thương hiệu toàn cầu với hy vọng được các thương hiệu đó trả tiền để giải quyết vụ kiện đã trở thành một “ngành kinh doanh” lớn ở Trung Quốc. Việc Apple phải chi 60 triệu USD cho Proview gần đây, theo ông He, “rõ ràng đã kích thích thêm nhiều vụ kiện mới. Vụ này đã chỉ ra cho một số người ở Trung Quốc một cách mới để làm giàu nhanh. Các công ty Trung Quốc học cách làm giàu này rất nhanh”.
Các nhà chức trách Trung Quốc có lẽ sẽ vui mừng khi chứng kiến tốc độ nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tăng mạnh ở nước này. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng này lại cho thấy một vấn đề. Theo dự kiến, năm nay Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về số đơn xin cấp bằng sáng chế, nhưng nhiều trong số những đơn xin đó là các sản phẩm chất lượng thấp.
Trên thực tế, trong số 530.000 bằng sáng chế được cấp ở Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay (tăng 26,8%) so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 107.000 là bằng sáng chế thực sự. Số còn lại là bằng sáng chế về thiết kế, hình dáng hoặc cấu trúc của sản phẩm, vốn không thuộc hệ thống cấp bằng sáng chế ở Mỹ.
Trung Quốc hiện đang tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của số lượng bằng sáng chế bằng cách cung cấp tín dụng lãi suất thấp và các chính sách ưu đãi khác cho các cá nhân và doanh nghiệp muốn nộp đơn. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu nhận 2 triệu đơn xin cấp bằng sáng chế mỗi năm vào năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc có 857.000 đơn xin cấp bằng sáng chế.
Hội đồng Thương mại Liên minh Châu Âu ở Trung Quốc, cơ quan đại diện cho hơn 1.700 công ty châu Âu đang làm ăn ở nước này, đã chỉ ra mặt trái của sự tăng trưởng số lượng bằng sáng chế trong một báo cáo công bố ngày 6/9 như sau:
“Chiếm nhãn hiệu thương mại đang trở thành một ngành kinh doanh lớn ở Trung Quốc khi mà các cá nhân và công ty ở nước này thấu hiểu hệ thống “là người đầu tiên đăng ký”. Họ nhằm vào các nhãn hiệu thương mại của nước ngoài chưa đăng ký ở Trung Quốc nhưng có tiềm năng sẽ vào thị trường này, rồi đăng ký trước những nhãn hiệu đó dưới tên của mình, theo đó ngăn cản khả năng gia nhập thị trường Trung Quốc của nhà sở hữu ban đầu của nhãn hiệu đó.
Những công ty và cá nhân Trung Quốc như thế hy vọng rằng, khi công ty nước ngoài nắm giữ nhãn hiệu phát hiện thấy không thể đăng ký và sử dụng nhãn hiệu của mình ở Trung Quốc, thì họ sẽ ra mặt đàm phán về việc bán lại nhãn hiệu đã đăng ký”.