Thấy gì từ những con số thống kê năm 2008?
Tăng trưởng GDP, đầu tư từ ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng, thất nghiệp thành thị đã có những bước “thụt lùi”
Tăng trưởng GDP, đầu tư từ ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng, thất nghiệp thành thị... đã có những bước “thụt lùi”, nếu nhìn trên những con số thống kê kinh tế xã hội năm 2008, được Tổng cục Thống kê công bố vào ngày cuối cùng của năm.
Báo giới cũng đã đặt nhiều câu hỏi về các con số này.
Chưa thể “liệt” vào nước có thu nhập trung bình
Với mức tăng trưởng GDP như năm nay, nhiều thông tin cho rằng Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người trung bình, tức là trên 1.000 USD/người/năm?
Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia: Nếu lấy con số GDP theo giá thực tế của năm 2008 là hơn 1.487 nghìn tỷ đồng, chia cho dân số là 86,16 triệu người thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam là cỡ khoảng trên 17 triệu đồng/năm. Sau đó chia cho tỷ giá là 16.700 đồng/USD thì GDP bình quân đầu người một năm của Việt Nam vào khoảng 1.024 USD.
Con số này của năm 2007 thì vào khoảng 833 USD/người/năm.
Cũng chưa thể đáng vui mừng, bởi vì chỉ số giá bình quân 12 tháng năm ngoái tăng 8,3% thì năm nay tăng tới gần 23%. Đó là đồng tiền Việt Nam, còn đồng USD cũng mất giá nữa. Cho nên không thể khẳng định rằng chúng ta đạt được GDP bình quân đầu người 1.024 USD mà đã vượt qua ngưỡng nước nghèo.
Chúng tôi thử tính theo chỉ số giá và tỷ giá USD của năm 2007 thì con số này chỉ vào khoảng trên 900 USD/người/năm thôi.
Thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại thành thị, theo số liệu báo cáo, là 4,65%. Tính toán con số này trên cơ sở nào?
Ông Đồng Bá Hướng, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động: Theo chúng tôi tính toán, dân số khu vực thành thị năm 2008 là 24 triệu người, trong đó tổng số lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là khoảng 11.372.000 người.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi đang hoạt động kinh tế của khu vực thành thị năm nay ước tính đạt 4,65%, tức là đã trừ những trường hợp người làm nội trợ, đang đi học, hay mất khả năng lao động, là những đối tượng không tham gia vào các hoạt động kinh tế và không thuộc diện thất nghiệp.
Ngành thống kê mới hoàn thành báo cáo kết quả điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp. Có số liệu nào cho biết số doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động không?
Bà Trần Thị Hằng, Vụ trưởng Vụ thống kê Thương mại, Dịch vụ, Giá cả: Chúng tôi có điều tra hơn 4 triệu cơ sở. Đây là cuộc tổng điều tra rất lớn, vì vậy không thể đi sâu từng chi tiết liên quan đến doanh nghiệp được. Có thể sẽ phải điều tra trong một module khác hay điều tra theo mẫu diện nhỏ hơn.
Hiệu quả đầu tư trong tăng trưởng GDP còn hạn chế
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP thì năm nay cũng thấp hơn năm ngoái chút ít, nhưng tăng trưởng thì năm 2007 đạt 8,48%, còn năm nay chỉ có 6,23%. Như thế có thể cho là nguồn vốn đầu tư không có hiệu quả đối với kích thích tăng trưởng?
Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của năm 2007 là 45,6%, năm nay là 43,1%.
Trong phân tích của chúng tôi thì giai đoạn 2001-2005 đóng góp vào tăng trưởng GDP đứng thứ nhất là xuất khẩu, thứ hai là tiêu thụ cuối cùng, thứ ba mới là từ tích lũy. Nhưng đến giai đoạn 2006-2008 đóng góp vào tăng trưởng thì tích lũy lại đứng đầu tiên, sau đó mới đến tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu.
Thứ hai, GDP có chỉ số giá của nó, vốn đầu tư cũng vậy. Năm nay, chỉ số giá tính GDP theo chúng tôi tính toán là 21,7%, thấp hơn CPI là 23% (bình quân năm - PV), chỉ số giá đầu tư khoảng độ 13,5%. Vì vậy, khi tính theo giá thực tế thì giữa vốn đầu tư so với GDP có độ vênh với nhau.
Còn con số vốn đầu tư tăng 22,2% so với năm 2007 là tính theo giá thực tế. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì con số này chỉ còn tăng khoảng 7,67%, ứng với con số tăng GDP là 6,23%.
Có thể cho rằng không phải chúng ta có tốc độ tăng vốn đầu tư cao quá mà không mang lại hiệu quả tăng trưởng cho nền kinh tế.
