Thế giới cần 10-15 tỷ USD để bảo vệ rừng mỗi năm
Trong hơn một thập kỷ qua đã có 3% diện tích rừng bị tàn phá, bình quân mỗi năm mất 7,3 triệu ha
Thế giới có diện tích rừng tự nhiên khoảng 4 tỷ ha, trong đó Brazil, Canada, Trung Quốc, Nga và Mỹ chiếm phần lớn.
Trong hơn một thập kỷ qua đã có 3% diện tích rừng bị tàn phá, bình quân mỗi năm mất 7,3 triệu ha. Thế giới cần đầu tư 10-15 tỷ USD/năm mới có thể giảm một nửa diện tích rừng bị thiêu đốt.
Báo cáo của Tổ chức Nông, Lương Liên hiệp quốc (FAO) về “Tình trạng rừng thế giới năm 2007” vừa công bố nhấn mạnh tới việc cấp thiết phải bảo vệ rừng nguyên sinh trước sự đe dọa của hiện tượng biến đổi khí hậu trái đất ấm lên. Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) cho biết từ tháng 12/2006 đến tháng 2 năm nay, trái đất trải qua đợt nóng nhất kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi nhận nhiệt độ trái đất năm 1880.
Nhiệt độ trung bình trên thế giới trong tháng 1/2007 đã cao hơn mức nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20 là 1,3 độ F (0,72 độ C). Hiện tượng khí hậu El Nino là do nhiệt độ bề mặt đại dương và đất liền ấm lên, gây ra hạn hán kéo dài, mưa lớn, bão tuyết và lũ lụt diễn ra thường xuyên. Các chuyên gia khí tượng cho biết lượng dioxit carbon (MtCO2e) tăng lên là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu trái đất, trong đó nạn đốt phá rừng nhiệt đới đã đóng góp từ 10-30% lượng khí thải làm cho trái đất ấm lên.
FAO cho rằng châu Phi, Mỹ Latinh và vùng Caribê có diện tích rừng giảm mạnh nhất. Châu Phi hiện chiếm 16% diện tích rừng thế giới, đã mất 9% rừng trong giai đoạn 1990-2005, giảm mỗi năm 0,64%, mức cao nhất thế giới. Diện tích rừng khu vực Mỹ Latinh và Caribê chiếm 47% diện tích rừng thế giới, giảm 64 triệu ha, diện tích rừng giảm mạnh nhất từ 0,46%-0,51%/năm trong thời gian 2000-2005, chủ yếu do đất rừng biến thành đất nông nghiệp.
Các nhà khoa học Panama nghiên cứu về rừng nhiệt đới Amazon cho biết nạn phá rừng ở đây đã đến mức báo động. Rừng bị tàn phá và bị chia cắt đã đưa những luồng gió nóng đến, làm cho nhiều cây lớn bị chết sớm. Nhiều loài cây lấy gỗ, các thảm thực vật và nhiều loài động vật sống dựa vào những cây cổ thụ đang biến mất khỏi khu rừng rậm nhiệt đới này, tốc độ nhanh hơn so với dự báo của các nhà khoa học trước đây. William Laurance thuộc Viện nghiên cứu nhiệt đới Smitsonit ở Panama cho biết nhiều loài cây ở rừng nhiệt đới Amazon có thể sống hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm.
Qua nghiên cứu 32.000 cây ở rừng nhiệt đới Amazon suốt 32 năm cho thấy chỉ trong một thập kỷ, những loài cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi đã bị huỷ hoại nghiêm trọng. Cộng đồng thực vật ở đây đang bị phát quang và chia nhỏ do sự bành trướng của các trang trại chăn nuôi gia súc quy mô lớn, nạn đốt phá rừng lấy đất trồng trọt, nạn đốn gỗ trái phép và hiểm họa cháy rừng.
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết trong 5 năm qua tốc độ phá rừng tăng nhanh tại Đông Nam Á, đe dọa môi trường sống của con người cũng như sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật bị đe dọa.
