Thêm cổ phiếu thép niêm yết trên HNX
Ngày 5/5 tới, 15 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thép Dana - Ý (mã DNY) sẽ chính thức niêm yết và giao dịch tại HNX
Ngày 5/5 tới, 15 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thép Dana - Ý (mã DNY) sẽ chính thức niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Đây là doanh nghiệp thứ 16 của ngành thép được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tính đến thời điểm này.
Dana - Ý được thành lập từ đầu năm 2008 trên cơ sở chuyển đổi đơn vị sản xuất thép số 4 thuộc Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi - một công ty đã có 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép. Sau khi chuyển đổi, Thành Lợi hiện là cổ đông lớn nhất của Dana - Ý với tỷ lệ sở hữu hơn 44,66%. Đây cũng là cổ đông góp phần tạo lợi thế cho Dana - Ý trong việc khai thác thị trường thép miền Trung qua các quan hệ đối tác.
Dana - Ý hiện đang sở hữu hệ thống dây chuyền sản xuất có khả năng kết hợp cả 2 quy trình luyện và cán. Khả năng bố trí đường công nghệ khép kín giúp công ty này tiết kiệm được khoảng 6% chi phí, bao gồm chi phí vận chuyển nguyên liệu, tiêu hao nhiên liệu gia nhiệt phôi và cắt giảm 30% lượng khí thải.
Năng lực sản xuất của công ty này hiện ở mức trung bình so với ngành với công suất luyện là 150.000 tấn/năm và cán là 120.000 tấn/năm. Năng lực sản xuất sẽ được tăng lên đáng kể trong thời gian tới sau khi Công ty hoàn thiện việc lắp đặt dây chuyền 2.
Theo phân tích của tổ chức tư vấn niêm yết, Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), Dana – Ý được hưởng lợi lớn từ yếu tố giá vốn đầu tư thấp của dây chuyền 1 và yếu tố tỷ giá với dây chuyền 2. Mức tỷ giá VND/USD chốt tại thời điểm 2008 là 17.491 đồng/USD đã mang lợi thế giá trị đầu tư khoảng 10,5% so với hiện tại cho dây chuyền 2, trong khi dây chuyền 1 có lúc được quy đổi “tương đương giá thép phế liệu”. Những lợi thế đó giúp cho công ty tiết kiệm được tới 30% so với giá trị thực tế đầu tư hiện nay.
Cũng theo SHS, với giá bán sản phẩm thấp hơn 500.000 đồng/tấn so với các doanh nghiệp cùng ngành, thép Dana - Ý nắm lợi thế về giá để chiếm hơn 60% thị phần tại trường Đà nẵng và miền Trung sau một năm đi vào sản xuất.
Về kết quả kinh doanh, trong năm 2009 - năm đầu tiên đi vào sản xuất, Dana - Ý đã đạt doanh thu 642 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 78 tỷ đồng; tỷ lệ lãi gộp là 17%. “Đây là mức cao nhất nếu so với các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng đơn thuần và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 43%, đứng thử 3 trong các doanh nghiệp của ngành thép”, SHS phân tích.
Quý 1/2010, công ty này đạt mức lợi nhuận gần 20 tỷ đồng, tương đương 23% kế hoạch năm. Theo diễn biến những năm gần đây, quý 2 và quý 4 mới là thời điểm thép được tiêu thụ mạnh nhất tại thị trường miền Trung.
Còn trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014, Dana – Ý đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 25%.
Đây là doanh nghiệp thứ 16 của ngành thép được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tính đến thời điểm này.
Dana - Ý được thành lập từ đầu năm 2008 trên cơ sở chuyển đổi đơn vị sản xuất thép số 4 thuộc Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi - một công ty đã có 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép. Sau khi chuyển đổi, Thành Lợi hiện là cổ đông lớn nhất của Dana - Ý với tỷ lệ sở hữu hơn 44,66%. Đây cũng là cổ đông góp phần tạo lợi thế cho Dana - Ý trong việc khai thác thị trường thép miền Trung qua các quan hệ đối tác.
Dana - Ý hiện đang sở hữu hệ thống dây chuyền sản xuất có khả năng kết hợp cả 2 quy trình luyện và cán. Khả năng bố trí đường công nghệ khép kín giúp công ty này tiết kiệm được khoảng 6% chi phí, bao gồm chi phí vận chuyển nguyên liệu, tiêu hao nhiên liệu gia nhiệt phôi và cắt giảm 30% lượng khí thải.
Năng lực sản xuất của công ty này hiện ở mức trung bình so với ngành với công suất luyện là 150.000 tấn/năm và cán là 120.000 tấn/năm. Năng lực sản xuất sẽ được tăng lên đáng kể trong thời gian tới sau khi Công ty hoàn thiện việc lắp đặt dây chuyền 2.
Theo phân tích của tổ chức tư vấn niêm yết, Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), Dana – Ý được hưởng lợi lớn từ yếu tố giá vốn đầu tư thấp của dây chuyền 1 và yếu tố tỷ giá với dây chuyền 2. Mức tỷ giá VND/USD chốt tại thời điểm 2008 là 17.491 đồng/USD đã mang lợi thế giá trị đầu tư khoảng 10,5% so với hiện tại cho dây chuyền 2, trong khi dây chuyền 1 có lúc được quy đổi “tương đương giá thép phế liệu”. Những lợi thế đó giúp cho công ty tiết kiệm được tới 30% so với giá trị thực tế đầu tư hiện nay.
Cũng theo SHS, với giá bán sản phẩm thấp hơn 500.000 đồng/tấn so với các doanh nghiệp cùng ngành, thép Dana - Ý nắm lợi thế về giá để chiếm hơn 60% thị phần tại trường Đà nẵng và miền Trung sau một năm đi vào sản xuất.
Về kết quả kinh doanh, trong năm 2009 - năm đầu tiên đi vào sản xuất, Dana - Ý đã đạt doanh thu 642 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 78 tỷ đồng; tỷ lệ lãi gộp là 17%. “Đây là mức cao nhất nếu so với các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng đơn thuần và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 43%, đứng thử 3 trong các doanh nghiệp của ngành thép”, SHS phân tích.
Quý 1/2010, công ty này đạt mức lợi nhuận gần 20 tỷ đồng, tương đương 23% kế hoạch năm. Theo diễn biến những năm gần đây, quý 2 và quý 4 mới là thời điểm thép được tiêu thụ mạnh nhất tại thị trường miền Trung.
Còn trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014, Dana – Ý đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 25%.