“Thế chân vạc” cho trái cây ĐBSCL
Nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp và nhà chế biến phải cùng ngồi một xuồng, nếu chìm xuồng là 3 ba cùng “chết”
Hiện nay, diện tích cây ăn trái của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 17% so với diện tích cây lúa. Riêng khu vực ĐBSCL chiếm khoảng 300 ngàn hécta.
Trong sân chơi thời hội nhập, để tăng sức cạnh tranh của mặt hàng trái cây Việt Nam nói chung và trái cây ĐBSCL nói riêng, đòi hỏi những người “trong cuộc” phải nhìn thẳng vào những mặt tồn tại liên quan đến nghề vườn hiện nay, để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp nông dân có thể thu được lợi nhuận đúng với công của họ đã đầu tư trên mảnh vườn.
Hiện thị trường rau quả thế giới tiêu thụ khoảng 100 tỉ USD/năm. Năm 2006, trái cây Việt Nam tham gia vào thị trường khoảng 200 triệu USD, chiếm khoảng 0,2%. Một con số quá nhỏ bé so với tiềm năng trái cây Việt Nam. Có ý kiến cho rằng muốn thúc đẩy sự phát triển trái cây vùng ĐBSCL, cách duy nhất là gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu. Việc cần thiết phải xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL, cũng là cách mà các nước tiên tiến đã và đang áp dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.
Chuỗi liên kết sản xuất- chế biến-tiêu thụ
TS. Lê Đăng Doanh - chuyên gia tư vấn cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng mặt hàng trái cây Việt Nam chỉ có một số loại trái cây đặc sản có năng lực cạnh tranh và xuất khẩu tương đối tốt, như: bưởi Năm Roi, bưởi da xanh... nhưng xét về chất lượng thì trái cây Việt Nam còn thua trái cây của Thái Lan, Đài Loan... rất nhiều. Trái cây của họ to đồng đều, chín cùng lúc. Hàng hoá của họ có đầy đủ nhãn hiệu và chứng chỉ. Muốn được như vậy, trái cây của Việt Nam phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
Để đạt được mục tiêu nầy phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành: ngân hàng, thị trường, người thu mua và các nhà khoa học, các phòng thí nghiệm, các viện, trường cùng giúp nông dân. Nhưng quan trọng hơn cả là bản thân người nông dân cũng phải học, phải hiểu biết và trở nên năng động để vượt qua những thách thức trước mắt, đưa sản phẩm của họ chiếm lĩnh thị trường bên ngoài. Vấn đề quan trọng là làm sao cho nông dân bỏ những thói quen tiểu nông, co cụm giúp họ hình thành ý chí phấn đấu vươn lên. Nghề vườn ở ĐBSCL muốn phát triển bền vững và có thể cạnh tranh được trong hội nhập, phải có sự đồng bộ trong ba vấn đề. Đó là, sản xuất phải đồng bộ với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, vùng nguyên liệu dứa ở Thái Lan, 3 vấn đề nầy được tổ chức rất tốt, khi quy hoạch vùng chuyên canh dứa xong thì kỹ thuật trồng dứa lập tức chuyển giao cho bà con nông dân ngay và như vậy nông dân sẽ làm ra sản phẩm theo đúng như yêu cầu của nhà máy chế biến và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Lúc nông dân bắt đầu chặt dứa thì nhà máy chế biến bắt đầu khởi động, phía doanh nghiệp cũng sẵn sàng thu nhận những trái dứa đạt yêu cầu của nông dân. Ba khu vực nầy có phát triển đồng bộ mới bảo đảm hài hoà lợi ích ba bên.
Việc để nông dân tự giải quyết vấn đề sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm như hiện nay đối với bà con là không được, vì họ không có khả năng nhìn ra thị trường bên ngoài, thậm chí các nhà doanh nghiệp đôi khi cũng khó tiếp cận thị trường phải cần đến sự hỗ trợ của nhà nước để khai thông. Do đó, bà con rất cần có sự tiếp tay của nhiều phía.
Hình thành “thế chân vạc” vững chắc
Ở Việt Nam trong thời gian qua, có những nhà máy chế biến đường được xây một nơi, vùng chuyên canh mía lại ở một nẻo, hoặc chưa có vùng nguyên liệu vì vậy đã khiến cho ngành mía đường suốt thời gian qua phải đi “khập khiễng”.
ĐBSCL có 300 ngàn ha cây ăn trái nhưng ở đây hiện không có máy nhà máy chế biến trái cây. Thông thường, trái cây sản xuất ra không thể chỉ ăn tươi, vì bên cạnh những trái có mẫu mã đẹp đạt yêu cầu bán tươi của doanh nghiệp. Rất nhiều trái không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tươi phải đưa vào nhà máy chế biến ngay. Như vậy, rất cần xây dựng nhà máy chế biến đi cùng với vùng nguyên liệu để giúp nông dân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.
Theo PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - Đại học Cần Thơ, việc gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu là căn cơ của vấn đề, cho dù các lĩnh vực khoa học, khuyến nông và ngành nông nghiệp có cố gắng giúp nông dân làm ra nhiều sản phẩm đạt yêu cầu, nhưng không đưa ra được bên ngoài cũng không xong. Do vậy, ba vấn đề nầy phải được phát triển đồng bộ. Giải pháp giải quyết là từng bộ phận phải nghiêm túc nhìn lại.
Theo ông, phía sản xuất là lĩnh vực nông dân, người nông dân phải xem lại cách làm ăn để làm sao sản phẩm làm ra phải đáp ứng được yêu cầu của nhà máy chế biến và doanh nghiệp tiêu thụ. Ngược lại các nhà máy chế biến và nhà doanh nghiệp cũng phải gắn kết và tạo lòng tin với nông dân. Phát triển công nghiệp phải dựa trên cơ sở sản phẩm nông nghiệp, có như thế mới thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển, sản phẩm nông nghiệp chính là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và có mối quan hệ hỗ tương nhau.
Như vậy, chúng ta đã hình thành cái thế công- nông nghiệp vùng chuyên canh cây ăn trái mà không ai có thể cạnh tranh được. Vì chúng ta có vùng nguyên liệu đặc thù trái cây đặc sản, từ đó chế biến những loại trái cây đặc sản đưa ra thị trường bên ngoài. Mặc dù các nước tiên tiến có nhà máy hiện đại, nhưng vùng nguyên liệu trái cây đặc sản không có, như vậy chúng ta có thế mạnh trong chế biến, đồng thời nông dân sản xuất cũng an tâm vì đã có nhà máy chế biến và doanh nghiệp đứng bên cạnh tiêu thụ sản phẩm.
Do vậy, rất cần thiết để 3 lĩnh vực này phát triển đồng bộ. Trong từng bộ phận phải nghiên cứu trách nhiệm trong việc thực thi 3 cái đồng bộ này. Có nghĩa là 3 người này phải “đi chung một xuồng”. Nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp và nhà chế biến phải cùng ngồi một xuồng nếu chìm là 3 ba cùng “chết”. Có như vậy mới tạo được niềm tin để nông dân an tâm sản xuất.
Trong sân chơi thời hội nhập, để tăng sức cạnh tranh của mặt hàng trái cây Việt Nam nói chung và trái cây ĐBSCL nói riêng, đòi hỏi những người “trong cuộc” phải nhìn thẳng vào những mặt tồn tại liên quan đến nghề vườn hiện nay, để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp nông dân có thể thu được lợi nhuận đúng với công của họ đã đầu tư trên mảnh vườn.
Hiện thị trường rau quả thế giới tiêu thụ khoảng 100 tỉ USD/năm. Năm 2006, trái cây Việt Nam tham gia vào thị trường khoảng 200 triệu USD, chiếm khoảng 0,2%. Một con số quá nhỏ bé so với tiềm năng trái cây Việt Nam. Có ý kiến cho rằng muốn thúc đẩy sự phát triển trái cây vùng ĐBSCL, cách duy nhất là gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu. Việc cần thiết phải xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL, cũng là cách mà các nước tiên tiến đã và đang áp dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.
Chuỗi liên kết sản xuất- chế biến-tiêu thụ
TS. Lê Đăng Doanh - chuyên gia tư vấn cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng mặt hàng trái cây Việt Nam chỉ có một số loại trái cây đặc sản có năng lực cạnh tranh và xuất khẩu tương đối tốt, như: bưởi Năm Roi, bưởi da xanh... nhưng xét về chất lượng thì trái cây Việt Nam còn thua trái cây của Thái Lan, Đài Loan... rất nhiều. Trái cây của họ to đồng đều, chín cùng lúc. Hàng hoá của họ có đầy đủ nhãn hiệu và chứng chỉ. Muốn được như vậy, trái cây của Việt Nam phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
Để đạt được mục tiêu nầy phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành: ngân hàng, thị trường, người thu mua và các nhà khoa học, các phòng thí nghiệm, các viện, trường cùng giúp nông dân. Nhưng quan trọng hơn cả là bản thân người nông dân cũng phải học, phải hiểu biết và trở nên năng động để vượt qua những thách thức trước mắt, đưa sản phẩm của họ chiếm lĩnh thị trường bên ngoài. Vấn đề quan trọng là làm sao cho nông dân bỏ những thói quen tiểu nông, co cụm giúp họ hình thành ý chí phấn đấu vươn lên. Nghề vườn ở ĐBSCL muốn phát triển bền vững và có thể cạnh tranh được trong hội nhập, phải có sự đồng bộ trong ba vấn đề. Đó là, sản xuất phải đồng bộ với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, vùng nguyên liệu dứa ở Thái Lan, 3 vấn đề nầy được tổ chức rất tốt, khi quy hoạch vùng chuyên canh dứa xong thì kỹ thuật trồng dứa lập tức chuyển giao cho bà con nông dân ngay và như vậy nông dân sẽ làm ra sản phẩm theo đúng như yêu cầu của nhà máy chế biến và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Lúc nông dân bắt đầu chặt dứa thì nhà máy chế biến bắt đầu khởi động, phía doanh nghiệp cũng sẵn sàng thu nhận những trái dứa đạt yêu cầu của nông dân. Ba khu vực nầy có phát triển đồng bộ mới bảo đảm hài hoà lợi ích ba bên.
