Thêm một nguồn vốn cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
Ngày 24/1/2007, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã thông báo về một chương trình tín dụng mới dành cho khu vực tư nhân
Ngày 24/1/2007, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã thông báo về một chương trình tín dụng mới dành cho khu vực tư nhân.
Ông Marc Normann, Cố vấn trưởng Ban tài chính và hợp tác thương mại - Bộ Ngoại giao Đan Mạch, đã chia sẻ với chúng tôi những nội dung chính của chương trình. Đây là khoản vay ưu đãi không lãi suất với thời hạn vay 10 năm, triển khai từ năm 2007.
Với việc Đan Mạch quyết định mở rộng đối tượng cấp tín dụng hỗn hợp cho các công ty tư nhân của VN, ông có thể cho biết những doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cụ thể nào sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng này?
Tín dụng của chúng tôi về bản chất là tín dụng không lãi suất, hỗ trợ cho việc mua các thiết bị công nghệ phục vụ cho sản xuất. Nguồn tín dụng này tập trung vào những dự án sản xuất như chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, chế biến thuỷ sản, dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm...
Bằng cách đó, chúng tôi cũng sẽ tạo ra sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho các công ty tư nhân của Việt Nam.
Các dự án như thế nào đủ tiêu chuẩn để nhận tài trợ?
Các dự án chúng tôi hướng tới hỗ trợ phải đảm bảo được các yếu tố và tính chất hỗ trợ cho phát triển của Việt Nam. Ví dụ như dự án phải tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng xuất khẩu, giúp sản xuất ra những mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu.
Theo cách xác định dự án đó, tôi tin tưởng ở Việt Nam sẽ có rất nhiều dự án đảm bảo được yếu tố như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có khống chế số tiền được vay đối với các dự án trình lên, từ 1 triệu - 2,7 triệu USD (16 tỉ - 43 tỉ VND).
Cơ chế vận hành tín dụng này sẽ như thế nào?
Cơ chế hoạt động của tín dụng này là một ngân hàng của Đan Mạch cho một ngân hàng Việt Nam vay tiền, rồi ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục cho các công ty của Việt Nam vay lại. Tuy nhiên, công ty đó sẽ phải ký một hợp đồng thương mại mua công nghệ và thiết bị của một nhà thầu Đan Mạch.
Tôi xin lưu ý là nhà thầu bắt buộc phải là nhà thầu Đan Mạch nhưng nhà thầu đó có thể mua hàng hoá, thiết bị từ bất kể nước nào khác, không nhất thiết phải có xuất xứ từ Đan Mạch.
Chúng tôi đã làm việc với ngân hàng Vietcombank, ACB và BIDV và họ đều cho rằng đây là nguồn vốn hữu ích. Theo chương trình này, chúng tôi không đặt ra một khoản tiền cố định nào đó dành cho Việt Nam mà cứ càng nhiều dự án khả thi càng giành được thêm nhiều vốn.
Như vậy, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều nước khác đang nhận tài trợ của Đan Mạch trong chương trình hỗ trợ này.
Như vậy có thể hiểu là 3 ngân hàng đó được chỉ định để đứng ra cho các doanh nghiệp vay lại?
Đó không phải là các ngân hàng được chỉ định. Chúng tôi tiếp xúc với 3 ngân hàng này bởi vì theo báo cáo hiện giờ chúng tôi có được thì đó là những ngân hàng đang đảm bảo hệ số tín nhiệm đối với chúng tôi.
Có thể nói hiện nay ở Việt Nam đang có 4 ngân hàng có hệ số tín nhiệm đảm bảo. Ngoài 3 ngân hàng đã đề cập ở trên, còn có Ngân hàng Công thương Việt Nam. Những ngân hàng này đang ở cấp độ D về hệ số tín nhiệm. Tới thời điểm này, tôi cũng chưa biết còn có ngân hàng nào khác ở Việt Nam đảm bảo hệ số tín nhiệm hay không.
Thời gian thẩm định dự án bao nhiêu lâu?
Điều đó phụ thuộc vào dự án doanh nghiệp gửi đến dưới dạng nào. Nhưng tôi nghĩ phải mất 3-4 tháng cho thời gian thẩm định. Sau đó, chủ dự án tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng và ngân hàng chuẩn bị hiệp định vay. Chính vì vậy để hoàn tất các bước cho đến khi có thể khởi động dự án mất khoảng 6 tháng.
Làm thế nào để các công ty Việt Nam tiếp xúc được với nguồn ưu đãi này?
Nơi mà các công ty Việt Nam phải tiếp xúc đầu tiên để trình dự án chính là Đại sứ quán Đan Mạch. Qua sứ quán, chúng tôi có thể tư vấn cho các doanh nghiệp với từng dự án cụ thể cần tiếp xúc với ngân hàng nào, ai ở ngân hàng đó có thể cung cấp thông tin cách thức vay.
Trong trường hợp nhận thấy đây là dự án tốt, có thể cho vay được, phía Đan Mạch sẽ cử chuyên gia tư vấn sang làm nghiên cứu khả thi đồng thời thẩm định dự án. Riêng đối với dự án có quy mô nhỏ (dưới 2,7 triệu USD), chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí chuẩn bị nghiên cứu khả thi cho các dự án.
