Thêm nhiều công ty Nhật đầu tư vào Việt Nam?
Hiện Nhật Bản đang đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam
Hơn 40 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu tại vùng Kansai đã tham dự Hội thảo Kinh tế Việt - Nhật tổ chức chiều 17/4 nhằm trao đổi và triển khai các dự án đầu tư giữa hai nước.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam đều sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hiện Nhật Bản đang đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 766 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 7,7 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt trên 5,2 tỷ USD.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc, cho rằng Việt Nam đã kết thúc giai đoạn "đầu tư thăm dò" từ vài năm nay và đã hội tụ đủ điều kiện để các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào những dự án lớn, làm ăn lâu dài.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Norio Hattori cũng đăng đàn kêu gọi nhà đầu tư bỏ vốn nhiều hơn nữa vào Việt Nam. Ông tỏ ý "bất ngờ" và "hài lòng" vì trong thời gian ngắn, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả sáng kiến chung Việt-Nhật với những cải thiện nhanh chóng về thủ tục hành chính và thuế.
Chủ tịch Hiệp hội Kankeiren Yoshihisa Akiyama cho biết các doanh nghiệp vùng Kansai rất quan tâm đầu tư tại Việt Nam trên lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Ngay tại buổi tiếp đoàn Hội liên hiệp kinh tế vùng Kansai (Kankeiren) Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng ý với đề nghị của ông Yoshihisa Akiyama, Chủ tịch Hiệp hội Kankeiren về mở đường bay thẳng Kansai-Hà Nội và giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của vùng Kansai với Việt Nam.
Phân tích của ông Kenjiro Ishiwata, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro có sức thuyết phục các doanh nghiệp tham dự tại Hội thảo và có lẽ sẽ có tác dụng lôi cuốn công ty Nhật đến Việt Nam nhiều hơn nữa.
Kết luận của ông về môi trường đầu tư ở Việt Nam gồm năm điểm:
- Việt Nam ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, kinh tế ổn định ở mức cao.
- Nguồn lao động rất phong phú.
- Vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận lợi, là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, nếu Chính phủ có kế hoạch đầu tư thêm về hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông thì ưu thế này sẽ phát huy hơn nữa.
- Môi trường đầu tư ngày càng cải thiện hơn, đảm bảo việc giải quyết những yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.
- Với tình hình hiện nay, vấn đề về môi trường đầu tư vẫn đặt ra liên quan đến cơ sở hạ tầng, thu mua nguyên vật liệu, phụ tùng trong nước, tuyển dụng lao động. Nhưng nếu Chính phủ Việt Nam quan tâm điểm này và có kế hoạch từ bây giờ thì vấn đề này hy vọng sẽ được giải quyết.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam đều sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hiện Nhật Bản đang đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 766 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 7,7 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt trên 5,2 tỷ USD.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc, cho rằng Việt Nam đã kết thúc giai đoạn "đầu tư thăm dò" từ vài năm nay và đã hội tụ đủ điều kiện để các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào những dự án lớn, làm ăn lâu dài.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Norio Hattori cũng đăng đàn kêu gọi nhà đầu tư bỏ vốn nhiều hơn nữa vào Việt Nam. Ông tỏ ý "bất ngờ" và "hài lòng" vì trong thời gian ngắn, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả sáng kiến chung Việt-Nhật với những cải thiện nhanh chóng về thủ tục hành chính và thuế.
Chủ tịch Hiệp hội Kankeiren Yoshihisa Akiyama cho biết các doanh nghiệp vùng Kansai rất quan tâm đầu tư tại Việt Nam trên lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Ngay tại buổi tiếp đoàn Hội liên hiệp kinh tế vùng Kansai (Kankeiren) Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng ý với đề nghị của ông Yoshihisa Akiyama, Chủ tịch Hiệp hội Kankeiren về mở đường bay thẳng Kansai-Hà Nội và giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của vùng Kansai với Việt Nam.
Phân tích của ông Kenjiro Ishiwata, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro có sức thuyết phục các doanh nghiệp tham dự tại Hội thảo và có lẽ sẽ có tác dụng lôi cuốn công ty Nhật đến Việt Nam nhiều hơn nữa.
Kết luận của ông về môi trường đầu tư ở Việt Nam gồm năm điểm:
- Việt Nam ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, kinh tế ổn định ở mức cao.
- Nguồn lao động rất phong phú.
- Vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận lợi, là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, nếu Chính phủ có kế hoạch đầu tư thêm về hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông thì ưu thế này sẽ phát huy hơn nữa.
- Môi trường đầu tư ngày càng cải thiện hơn, đảm bảo việc giải quyết những yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.
- Với tình hình hiện nay, vấn đề về môi trường đầu tư vẫn đặt ra liên quan đến cơ sở hạ tầng, thu mua nguyên vật liệu, phụ tùng trong nước, tuyển dụng lao động. Nhưng nếu Chính phủ Việt Nam quan tâm điểm này và có kế hoạch từ bây giờ thì vấn đề này hy vọng sẽ được giải quyết.