Thế giới được cứu, Phố Wall “đại nhảy vọt”
Khép lại phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt trên 4% ở cả ba chỉ số chính
Khép lại phiên cuối cùng của tháng 11, chứng khoán Mỹ tăng vọt trên 4% ở cả ba chỉ số chính, sau khi 6 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới cắt giảm chi phí giao dịch bằng đồng USD, nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tín dụng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 490,05 điểm, tương ứng 4,24%, lên 12.045,68 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 23/3/2009. S&P 500 nhảy 51,77 điểm (+4,33%) lên 1.246,96 điểm. Nasdaq Composite tiến 104,83 điểm (+4,17%) lên 2.620,34 điểm.
Như vậy, tính chung cả tháng 11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 0,8%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 0,5% và Nasdaq hạ tới 2,4%.
Khối lượng giao dịch bùng nổ với khoảng 10,9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,96 tỷ cổ phiếu năm nay. Tỷ lệ mã tăng/ giảm ở sàn New York là 7/1, còn ở sàn Nasdaq là 5/1.
Hôm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương Anh, Nhật, Thụy Sỹ, Canada công bố kế hoạch chung, hạ giá đối với các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng đồng USD bớt 0,5% từ 5/12 và kéo dài các hợp đồng này đến ngày 1/2/2013.
Bên cạnh đó, 6 tổ chức tài chính này cũng thiết lập một cơ chế tạm thời, cho phép bất kỳ ngân hàng nào trong 6 tổ chức trên dễ dàng tiếp cận được tới đồng Euro, Yên Nhật, bảng Anh, franc Thụy Sỹ và đôla Canada nếu cần để hỗ trợ các ngân hàng khu vực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ công bố kế hoạch tăng cường thanh khoản bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tài chính xuống 0,5%, lần đầu tiên trong 3 năm. Hiệu lực của kế hoạch này cũng từ ngày 5/12 tới.
Quyết định của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã khiến nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh. Chỉ số S&P tài chính bật tới 6,6%. Chỉ số S&P nguyên vật liệu cũng tăng được 5,9% sau khi Mỹ công bố lĩnh vực tư nhân trong tháng 10 vừa qua tuyển dụng nhân công mạnh nhất trong gần 1 năm.
Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn châu Âu tăng tốc mạnh mẽ trong phiên cuối cùng của tháng 11. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 3,16% lên mức 5.505,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 4,22% lên 3.154,62 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng vọt 4,98% lên mốc 6.088,84 điểm.
Ở chiều ngược lại, các sàn châu Á rớt thê thảm. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Trung Quốc, với chỉ số Shanghai Composite giảm tới 3,27% xuống còn 2.333,41 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,46% xuống 17.989,30 điểm và chỉ số Taiex của Đài Loan hạ 1,21%.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 490,05 điểm, tương ứng 4,24%, lên 12.045,68 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 23/3/2009. S&P 500 nhảy 51,77 điểm (+4,33%) lên 1.246,96 điểm. Nasdaq Composite tiến 104,83 điểm (+4,17%) lên 2.620,34 điểm.
Như vậy, tính chung cả tháng 11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 0,8%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 0,5% và Nasdaq hạ tới 2,4%.
Khối lượng giao dịch bùng nổ với khoảng 10,9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,96 tỷ cổ phiếu năm nay. Tỷ lệ mã tăng/ giảm ở sàn New York là 7/1, còn ở sàn Nasdaq là 5/1.
Hôm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương Anh, Nhật, Thụy Sỹ, Canada công bố kế hoạch chung, hạ giá đối với các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng đồng USD bớt 0,5% từ 5/12 và kéo dài các hợp đồng này đến ngày 1/2/2013.
Bên cạnh đó, 6 tổ chức tài chính này cũng thiết lập một cơ chế tạm thời, cho phép bất kỳ ngân hàng nào trong 6 tổ chức trên dễ dàng tiếp cận được tới đồng Euro, Yên Nhật, bảng Anh, franc Thụy Sỹ và đôla Canada nếu cần để hỗ trợ các ngân hàng khu vực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ công bố kế hoạch tăng cường thanh khoản bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tài chính xuống 0,5%, lần đầu tiên trong 3 năm. Hiệu lực của kế hoạch này cũng từ ngày 5/12 tới.
Quyết định của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã khiến nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh. Chỉ số S&P tài chính bật tới 6,6%. Chỉ số S&P nguyên vật liệu cũng tăng được 5,9% sau khi Mỹ công bố lĩnh vực tư nhân trong tháng 10 vừa qua tuyển dụng nhân công mạnh nhất trong gần 1 năm.
Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn châu Âu tăng tốc mạnh mẽ trong phiên cuối cùng của tháng 11. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 3,16% lên mức 5.505,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 4,22% lên 3.154,62 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng vọt 4,98% lên mốc 6.088,84 điểm.
Ở chiều ngược lại, các sàn châu Á rớt thê thảm. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Trung Quốc, với chỉ số Shanghai Composite giảm tới 3,27% xuống còn 2.333,41 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,46% xuống 17.989,30 điểm và chỉ số Taiex của Đài Loan hạ 1,21%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.555,60 | 12.045,70 | 490,05 | 4,24 |
S&P 500 | 1.195,19 | 1.246,96 | 51,77 | 4,33 | |
Nasdaq | 2.515,51 | 2.620,34 | 104,83 | 4,17 | |
Anh | FTSE 100 | 5.337,00 | 5.505,42 | 168,42 | 3,16 |
Pháp | CAC 40 | 3.026,76 | 3.154,62 | 127,86 | 4,22 |
Đức | DAX | 5.799,91 | 6.088,84 | 288,93 | 4,98 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.477,82 | 8.434,61 | 43,21 | 0,51 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.256,20 | 17.989,30 | 266,85 | 1,46 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.412,39 | 2.333,41 | 78,98 | 3,27 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.988,65 | 6.904,12 | 84,53 | 1,21 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.856,52 | 1.847,51 | 9,01 | 0,49 |
Singapore | Straits Times | 2.688,10 | 2.702,46 | 14,36 | 0,53 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |