Thêm những câu hỏi về FPT
Sau bài phỏng vấn đại diện FPT trên VnEconomy, một số nhà đầu tư tiếp tục có những câu hỏi theo suy luận của họ
Sau bài phỏng vấn đại diện FPT trên VnEconomy, một số nhà đầu tư tiếp tục có những câu hỏi theo suy luận của họ.
Trong những phiên vừa qua, giá cổ phiếu FPT trên sàn liên tục sụt giảm. Nguyên nhân trực tiếp nhất được xác định từ nguồn bán ra mạnh. Tiêu biểu là lượng bán ra gần 2 triệu đơn vị của khối đầu tư nước ngoài vào trung tuần tháng này.
Nhà đầu tư nhỏ càng lo ngại hơn khi ngay cả đối tác chiến lược nước ngoài của FPT là TPG Ventures cũng bán ra mạnh; bản thân Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoàng Minh Châu cũng bán 225.000 cổ phiếu từ đầu tuần này.
Những giao dịch bán ra nói trên là hoạt động bình thường của thị trường, trong khuôn khổ quy định cho phép. Tuy nhiên lượng hàng kiểu “dội bom” này lại đặt ra những hoài nghi đối với nhà đầu tư. Trong bài phỏng vấn trước trên VnEconomy, đại diện FPT đã bước đầu trả lời cụ thể về những hoài nghi đó.
Tuy nhiên, trong thư gửi về VnEconomy mới đây, một số nhà đầu tư tiếp tục đặt câu hỏi đối với lượng bán ra “dội bom” nói trên. Cụ thể, nhà đầu tư không thỏa mãn với cách giải thích của ông Hoàng Minh Châu về mục đích bán 225.000 cổ phiếu phục vụ cho chi tiêu cá nhân.
Với giá hiện tại, lượng bán ra theo đăng ký của ông Châu được khoảng 60 tỷ đồng. 60 tỷ đồng cho chi tiêu cá nhân là con số mà nhà đầu tư hoài nghi, bởi quá lớn. Từ đây, có suy luận là điểm đến của 60 tỷ đó có thể là để góp vốn vào Ngân hàng FPT hoặc Công ty Chứng khoán FPT.
Diễn giải theo suy luận này, một nhà đầu tư cho rằng, ví dụ góp vốn vào Công ty Chứng khoán FPT, ông Châu có thể sẽ thu lợi lớn vì đầu tư từ gốc và sẽ có chênh lệch từ 3, 5 lần hoặc cao hơn trong tương lai. Trong khi nếu để lại FPT, lượng vốn đó thuận lợi nhất cũng chỉ sinh sôi được 2 lần.
Đây là suy luận mang tính giả thiết của nhà đầu tư này, nhưng là một ý kiến đáng chú ý.
Ở câu hỏi thứ hai, trong thư, nhà đầu tư tỏ ra không hài lòng về cách giải thích của ông Châu về chiến lược mở rộng của FPT. Nếu vì 8.000 nhân viên có nhu cầu nhà ở để FPT tham gia lĩnh vực bất động sản, thì liệu có mở rộng hơn khi họ cũng có nhu cầu đi nhà hàng, dùng khách sạn hay đơn giản là mua sắm áo quần…?
Và câu hỏi thứ ba, khi FPT khẳng định đã có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, thông qua việc xây dựng hệ thống công nghệ, phần mềm cho các khách hàng ngân hàng; vậy thì trong thời gian tới, FPT có gặp hạn chế ở hoạt động kinh doanh này, khi mà các ngân hàng (công ty chứng khoán) sẽ đề phòng bởi hạ tầng kỹ thuật của họ có thể bị lộ, bất lợi cho cạnh tranh?
Ở một vấn đề khác, trong thư gửi tới VnEconomy, nhà đầu tư đưa ra khả năng Công ty Chứng khoán FPT sẽ mua và sử dụng phần mềm của nước ngoài thay vì sử dụng thế mạnh về công nghệ hiện có. Khả năng này cần được sự phản hồi cụ thể từ FPT.
Trong những phiên vừa qua, giá cổ phiếu FPT trên sàn liên tục sụt giảm. Nguyên nhân trực tiếp nhất được xác định từ nguồn bán ra mạnh. Tiêu biểu là lượng bán ra gần 2 triệu đơn vị của khối đầu tư nước ngoài vào trung tuần tháng này.
Nhà đầu tư nhỏ càng lo ngại hơn khi ngay cả đối tác chiến lược nước ngoài của FPT là TPG Ventures cũng bán ra mạnh; bản thân Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoàng Minh Châu cũng bán 225.000 cổ phiếu từ đầu tuần này.
Những giao dịch bán ra nói trên là hoạt động bình thường của thị trường, trong khuôn khổ quy định cho phép. Tuy nhiên lượng hàng kiểu “dội bom” này lại đặt ra những hoài nghi đối với nhà đầu tư. Trong bài phỏng vấn trước trên VnEconomy, đại diện FPT đã bước đầu trả lời cụ thể về những hoài nghi đó.
Tuy nhiên, trong thư gửi về VnEconomy mới đây, một số nhà đầu tư tiếp tục đặt câu hỏi đối với lượng bán ra “dội bom” nói trên. Cụ thể, nhà đầu tư không thỏa mãn với cách giải thích của ông Hoàng Minh Châu về mục đích bán 225.000 cổ phiếu phục vụ cho chi tiêu cá nhân.
Với giá hiện tại, lượng bán ra theo đăng ký của ông Châu được khoảng 60 tỷ đồng. 60 tỷ đồng cho chi tiêu cá nhân là con số mà nhà đầu tư hoài nghi, bởi quá lớn. Từ đây, có suy luận là điểm đến của 60 tỷ đó có thể là để góp vốn vào Ngân hàng FPT hoặc Công ty Chứng khoán FPT.
Diễn giải theo suy luận này, một nhà đầu tư cho rằng, ví dụ góp vốn vào Công ty Chứng khoán FPT, ông Châu có thể sẽ thu lợi lớn vì đầu tư từ gốc và sẽ có chênh lệch từ 3, 5 lần hoặc cao hơn trong tương lai. Trong khi nếu để lại FPT, lượng vốn đó thuận lợi nhất cũng chỉ sinh sôi được 2 lần.
Đây là suy luận mang tính giả thiết của nhà đầu tư này, nhưng là một ý kiến đáng chú ý.
Ở câu hỏi thứ hai, trong thư, nhà đầu tư tỏ ra không hài lòng về cách giải thích của ông Châu về chiến lược mở rộng của FPT. Nếu vì 8.000 nhân viên có nhu cầu nhà ở để FPT tham gia lĩnh vực bất động sản, thì liệu có mở rộng hơn khi họ cũng có nhu cầu đi nhà hàng, dùng khách sạn hay đơn giản là mua sắm áo quần…?
Và câu hỏi thứ ba, khi FPT khẳng định đã có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, thông qua việc xây dựng hệ thống công nghệ, phần mềm cho các khách hàng ngân hàng; vậy thì trong thời gian tới, FPT có gặp hạn chế ở hoạt động kinh doanh này, khi mà các ngân hàng (công ty chứng khoán) sẽ đề phòng bởi hạ tầng kỹ thuật của họ có thể bị lộ, bất lợi cho cạnh tranh?
Ở một vấn đề khác, trong thư gửi tới VnEconomy, nhà đầu tư đưa ra khả năng Công ty Chứng khoán FPT sẽ mua và sử dụng phần mềm của nước ngoài thay vì sử dụng thế mạnh về công nghệ hiện có. Khả năng này cần được sự phản hồi cụ thể từ FPT.