Thêm tổ chức bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu
Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) vừa được thành lập với hơn 200 doanh nghiệp đăng ký tham gia
Đáp ứng mong mỏi của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trên cả nước, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) chính thức được thành lập ngày 30/12/2009 với hơn 200 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký tham gia.
Tại Đại hội lần thứ nhất, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh đã được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội. Đồng thời, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trao giấy chứng nhận VNSC là thành viên tập thể của VCCI.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam chia sẻ, hàng năm các doanh nghiệp xuất khẩu điều có nhu cầu vận chuyển từ 500 - 550 nghìn tấn bằng container để xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn. Tuy nhiên, nếu không có tổ chức đứng ra hậu thuẫn thì các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi các chủ tàu có thể đơn phương áp đặt, tự ý nâng phí lưu kho bãi, cước vận chuyển, hơn nữa, việc vận chuyển còn liên quan đến thời gian giao hàng, uy tín của doanh nghiệp với đối tác.
Giảm thiệt hại cho doanh nghiệp
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, khi hợp đồng vận tải bị tăng giá thì lợi nhuận của người xuất nhập khẩu tất yếu giảm. Nhưng điều quan trọng hơn là việc tăng chi phí vận tải ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bởi các phụ phí được áp đặt ở thời gian này một mức, thời gian khác một mức... khiến các chủ hàng rất bị động trong các hợp đồng ngoại thương.
Mà thông thường, doanh nghiệp muốn ký hợp đồng thực hiện cho năm sau thì phải ký từ năm trước hoặc hợp đồng thực hiện vào giữa năm, cuối năm thì phải ký từ đầu năm. Lúc đó, cơ cấu giá trong hợp đồng ngoại thương đã có một mức cố định cho vận tải. Đến thời gian vận chuyển chính thức thì hãng vận tải đột ngột áp dụng thêm hoặc tăng giá một số phụ phí, vì vậy, tính toán của người xuất nhập khẩu lúc đó đã bị thay đổi, thông thường bị thiệt hại nhiều hơn.
Một thành viên của VNSC cũng cho biết, trong 5 năm trở lại đây, thường thì quý 1, quý 2 chi phí vận chuyển ổn định, còn từ quý 3, quý 4 thì giá luôn tăng lên. Ví dụ như năm 2009, trong quý 1 và 2, các doanh nghiệp được áp phí 5.000 USD/tấn, nhưng đến quý 4/2009 đã tăng lên thêm 1.000 USD/tấn.
Đáp ứng yêu cầu rất bức xúc hiện nay, VNSC ra đời sẽ tập hợp toàn bộ sức mạnh của các chủ hàng để làm đối trọng với các Hiệp hội chủ tàu nước ngoài, liên kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ hàng Việt Nam và làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, ông Phan Thông, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần đại lý vận tải SAFI khẳng định. Bởi mỗi chủ hàng riêng lẻ khi muốn làm việc với các hãng tàu, các hãng vận tải đã là một điều rất khó khăn, chứ chưa nói đến cơ hội làm việc với cả một hiệp hội vận tải.
Thực tế cho thấy, cứ theo chu kỳ 5 năm một lần, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại tăng gấp 2 lần, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông, logistics lại không phát triển song song nên rất bất cập, gây ách tắc trong bốc dỡ, xếp hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây cũng là nguyên nhân khiến các hãng vận tải nước ngoài đòi áp phí cao.
"Khi chi phí vận chuyển hàng hóa tăng, đồng nghĩa với cơ hội cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp hơn", ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh. Chính vì vậy, VNSC được thành lập đáp ứng mong đợi từ lâu của nhiều doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng, cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thời gian qua, đã có nhiều Hiệp hội ngành hàng đại diện cho các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh doanh bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các hội viên nhưng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vốn đang liên quan tới hàng vạn doanh nghiệp thì đến nay mới hình thành được một tổ chức đại diện.
Trong khi thừa nhận công tác quản lý Nhà nước đã tạo ra một lỗ hổng, ông Nguyễn Thành Biên cho biết, trước đây, Bộ Thương mại đã có Vụ Kho vận và giao nhận phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu, nhưng trong quá trình đổi mới Vụ Kho vận và giao nhận đã được sáp nhập với Vụ Xuất nhập khẩu và ngày càng bị thu hẹp lại, đến nay không còn một bộ phận nào chuyên trách về giao nhận kho vận. Cho nên nhiều vấn đề nảy sinh như bị ép về giá cước, chi phí, điều kiện vận chuyển, áp đặt phí THC (là các chi phí do hãng tàu trả để nhận container tại bến container, lưu và giao container đó lên tàu đối với hàng xuất khẩu hoặc để nhận container đó từ tàu, lưu và giao container đó cho người nhận hàng đối với hàng nhập khẩu) không được giải quyết một cách bài bản, có hiệu quả.
Phá thế độc quyền của các hãng vận tải
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị ách tắc nhiều và chi phí vận tải cao không phải chỉ do cơ sở hạ tầng không đáp ứng, cũng không phải chỉ do khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ít mà do thủ tục giao nhận, vận tải hàng hóa chưa hợp lý, và đặc biệt là do trong lĩnh vực vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa thực sự có một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Hiện nay, phần lớn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đang được vận chuyển bởi các hãng vận tải nước ngoài. Thế độc quyền tương đối của các hãng vận tải này đã được xác lập trong quan hệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Với vai trò Chủ tịch Hiệp hội, ông Trần Đức Minh cho biết, 4 nhiệm vụ trước tiên của VNSC là nắm bắt tình hình khó khăn của các thành viên trong việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu; gặp gỡ các hiệp hội chủ tàu, chủ hàng để phối hợp hành động bảo vệ quyền lợi của hội viên trước những chi phí bất hợp lý và thế độc quyền của chủ tàu; cung cấp thông tin về thị trường, cảng biển cho các doanh nghiệp; tăng cường hợp tác với các Hiệp hội chủ hàng quốc gia láng giềng, tham gia vào liên đoàn các hiệp hội chủ hàng khu vực và quốc tế nhằm tăng cường thế mạnh trong nước và gắn kết mạng lưới chủ hàng toàn cầu.