Nhưng trong điều kiện Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ, vốn đầu tư như vậy là vẫn tăng...
Nếu loại trừ yếu tố giá, năm nay vốn đầu tư năm nay chỉ tăng 7,67%, so với mức tăng của năm ngoái là 25,6%.
Năm nay, vốn đầu tư khu vực Nhà nước đã giảm 11,4%, vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng 42,7%, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất khá, tới 46,9% so với năm 2007. Tôi chỉ lấy con số USD thôi thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đã đóng góp vào đầu tư tới 11,5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với khoảng 8 tỷ USD của năm 2007.
Điều này thể hiện rất rõ hiệu quả của chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ. Do khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã “kéo” tổng đầu tư toàn xã hội tăng lên.
CPI giảm, nhưng không phải giảm phát
Nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế đang có dấu hiệu đi vào suy giảm. Đối với quan điểm này, chúng ta nên nhìn nhận như thế nào?
Ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Khái niệm giảm phát phải hiểu là khi nền kinh tế đang phát triển ổn định, giá cả đang ổn định mà cung vượt cầu làm giá cả đi xuống thì như thế mới có thể khẳng định được giảm phát. Giảm giá mà ảnh hưởng đến sản xuất thì đó mới là điều đáng lo ngại.
Thực tế là 3 tháng cuối năm 2008, chỉ số giá có giảm xuống nhưng giảm đó là từ mức giá tăng rất cao, tăng đột biến bắt đầu từ tháng 9 năm 2007 cho đến hết tháng 9 năm 2008.
Những tháng cuối năm 2008, do tác động của giảm giá dầu thô và các mặt hàng khác trên thế giới khiến cho nhiều mặt hàng khác đều giảm giá. Trong nước thì giá lương thực, thực phẩm, gạo, xăng dầu, rồi nhiều mặt hàng khác đều giảm khiến cho mức giá chung giảm xuống.
Theo đánh giá của chúng tôi thì đây không phải là trường hợp giảm phát mà là từ mức giá rất cao đã trở về mức giá bình thường. Giá đi xuống là một tín hiệu rất tốt.
Tôi xin nói lại là chúng ta không nên lo ngại về quan điểm nền kinh tế có thể đi vào giảm phát.
Trong nhiều con số CPI, con số nào được coi là lạm phát?
Hiện nay, Tổng cục Thống kê công bố số liệu CPI theo 4 kỳ gốc, phục vụ những mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Hàng tháng chúng tôi tính chỉ số giá có so sánh với tháng đó của gốc năm 2005, so với tháng đó của năm trước, so với tháng 12 năm trước và còn một con số nữa là chỉ số bình quân.
Chúng đang quen dùng chỉ số giá tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước là lạm phát. Ví dụ năm 2007 lạm phát là 12,63%, năm nay là 19,89%.
Ngoài ra chỉ số giá bình quân 12 tháng của năm nay so với 12 tháng của năm ngoái cũng là một chỉ tiêu rất tốt để đánh giá mức độ lạm phát, tức là lạm phát của cả 12 tháng trong một năm.
Trong thống kê tài khoản quốc gia, vì chỉ tiêu GDP là chỉ tiêu của cả một thời kỳ nên chúng tôi lại phải dùng chỉ số CPI bình quân để tính toán.
Xin hỏi tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán liên quan đến mức lạm phát cao của năm nay như thế nào?
Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia: Con số cụ thể về tăng tổng phương tiện thanh toán chúng tôi cũng có đầy đủ. Nhưng vì tài liệu này được đóng dấu tối mật nên không thể công bố.
Tuy nhiên, tôi có thể nói thế này, nếu như giai đoạn 2001-2005, tổng phương tiện thanh toán so với GDP bằng cỡ khoảng 70%. Năm 2000 thì CPI tăng âm. Điều đó có nghĩa là tiền - hàng chưa cân đối, hay không đủ tiền mà mua hàng.
Nhưng giai đoạn 2006-2008, con số M2 tăng so với GDP đã vượt qua 100%, tôi không muốn nói cụ thể là bao nhiêu.
Có nghĩa là tiếp tục mất cân đối tiền - hàng, nhưng tiền nhiều hơn hàng. Tôi cho rằng đây là một nguyên nhân cơ bản trong số nhiều nguyên nhân dẫn tới lạm phát tăng cao.
Từ 2001 đến 2006, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán luôn cao hơn gấp đôi so với tăng trưởng GDP theo giá thực tế. Đặc biệt là năm 2007. Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá thực tế là trên 17% nhưng tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán tăng gần 50%.
Nhưng đáng mừng là năm 2008, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán chỉ trên 16%, trong đó GDP theo giá thực tế tăng tới 29%. Đây có thể coi là thành công trong kiềm chế lạm phát của năm nay.
