Thấy gì từ vốn đầu tư ngân sách 4 tháng đầu năm?
Cả tỷ lệ thực hiện kế hoạch, cả tốc độ tăng của vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước so với cùng kỳ đều là những con số thấp
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng, giảm nguồn vốn đầu tư ngân sách trong 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đã cho thấy một số vấn đề.
Nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước mặc dù tỷ trọng đã giảm xuống, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: năm 2011 chiếm 38,9% (trong khi nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực ngoài nhà nước chiếm 35,2%, nguồn FDI chiếm 25,9%); quý 1/2012 chiếm 37,5% (trong khi 2 nguồn tương ứng chiếm 36,2% và 26,3%).
Trong tổng vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (quý 1/2012, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 49,9% tổng nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước).
Không chỉ chiếm tỷ trọng cao như trên, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nguồn được đầu tư hầu như toàn bộ vào những lĩnh vực (như an ninh quốc phòng, hạ tầng cơ sở, lĩnh vực xã hội, môi trường...); những vùng (như vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng hải đảo...) mà các nguồn khác không muốn đầu tư do không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp, thậm chí hầu hết không thu hồi được vốn.
Nguồn vốn này chủ yếu hình thành các công trình trọng điểm quốc gia, là nguồn vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư theo khi các công trình này được hình thành, thậm chí ngay cả khi các dự án này mới còn ở quy hoạch, kế hoạch, nhưng các nguồn vốn khác đã đầu tư đón đầu.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt trên 55,3 nghìn tỷ đồng, bằng 27,8% kế hoạch cả năm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Cả tỷ lệ thực hiện kế hoạch, cả tốc độ tăng so với cùng kỳ đều là những con số thấp.
Hơn nữa, đó là tính theo giá thực tế; nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì vốn đầu tư 4 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước đã bị giảm sâu (có thể không dưới 2 chữ số), bởi giá tiêu dùng bình quân 4 tháng năm nay so với cùng kỳ vẫn còn tăng tới 14,57%.
Còn theo cấp quản lý vốn, vốn đầu tư từ ngân sách do Trung ương quản lý đạt cao hơn so với địa phương quản lý về tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch năm (28,4% so với 27,6%), về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (8,9% so với 2,1%).
Trong các bộ, ngành, tỷ lệ thực hiện kế hoạch năm thấp hơn tỷ lệ chung có Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (26,6%), Bộ Xây dựng (26,6%), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (5,6%).
Với các địa phương, các tỉnh, thành phố thực hiện so với kế hoạch thấp hơn tỷ lệ chung, trong đó có Lào Cai (16,7%), Hà Nội (18,9%), Long An (19%), Ninh Thuận (19,1%)...; các tỉnh, thành phố giảm so với cùng kỳ năm trước, như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Hậu Giang, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận.
Như vậy, những tỉnh, thành phố vừa đạt thấp so với kế hoạch năm, vừa giảm so với cùng kỳ năm trước là Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận.
Chính sự tăng thấp (tính theo giá thực tế) và sự giảm sâu (loại trừ yếu tố tăng giá) của tổng vốn đầu ngân sách nhà nước cũng như một số địa phương đã góp phần dẫn đến ba hiệu ứng sau đây: (1) Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại (còn gọi là suy giảm tăng trưởng); (2) Tốc độ tăng CPI chậm lại nhanh; (3) Nhập siêu giảm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng hợp về công tác giám sát tổng thể đầu tư năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù Bộ thống kê lại từ các địa phương chưa đầy đủ và còn thiếu mảng các tập đoàn, tổng công ty, cũng đã cho thấy một số điểm đáng lưu ý.
Như, dù cả nước triển khai cắt giảm đầu tư công, nhưng năm 2011 vẫn có tới hơn 14 nghìn dự án được động thổ (chiếm 36,8% tổng số dự án đang thực hiện, với tổng giá trị thực hiện 400 nghìn tỷ đồng) có 4.436 dự án trì trệ, tốc độ thực hiện quá chậm; có 5.447 dự án phải điều chỉnh, trong đó có 3.568 dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Trong 13.180 dự án được kiểm tra và 14.706 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước đã phát hiện 145 dự án gây thất thoát vốn, 100 dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư, 47 dự án vi phạm chất lượng công trình, 1034 dự án phải ngừng thực hiện... Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước thấp, với hệ số ICOR cao gấp rưỡi, gấp đôi các thành phần kinh tế khác.
Nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước mặc dù tỷ trọng đã giảm xuống, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: năm 2011 chiếm 38,9% (trong khi nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực ngoài nhà nước chiếm 35,2%, nguồn FDI chiếm 25,9%); quý 1/2012 chiếm 37,5% (trong khi 2 nguồn tương ứng chiếm 36,2% và 26,3%).
Trong tổng vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (quý 1/2012, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 49,9% tổng nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước).
Không chỉ chiếm tỷ trọng cao như trên, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nguồn được đầu tư hầu như toàn bộ vào những lĩnh vực (như an ninh quốc phòng, hạ tầng cơ sở, lĩnh vực xã hội, môi trường...); những vùng (như vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng hải đảo...) mà các nguồn khác không muốn đầu tư do không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp, thậm chí hầu hết không thu hồi được vốn.
Nguồn vốn này chủ yếu hình thành các công trình trọng điểm quốc gia, là nguồn vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư theo khi các công trình này được hình thành, thậm chí ngay cả khi các dự án này mới còn ở quy hoạch, kế hoạch, nhưng các nguồn vốn khác đã đầu tư đón đầu.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt trên 55,3 nghìn tỷ đồng, bằng 27,8% kế hoạch cả năm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Cả tỷ lệ thực hiện kế hoạch, cả tốc độ tăng so với cùng kỳ đều là những con số thấp.
Hơn nữa, đó là tính theo giá thực tế; nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì vốn đầu tư 4 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước đã bị giảm sâu (có thể không dưới 2 chữ số), bởi giá tiêu dùng bình quân 4 tháng năm nay so với cùng kỳ vẫn còn tăng tới 14,57%.
Còn theo cấp quản lý vốn, vốn đầu tư từ ngân sách do Trung ương quản lý đạt cao hơn so với địa phương quản lý về tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch năm (28,4% so với 27,6%), về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (8,9% so với 2,1%).
Trong các bộ, ngành, tỷ lệ thực hiện kế hoạch năm thấp hơn tỷ lệ chung có Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (26,6%), Bộ Xây dựng (26,6%), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (5,6%).
Với các địa phương, các tỉnh, thành phố thực hiện so với kế hoạch thấp hơn tỷ lệ chung, trong đó có Lào Cai (16,7%), Hà Nội (18,9%), Long An (19%), Ninh Thuận (19,1%)...; các tỉnh, thành phố giảm so với cùng kỳ năm trước, như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Hậu Giang, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận.
Như vậy, những tỉnh, thành phố vừa đạt thấp so với kế hoạch năm, vừa giảm so với cùng kỳ năm trước là Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận.
Chính sự tăng thấp (tính theo giá thực tế) và sự giảm sâu (loại trừ yếu tố tăng giá) của tổng vốn đầu ngân sách nhà nước cũng như một số địa phương đã góp phần dẫn đến ba hiệu ứng sau đây: (1) Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại (còn gọi là suy giảm tăng trưởng); (2) Tốc độ tăng CPI chậm lại nhanh; (3) Nhập siêu giảm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng hợp về công tác giám sát tổng thể đầu tư năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù Bộ thống kê lại từ các địa phương chưa đầy đủ và còn thiếu mảng các tập đoàn, tổng công ty, cũng đã cho thấy một số điểm đáng lưu ý.
Như, dù cả nước triển khai cắt giảm đầu tư công, nhưng năm 2011 vẫn có tới hơn 14 nghìn dự án được động thổ (chiếm 36,8% tổng số dự án đang thực hiện, với tổng giá trị thực hiện 400 nghìn tỷ đồng) có 4.436 dự án trì trệ, tốc độ thực hiện quá chậm; có 5.447 dự án phải điều chỉnh, trong đó có 3.568 dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Trong 13.180 dự án được kiểm tra và 14.706 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước đã phát hiện 145 dự án gây thất thoát vốn, 100 dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư, 47 dự án vi phạm chất lượng công trình, 1034 dự án phải ngừng thực hiện... Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước thấp, với hệ số ICOR cao gấp rưỡi, gấp đôi các thành phần kinh tế khác.