Việc để nông dân tự giải quyết vấn đề sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm như hiện nay đối với bà con là không được, vì họ không có khả năng nhìn ra thị trường bên ngoài, thậm chí các nhà doanh nghiệp đôi khi cũng khó tiếp cận thị trường phải cần đến sự hỗ trợ của nhà nước để khai thông. Do đó, bà con rất cần có sự tiếp tay của nhiều phía.
Hình thành “thế chân vạc” vững chắc
Ở Việt Nam trong thời gian qua, có những nhà máy chế biến đường được xây một nơi, vùng chuyên canh mía lại ở một nẻo, hoặc chưa có vùng nguyên liệu vì vậy đã khiến cho ngành mía đường suốt thời gian qua phải đi “khập khiễng”.
ĐBSCL có 300 ngàn ha cây ăn trái nhưng ở đây hiện không có máy nhà máy chế biến trái cây. Thông thường, trái cây sản xuất ra không thể chỉ ăn tươi, vì bên cạnh những trái có mẫu mã đẹp đạt yêu cầu bán tươi của doanh nghiệp. Rất nhiều trái không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tươi phải đưa vào nhà máy chế biến ngay. Như vậy, rất cần xây dựng nhà máy chế biến đi cùng với vùng nguyên liệu để giúp nông dân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.
Theo PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - Đại học Cần Thơ, việc gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu là căn cơ của vấn đề, cho dù các lĩnh vực khoa học, khuyến nông và ngành nông nghiệp có cố gắng giúp nông dân làm ra nhiều sản phẩm đạt yêu cầu, nhưng không đưa ra được bên ngoài cũng không xong. Do vậy, ba vấn đề nầy phải được phát triển đồng bộ. Giải pháp giải quyết là từng bộ phận phải nghiêm túc nhìn lại.
Theo ông, phía sản xuất là lĩnh vực nông dân, người nông dân phải xem lại cách làm ăn để làm sao sản phẩm làm ra phải đáp ứng được yêu cầu của nhà máy chế biến và doanh nghiệp tiêu thụ. Ngược lại các nhà máy chế biến và nhà doanh nghiệp cũng phải gắn kết và tạo lòng tin với nông dân. Phát triển công nghiệp phải dựa trên cơ sở sản phẩm nông nghiệp, có như thế mới thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển, sản phẩm nông nghiệp chính là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và có mối quan hệ hỗ tương nhau.
Như vậy, chúng ta đã hình thành cái thế công- nông nghiệp vùng chuyên canh cây ăn trái mà không ai có thể cạnh tranh được. Vì chúng ta có vùng nguyên liệu đặc thù trái cây đặc sản, từ đó chế biến những loại trái cây đặc sản đưa ra thị trường bên ngoài. Mặc dù các nước tiên tiến có nhà máy hiện đại, nhưng vùng nguyên liệu trái cây đặc sản không có, như vậy chúng ta có thế mạnh trong chế biến, đồng thời nông dân sản xuất cũng an tâm vì đã có nhà máy chế biến và doanh nghiệp đứng bên cạnh tiêu thụ sản phẩm.
Do vậy, rất cần thiết để 3 lĩnh vực này phát triển đồng bộ. Trong từng bộ phận phải nghiên cứu trách nhiệm trong việc thực thi 3 cái đồng bộ này. Có nghĩa là 3 người này phải “đi chung một xuồng”. Nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp và nhà chế biến phải cùng ngồi một xuồng nếu chìm là 3 ba cùng “chết”. Có như vậy mới tạo được niềm tin để nông dân an tâm sản xuất.