* Lượng tiền M2 (còn gọi là tiền rộng) gồm: tiền do ngân hàng quốc gia tạo nên (bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng tại ngân hàng quốc gia và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu hành), tiền có thể sử dụng làm phương tiện thanh toán và các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 4 năm.
Báo giới cũng đã đặt nhiều câu hỏi về các con số này.
Chưa thể “liệt” vào nước có thu nhập trung bình
Với mức tăng trưởng GDP như năm nay, nhiều thông tin cho rằng Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người trung bình, tức là trên 1.000 USD/người/năm?
Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia: Nếu lấy con số GDP theo giá thực tế của năm 2008 là hơn 1.487 nghìn tỷ đồng, chia cho dân số là 86,16 triệu người thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam là cỡ khoảng trên 17 triệu đồng/năm. Sau đó chia cho tỷ giá là 16.700 đồng/USD thì GDP bình quân đầu người một năm của Việt Nam vào khoảng 1.024 USD.
Con số này của năm 2007 thì vào khoảng 833 USD/người/năm.
Cũng chưa thể đáng vui mừng, bởi vì chỉ số giá bình quân 12 tháng năm ngoái tăng 8,3% thì năm nay tăng tới gần 23%. Đó là đồng tiền Việt Nam, còn đồng USD cũng mất giá nữa. Cho nên không thể khẳng định rằng chúng ta đạt được GDP bình quân đầu người 1.024 USD mà đã vượt qua ngưỡng nước nghèo.
Chúng tôi thử tính theo chỉ số giá và tỷ giá USD của năm 2007 thì con số này chỉ vào khoảng trên 900 USD/người/năm thôi.
Thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại thành thị, theo số liệu báo cáo, là 4,65%. Tính toán con số này trên cơ sở nào?
Ông Đồng Bá Hướng, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động: Theo chúng tôi tính toán, dân số khu vực thành thị năm 2008 là 24 triệu người, trong đó tổng số lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là khoảng 11.372.000 người.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi đang hoạt động kinh tế của khu vực thành thị năm nay ước tính đạt 4,65%, tức là đã trừ những trường hợp người làm nội trợ, đang đi học, hay mất khả năng lao động, là những đối tượng không tham gia vào các hoạt động kinh tế và không thuộc diện thất nghiệp.
Ngành thống kê mới hoàn thành báo cáo kết quả điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp. Có số liệu nào cho biết số doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động không?
Bà Trần Thị Hằng, Vụ trưởng Vụ thống kê Thương mại, Dịch vụ, Giá cả: Chúng tôi có điều tra hơn 4 triệu cơ sở. Đây là cuộc tổng điều tra rất lớn, vì vậy không thể đi sâu từng chi tiết liên quan đến doanh nghiệp được. Có thể sẽ phải điều tra trong một module khác hay điều tra theo mẫu diện nhỏ hơn.
Hiệu quả đầu tư trong tăng trưởng GDP còn hạn chế
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP thì năm nay cũng thấp hơn năm ngoái chút ít, nhưng tăng trưởng thì năm 2007 đạt 8,48%, còn năm nay chỉ có 6,23%. Như thế có thể cho là nguồn vốn đầu tư không có hiệu quả đối với kích thích tăng trưởng?
Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của năm 2007 là 45,6%, năm nay là 43,1%.
Trong phân tích của chúng tôi thì giai đoạn 2001-2005 đóng góp vào tăng trưởng GDP đứng thứ nhất là xuất khẩu, thứ hai là tiêu thụ cuối cùng, thứ ba mới là từ tích lũy. Nhưng đến giai đoạn 2006-2008 đóng góp vào tăng trưởng thì tích lũy lại đứng đầu tiên, sau đó mới đến tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu.
Thứ hai, GDP có chỉ số giá của nó, vốn đầu tư cũng vậy. Năm nay, chỉ số giá tính GDP theo chúng tôi tính toán là 21,7%, thấp hơn CPI là 23% (bình quân năm - PV), chỉ số giá đầu tư khoảng độ 13,5%. Vì vậy, khi tính theo giá thực tế thì giữa vốn đầu tư so với GDP có độ vênh với nhau.
Còn con số vốn đầu tư tăng 22,2% so với năm 2007 là tính theo giá thực tế. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì con số này chỉ còn tăng khoảng 7,67%, ứng với con số tăng GDP là 6,23%.
Có thể cho rằng không phải chúng ta có tốc độ tăng vốn đầu tư cao quá mà không mang lại hiệu quả tăng trưởng cho nền kinh tế.
Nhưng trong điều kiện Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ, vốn đầu tư như vậy là vẫn tăng...
Nếu loại trừ yếu tố giá, năm nay vốn đầu tư năm nay chỉ tăng 7,67%, so với mức tăng của năm ngoái là 25,6%.