Theo AFP, các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu không có các hành động quản lý khẩn cấp hữu hiệu sẽ có tới 98% rừng nhiệt đới ở Indonesia và một số nước khác ở ĐNÁ bị biến mất vào năm 2022. Các nhà bảo vệ môi trường kêu gọi cần có sự thay đổi nhận thức ở người tiêu dùng, tăng cường công tác quản lý rừng của các cơ quan công quyền để đảm bảo việc khai thác gỗ có phép đi đôi với việc trồng rừng.
Nhu cầu gỗ và nhiên liệu sinh học ngày càng lớn, các công ty khai thác gỗ trái phép đã lùng sục khắp nơi, nhất là các khu rừng quốc gia tại Indonesia. Ngân hàng thế giới (WB) cho biết Indonesia có diện tích rừng nhiệt đới 90 triệu ha, chiếm 10% diện tích rừng nhiệt đới còn lại trên trái đất. Khoảng 83% trong tổng số hàng chục triệu m3 gỗ khai thác bất hợp pháp mỗi năm là ở Indonesia. Rừng bị tàn phá đã gây ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc, ảnh hưởng tới cả những nước láng giềng như Malaysia, Singpore và Brunei.
Quốc vụ khanh phụ trách môi trường Indonesia, ông Rachmat Witoelar nói Chính phủ đã chi 66 triệu USD cho chương trình bảo vệ rừng và phòng chống khói bụi năm 2007.
Tại Thái Lan, tình trạng chặt phá rừng lấy đất trồng trọt và nạn cháy rừng do con người bất cẩn cũng đang diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở các tỉnh phía bắc Chiang Mai và Chiang Rai. Theo Bộ Y tế nước này đây là khu vực thảm họa về môi trường. Mật độ khói bụi trong không khí đã lên tới mức 383 microgram trên một mét khối. Mật độ khói bụi trên 300 microgram đã coi là mức độ nguy hiểm đối với con người, có thể gây ra một số bệnh về phổi, hen suyễn và bệnh về tim mạch.
Chính quyền Thái Lan đã phải huy động 100.000 tình nguyện viên đến các khu vực có cháy rừng phát mặt nạ phòng độc cho nhân dân. Các quan chức môi trường cho rằng những nỗ lực dập các đám cháy rừng bằng máy bay hay tạo mưa nhân tạo chưa có hiệu quả. Chính phủ Thái Lan cảnh báo nạn cháy rừng và tình trạng khói bụi dày đặc còn kéo dài đến hết tháng 4 và có thể đến tháng 6 tới.
Trong hơn một thập kỷ qua đã có 3% diện tích rừng bị tàn phá, bình quân mỗi năm mất 7,3 triệu ha. Thế giới cần đầu tư 10-15 tỷ USD/năm mới có thể giảm một nửa diện tích rừng bị thiêu đốt.
Báo cáo của Tổ chức Nông, Lương Liên hiệp quốc (FAO) về “Tình trạng rừng thế giới năm 2007” vừa công bố nhấn mạnh tới việc cấp thiết phải bảo vệ rừng nguyên sinh trước sự đe dọa của hiện tượng biến đổi khí hậu trái đất ấm lên. Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) cho biết từ tháng 12/2006 đến tháng 2 năm nay, trái đất trải qua đợt nóng nhất kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi nhận nhiệt độ trái đất năm 1880.
Nhiệt độ trung bình trên thế giới trong tháng 1/2007 đã cao hơn mức nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20 là 1,3 độ F (0,72 độ C). Hiện tượng khí hậu El Nino là do nhiệt độ bề mặt đại dương và đất liền ấm lên, gây ra hạn hán kéo dài, mưa lớn, bão tuyết và lũ lụt diễn ra thường xuyên. Các chuyên gia khí tượng cho biết lượng dioxit carbon (MtCO2e) tăng lên là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu trái đất, trong đó nạn đốt phá rừng nhiệt đới đã đóng góp từ 10-30% lượng khí thải làm cho trái đất ấm lên.
FAO cho rằng châu Phi, Mỹ Latinh và vùng Caribê có diện tích rừng giảm mạnh nhất. Châu Phi hiện chiếm 16% diện tích rừng thế giới, đã mất 9% rừng trong giai đoạn 1990-2005, giảm mỗi năm 0,64%, mức cao nhất thế giới. Diện tích rừng khu vực Mỹ Latinh và Caribê chiếm 47% diện tích rừng thế giới, giảm 64 triệu ha, diện tích rừng giảm mạnh nhất từ 0,46%-0,51%/năm trong thời gian 2000-2005, chủ yếu do đất rừng biến thành đất nông nghiệp.
Các nhà khoa học Panama nghiên cứu về rừng nhiệt đới Amazon cho biết nạn phá rừng ở đây đã đến mức báo động. Rừng bị tàn phá và bị chia cắt đã đưa những luồng gió nóng đến, làm cho nhiều cây lớn bị chết sớm. Nhiều loài cây lấy gỗ, các thảm thực vật và nhiều loài động vật sống dựa vào những cây cổ thụ đang biến mất khỏi khu rừng rậm nhiệt đới này, tốc độ nhanh hơn so với dự báo của các nhà khoa học trước đây. William Laurance thuộc Viện nghiên cứu nhiệt đới Smitsonit ở Panama cho biết nhiều loài cây ở rừng nhiệt đới Amazon có thể sống hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm.
Qua nghiên cứu 32.000 cây ở rừng nhiệt đới Amazon suốt 32 năm cho thấy chỉ trong một thập kỷ, những loài cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi đã bị huỷ hoại nghiêm trọng. Cộng đồng thực vật ở đây đang bị phát quang và chia nhỏ do sự bành trướng của các trang trại chăn nuôi gia súc quy mô lớn, nạn đốt phá rừng lấy đất trồng trọt, nạn đốn gỗ trái phép và hiểm họa cháy rừng.
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết trong 5 năm qua tốc độ phá rừng tăng nhanh tại Đông Nam Á, đe dọa môi trường sống của con người cũng như sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật bị đe dọa.
Theo AFP, các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu không có các hành động quản lý khẩn cấp hữu hiệu sẽ có tới 98% rừng nhiệt đới ở Indonesia và một số nước khác ở ĐNÁ bị biến mất vào năm 2022. Các nhà bảo vệ môi trường kêu gọi cần có sự thay đổi nhận thức ở người tiêu dùng, tăng cường công tác quản lý rừng của các cơ quan công quyền để đảm bảo việc khai thác gỗ có phép đi đôi với việc trồng rừng.
Nhu cầu gỗ và nhiên liệu sinh học ngày càng lớn, các công ty khai thác gỗ trái phép đã lùng sục khắp nơi, nhất là các khu rừng quốc gia tại Indonesia. Ngân hàng thế giới (WB) cho biết Indonesia có diện tích rừng nhiệt đới 90 triệu ha, chiếm 10% diện tích rừng nhiệt đới còn lại trên trái đất. Khoảng 83% trong tổng số hàng chục triệu m3 gỗ khai thác bất hợp pháp mỗi năm là ở Indonesia. Rừng bị tàn phá đã gây ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc, ảnh hưởng tới cả những nước láng giềng như Malaysia, Singpore và Brunei.
Quốc vụ khanh phụ trách môi trường Indonesia, ông Rachmat Witoelar nói Chính phủ đã chi 66 triệu USD cho chương trình bảo vệ rừng và phòng chống khói bụi năm 2007.
Tại Thái Lan, tình trạng chặt phá rừng lấy đất trồng trọt và nạn cháy rừng do con người bất cẩn cũng đang diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở các tỉnh phía bắc Chiang Mai và Chiang Rai. Theo Bộ Y tế nước này đây là khu vực thảm họa về môi trường. Mật độ khói bụi trong không khí đã lên tới mức 383 microgram trên một mét khối. Mật độ khói bụi trên 300 microgram đã coi là mức độ nguy hiểm đối với con người, có thể gây ra một số bệnh về phổi, hen suyễn và bệnh về tim mạch.
Chính quyền Thái Lan đã phải huy động 100.000 tình nguyện viên đến các khu vực có cháy rừng phát mặt nạ phòng độc cho nhân dân. Các quan chức môi trường cho rằng những nỗ lực dập các đám cháy rừng bằng máy bay hay tạo mưa nhân tạo chưa có hiệu quả. Chính phủ Thái Lan cảnh báo nạn cháy rừng và tình trạng khói bụi dày đặc còn kéo dài đến hết tháng 4 và có thể đến tháng 6 tới.