Ông Marc Normann, Cố vấn trưởng Ban tài chính và hợp tác thương mại - Bộ Ngoại giao Đan Mạch, đã chia sẻ với chúng tôi những nội dung chính của chương trình. Đây là khoản vay ưu đãi không lãi suất với thời hạn vay 10 năm, triển khai từ năm 2007.
Với việc Đan Mạch quyết định mở rộng đối tượng cấp tín dụng hỗn hợp cho các công ty tư nhân của VN, ông có thể cho biết những doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cụ thể nào sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng này?
Tín dụng của chúng tôi về bản chất là tín dụng không lãi suất, hỗ trợ cho việc mua các thiết bị công nghệ phục vụ cho sản xuất. Nguồn tín dụng này tập trung vào những dự án sản xuất như chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, chế biến thuỷ sản, dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm...
Bằng cách đó, chúng tôi cũng sẽ tạo ra sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho các công ty tư nhân của Việt Nam.
Các dự án như thế nào đủ tiêu chuẩn để nhận tài trợ?
Các dự án chúng tôi hướng tới hỗ trợ phải đảm bảo được các yếu tố và tính chất hỗ trợ cho phát triển của Việt Nam. Ví dụ như dự án phải tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng xuất khẩu, giúp sản xuất ra những mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu.
Theo cách xác định dự án đó, tôi tin tưởng ở Việt Nam sẽ có rất nhiều dự án đảm bảo được yếu tố như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có khống chế số tiền được vay đối với các dự án trình lên, từ 1 triệu - 2,7 triệu USD (16 tỉ - 43 tỉ VND).
Cơ chế vận hành tín dụng này sẽ như thế nào?
Cơ chế hoạt động của tín dụng này là một ngân hàng của Đan Mạch cho một ngân hàng Việt Nam vay tiền, rồi ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục cho các công ty của Việt Nam vay lại. Tuy nhiên, công ty đó sẽ phải ký một hợp đồng thương mại mua công nghệ và thiết bị của một nhà thầu Đan Mạch.
Tôi xin lưu ý là nhà thầu bắt buộc phải là nhà thầu Đan Mạch nhưng nhà thầu đó có thể mua hàng hoá, thiết bị từ bất kể nước nào khác, không nhất thiết phải có xuất xứ từ Đan Mạch.
Chúng tôi đã làm việc với ngân hàng Vietcombank, ACB và BIDV và họ đều cho rằng đây là nguồn vốn hữu ích. Theo chương trình này, chúng tôi không đặt ra một khoản tiền cố định nào đó dành cho Việt Nam mà cứ càng nhiều dự án khả thi càng giành được thêm nhiều vốn.
Như vậy, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều nước khác đang nhận tài trợ của Đan Mạch trong chương trình hỗ trợ này.
Như vậy có thể hiểu là 3 ngân hàng đó được chỉ định để đứng ra cho các doanh nghiệp vay lại?
Đó không phải là các ngân hàng được chỉ định. Chúng tôi tiếp xúc với 3 ngân hàng này bởi vì theo báo cáo hiện giờ chúng tôi có được thì đó là những ngân hàng đang đảm bảo hệ số tín nhiệm đối với chúng tôi.
Có thể nói hiện nay ở Việt Nam đang có 4 ngân hàng có hệ số tín nhiệm đảm bảo. Ngoài 3 ngân hàng đã đề cập ở trên, còn có Ngân hàng Công thương Việt Nam. Những ngân hàng này đang ở cấp độ D về hệ số tín nhiệm. Tới thời điểm này, tôi cũng chưa biết còn có ngân hàng nào khác ở Việt Nam đảm bảo hệ số tín nhiệm hay không.
Thời gian thẩm định dự án bao nhiêu lâu?
Điều đó phụ thuộc vào dự án doanh nghiệp gửi đến dưới dạng nào. Nhưng tôi nghĩ phải mất 3-4 tháng cho thời gian thẩm định. Sau đó, chủ dự án tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng và ngân hàng chuẩn bị hiệp định vay. Chính vì vậy để hoàn tất các bước cho đến khi có thể khởi động dự án mất khoảng 6 tháng.
Làm thế nào để các công ty Việt Nam tiếp xúc được với nguồn ưu đãi này?
Nơi mà các công ty Việt Nam phải tiếp xúc đầu tiên để trình dự án chính là Đại sứ quán Đan Mạch. Qua sứ quán, chúng tôi có thể tư vấn cho các doanh nghiệp với từng dự án cụ thể cần tiếp xúc với ngân hàng nào, ai ở ngân hàng đó có thể cung cấp thông tin cách thức vay.
Trong trường hợp nhận thấy đây là dự án tốt, có thể cho vay được, phía Đan Mạch sẽ cử chuyên gia tư vấn sang làm nghiên cứu khả thi đồng thời thẩm định dự án. Riêng đối với dự án có quy mô nhỏ (dưới 2,7 triệu USD), chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí chuẩn bị nghiên cứu khả thi cho các dự án.