Năm nay, vốn đầu tư khu vực Nhà nước đã giảm 11,4%, vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng 42,7%, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất khá, tới 46,9% so với năm 2007. Tôi chỉ lấy con số USD thôi thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đã đóng góp vào đầu tư tới 11,5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với khoảng 8 tỷ USD của năm 2007.
Điều này thể hiện rất rõ hiệu quả của chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ. Do khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã “kéo” tổng đầu tư toàn xã hội tăng lên.
CPI giảm, nhưng không phải giảm phát
Nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế đang có dấu hiệu đi vào suy giảm. Đối với quan điểm này, chúng ta nên nhìn nhận như thế nào?
Ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Khái niệm giảm phát phải hiểu là khi nền kinh tế đang phát triển ổn định, giá cả đang ổn định mà cung vượt cầu làm giá cả đi xuống thì như thế mới có thể khẳng định được giảm phát. Giảm giá mà ảnh hưởng đến sản xuất thì đó mới là điều đáng lo ngại.
Thực tế là 3 tháng cuối năm 2008, chỉ số giá có giảm xuống nhưng giảm đó là từ mức giá tăng rất cao, tăng đột biến bắt đầu từ tháng 9 năm 2007 cho đến hết tháng 9 năm 2008.
Những tháng cuối năm 2008, do tác động của giảm giá dầu thô và các mặt hàng khác trên thế giới khiến cho nhiều mặt hàng khác đều giảm giá. Trong nước thì giá lương thực, thực phẩm, gạo, xăng dầu, rồi nhiều mặt hàng khác đều giảm khiến cho mức giá chung giảm xuống.
Theo đánh giá của chúng tôi thì đây không phải là trường hợp giảm phát mà là từ mức giá rất cao đã trở về mức giá bình thường. Giá đi xuống là một tín hiệu rất tốt.
Tôi xin nói lại là chúng ta không nên lo ngại về quan điểm nền kinh tế có thể đi vào giảm phát.
Trong nhiều con số CPI, con số nào được coi là lạm phát?
Hiện nay, Tổng cục Thống kê công bố số liệu CPI theo 4 kỳ gốc, phục vụ những mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Hàng tháng chúng tôi tính chỉ số giá có so sánh với tháng đó của gốc năm 2005, so với tháng đó của năm trước, so với tháng 12 năm trước và còn một con số nữa là chỉ số bình quân.
Chúng đang quen dùng chỉ số giá tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước là lạm phát. Ví dụ năm 2007 lạm phát là 12,63%, năm nay là 19,89%.
Ngoài ra chỉ số giá bình quân 12 tháng của năm nay so với 12 tháng của năm ngoái cũng là một chỉ tiêu rất tốt để đánh giá mức độ lạm phát, tức là lạm phát của cả 12 tháng trong một năm.
Trong thống kê tài khoản quốc gia, vì chỉ tiêu GDP là chỉ tiêu của cả một thời kỳ nên chúng tôi lại phải dùng chỉ số CPI bình quân để tính toán.
Xin hỏi tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán liên quan đến mức lạm phát cao của năm nay như thế nào?
Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia: Con số cụ thể về tăng tổng phương tiện thanh toán chúng tôi cũng có đầy đủ. Nhưng vì tài liệu này được đóng dấu tối mật nên không thể công bố.
Tuy nhiên, tôi có thể nói thế này, nếu như giai đoạn 2001-2005, tổng phương tiện thanh toán so với GDP bằng cỡ khoảng 70%. Năm 2000 thì CPI tăng âm. Điều đó có nghĩa là tiền - hàng chưa cân đối, hay không đủ tiền mà mua hàng.
Nhưng giai đoạn 2006-2008, con số M2 tăng so với GDP đã vượt qua 100%, tôi không muốn nói cụ thể là bao nhiêu.
Có nghĩa là tiếp tục mất cân đối tiền - hàng, nhưng tiền nhiều hơn hàng. Tôi cho rằng đây là một nguyên nhân cơ bản trong số nhiều nguyên nhân dẫn tới lạm phát tăng cao.
Từ 2001 đến 2006, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán luôn cao hơn gấp đôi so với tăng trưởng GDP theo giá thực tế. Đặc biệt là năm 2007. Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá thực tế là trên 17% nhưng tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán tăng gần 50%.
Nhưng đáng mừng là năm 2008, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán chỉ trên 16%, trong đó GDP theo giá thực tế tăng tới 29%. Đây có thể coi là thành công trong kiềm chế lạm phát của năm nay.
* Lượng tiền M2 (còn gọi là tiền rộng) gồm: tiền do ngân hàng quốc gia tạo nên (bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng tại ngân hàng quốc gia và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu hành), tiền có thể sử dụng làm phương tiện thanh toán và các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 4 năm.