Thêm ngân hàng nâng lãi suất huy động VND lên gần 12%
Thêm một ngân hàng thương mại cổ phần thông báo tăng mạnh lãi suất tiết kiệm VND với mức cao nhất lên tới 11,9%/năm
Cuối chiều 14/4, thêm một ngân hàng thương mại cổ phần thông báo tăng mạnh lãi suất tiết kiệm VND với mức cao nhất lên tới 11,9%/năm.
Theo thông báo của Ngân hàng Việt Á (VietABank), từ ngày 14/4, ngân hàng này tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND cho nhiều kỳ hạn gửi tiền. Với hình thức lãnh lãi cuối kỳ, lãi suất trong lần điều chỉnh này tăng trung bình từ 0,51% - 1,31%/năm.
Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,00%/năm; kỳ hạn 2 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,20%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,50%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,60%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,70%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,80%/năm; kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,50%/năm.
Cùng với các mức lãi suất nói trên, với những khách hàng gửi từ 100 triệu VND trở lên VietABank sẽ cộng thêm lãi suất thưởng từ 0,03%/năm đến 0,1%/năm theo các mức giá trị tiền gửi. Theo đó, với khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng, ở kỳ hạn 12 tháng người gửi có lãi suất tối đa lên tới 11,9%/năm.
Như vậy, đến cuối ngày 14/4, VietABank là ngân hàng thứ hai thông báo tăng mạnh lãi suất huy động VND. Trước đó, Ngân hàng Á châu (ACB) cũng vừa áp biểu lãi suất huy động mới với mức cao nhất là 11,6%/năm.
Theo giải thích từ phía ACB, những mức lãi suất mới không có chênh lệch lớn so với trước đây. Trong thời gian qua hầu hết các ngân hàng đều áp mức cao nhất và phổ biến ở nhiều kỳ hạn là 10,49%/năm, nhưng bên cạnh đó, các hình thức cộng thưởng, tặng tiền mặt, tặng vàng… đã gián tiếp đẩy lãi suất thực tế lên cao.
Trước những điều chỉnh nói trên, một số ý kiến đặt vấn đề liệu đây có phải là hiện tượng vượt “trần” lãi suất huy động 10,5%/năm của Ngân hàng Nhà nước hay không?
Về vấn đề này, phía ngân hàng cho rằng hiện không có quy định nào về mức “trần” lãi suất huy động VND. Mốc 10,5%/năm chỉ là một mức mà trước đó Ngân hàng Nhà nước xác định để kiểm tra những trường hợp đẩy lãi suất vượt mốc này có vấn đề về thanh khoản hay không.
Trong thông tin trước đây, VnEconomy cũng đã đề cập đến câu chuyện này.
Cụ thể, ngày 2/12/2009, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 9484/NHNN-VP với nội dung chính: Để tạo sự ổn định mặt bằng lãi suất chung, các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất huy động VND cao nhất dưới 10,5%/năm. Những trường hợp tăng lãi suất huy động từ mức 10,5%/năm trở lên, phá vỡ mặt bằng huy động trên thị trường, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành xem xét toàn diện hoạt động của tổ chức tín dụng đó.
Sau văn bản trên, một số ngân hàng thương mại vừa mới áp lãi suất huy động 10,5%/năm ở một số kỳ hạn vội vàng rút về mốc 10,49%/năm. Vô hình chung, mốc 10,5% đó trở thành "trần" lãi suất huy động VND. Từ đó đến nay, đa số các thành viên vẫn đang kéo thẳng mức 10,49%/năm, thậm chí 10,499%/năm cho hầu hết các kỳ hạn, không phân biệt ngắn, trung hay dài hạn.
Theo thông báo của Ngân hàng Việt Á (VietABank), từ ngày 14/4, ngân hàng này tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND cho nhiều kỳ hạn gửi tiền. Với hình thức lãnh lãi cuối kỳ, lãi suất trong lần điều chỉnh này tăng trung bình từ 0,51% - 1,31%/năm.
Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,00%/năm; kỳ hạn 2 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,20%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,50%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,60%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,70%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,80%/năm; kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng tăng từ 10,49%/năm lên 11,50%/năm.
Cùng với các mức lãi suất nói trên, với những khách hàng gửi từ 100 triệu VND trở lên VietABank sẽ cộng thêm lãi suất thưởng từ 0,03%/năm đến 0,1%/năm theo các mức giá trị tiền gửi. Theo đó, với khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng, ở kỳ hạn 12 tháng người gửi có lãi suất tối đa lên tới 11,9%/năm.
Như vậy, đến cuối ngày 14/4, VietABank là ngân hàng thứ hai thông báo tăng mạnh lãi suất huy động VND. Trước đó, Ngân hàng Á châu (ACB) cũng vừa áp biểu lãi suất huy động mới với mức cao nhất là 11,6%/năm.
Theo giải thích từ phía ACB, những mức lãi suất mới không có chênh lệch lớn so với trước đây. Trong thời gian qua hầu hết các ngân hàng đều áp mức cao nhất và phổ biến ở nhiều kỳ hạn là 10,49%/năm, nhưng bên cạnh đó, các hình thức cộng thưởng, tặng tiền mặt, tặng vàng… đã gián tiếp đẩy lãi suất thực tế lên cao.
Trước những điều chỉnh nói trên, một số ý kiến đặt vấn đề liệu đây có phải là hiện tượng vượt “trần” lãi suất huy động 10,5%/năm của Ngân hàng Nhà nước hay không?
Về vấn đề này, phía ngân hàng cho rằng hiện không có quy định nào về mức “trần” lãi suất huy động VND. Mốc 10,5%/năm chỉ là một mức mà trước đó Ngân hàng Nhà nước xác định để kiểm tra những trường hợp đẩy lãi suất vượt mốc này có vấn đề về thanh khoản hay không.
Trong thông tin trước đây, VnEconomy cũng đã đề cập đến câu chuyện này.
Cụ thể, ngày 2/12/2009, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 9484/NHNN-VP với nội dung chính: Để tạo sự ổn định mặt bằng lãi suất chung, các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất huy động VND cao nhất dưới 10,5%/năm. Những trường hợp tăng lãi suất huy động từ mức 10,5%/năm trở lên, phá vỡ mặt bằng huy động trên thị trường, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành xem xét toàn diện hoạt động của tổ chức tín dụng đó.
Sau văn bản trên, một số ngân hàng thương mại vừa mới áp lãi suất huy động 10,5%/năm ở một số kỳ hạn vội vàng rút về mốc 10,49%/năm. Vô hình chung, mốc 10,5% đó trở thành "trần" lãi suất huy động VND. Từ đó đến nay, đa số các thành viên vẫn đang kéo thẳng mức 10,49%/năm, thậm chí 10,499%/năm cho hầu hết các kỳ hạn, không phân biệt ngắn, trung hay dài hạn.