Một số đại biểu đề nghị rằng quy mô của VNSC thời gian tới đây không nên chỉ dành cho các nhà xuất nhập khẩu mà phải mở rộng kết nạp cả những thành viên là các nhà vận tải hàng hóa, trước mắt chủ yếu là các hãng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tại Đại hội lần thứ nhất, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh đã được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội. Đồng thời, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trao giấy chứng nhận VNSC là thành viên tập thể của VCCI.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam chia sẻ, hàng năm các doanh nghiệp xuất khẩu điều có nhu cầu vận chuyển từ 500 - 550 nghìn tấn bằng container để xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn. Tuy nhiên, nếu không có tổ chức đứng ra hậu thuẫn thì các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi các chủ tàu có thể đơn phương áp đặt, tự ý nâng phí lưu kho bãi, cước vận chuyển, hơn nữa, việc vận chuyển còn liên quan đến thời gian giao hàng, uy tín của doanh nghiệp với đối tác.
Giảm thiệt hại cho doanh nghiệp
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, khi hợp đồng vận tải bị tăng giá thì lợi nhuận của người xuất nhập khẩu tất yếu giảm. Nhưng điều quan trọng hơn là việc tăng chi phí vận tải ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bởi các phụ phí được áp đặt ở thời gian này một mức, thời gian khác một mức... khiến các chủ hàng rất bị động trong các hợp đồng ngoại thương.
Mà thông thường, doanh nghiệp muốn ký hợp đồng thực hiện cho năm sau thì phải ký từ năm trước hoặc hợp đồng thực hiện vào giữa năm, cuối năm thì phải ký từ đầu năm. Lúc đó, cơ cấu giá trong hợp đồng ngoại thương đã có một mức cố định cho vận tải. Đến thời gian vận chuyển chính thức thì hãng vận tải đột ngột áp dụng thêm hoặc tăng giá một số phụ phí, vì vậy, tính toán của người xuất nhập khẩu lúc đó đã bị thay đổi, thông thường bị thiệt hại nhiều hơn.
Một thành viên của VNSC cũng cho biết, trong 5 năm trở lại đây, thường thì quý 1, quý 2 chi phí vận chuyển ổn định, còn từ quý 3, quý 4 thì giá luôn tăng lên. Ví dụ như năm 2009, trong quý 1 và 2, các doanh nghiệp được áp phí 5.000 USD/tấn, nhưng đến quý 4/2009 đã tăng lên thêm 1.000 USD/tấn.
Đáp ứng yêu cầu rất bức xúc hiện nay, VNSC ra đời sẽ tập hợp toàn bộ sức mạnh của các chủ hàng để làm đối trọng với các Hiệp hội chủ tàu nước ngoài, liên kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ hàng Việt Nam và làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, ông Phan Thông, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần đại lý vận tải SAFI khẳng định. Bởi mỗi chủ hàng riêng lẻ khi muốn làm việc với các hãng tàu, các hãng vận tải đã là một điều rất khó khăn, chứ chưa nói đến cơ hội làm việc với cả một hiệp hội vận tải.
Thực tế cho thấy, cứ theo chu kỳ 5 năm một lần, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại tăng gấp 2 lần, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông, logistics lại không phát triển song song nên rất bất cập, gây ách tắc trong bốc dỡ, xếp hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây cũng là nguyên nhân khiến các hãng vận tải nước ngoài đòi áp phí cao.
"Khi chi phí vận chuyển hàng hóa tăng, đồng nghĩa với cơ hội cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp hơn", ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh. Chính vì vậy, VNSC được thành lập đáp ứng mong đợi từ lâu của nhiều doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng, cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thời gian qua, đã có nhiều Hiệp hội ngành hàng đại diện cho các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh doanh bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các hội viên nhưng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vốn đang liên quan tới hàng vạn doanh nghiệp thì đến nay mới hình thành được một tổ chức đại diện.
Trong khi thừa nhận công tác quản lý Nhà nước đã tạo ra một lỗ hổng, ông Nguyễn Thành Biên cho biết, trước đây, Bộ Thương mại đã có Vụ Kho vận và giao nhận phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu, nhưng trong quá trình đổi mới Vụ Kho vận và giao nhận đã được sáp nhập với Vụ Xuất nhập khẩu và ngày càng bị thu hẹp lại, đến nay không còn một bộ phận nào chuyên trách về giao nhận kho vận. Cho nên nhiều vấn đề nảy sinh như bị ép về giá cước, chi phí, điều kiện vận chuyển, áp đặt phí THC (là các chi phí do hãng tàu trả để nhận container tại bến container, lưu và giao container đó lên tàu đối với hàng xuất khẩu hoặc để nhận container đó từ tàu, lưu và giao container đó cho người nhận hàng đối với hàng nhập khẩu) không được giải quyết một cách bài bản, có hiệu quả.
Phá thế độc quyền của các hãng vận tải
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị ách tắc nhiều và chi phí vận tải cao không phải chỉ do cơ sở hạ tầng không đáp ứng, cũng không phải chỉ do khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ít mà do thủ tục giao nhận, vận tải hàng hóa chưa hợp lý, và đặc biệt là do trong lĩnh vực vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa thực sự có một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Hiện nay, phần lớn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đang được vận chuyển bởi các hãng vận tải nước ngoài. Thế độc quyền tương đối của các hãng vận tải này đã được xác lập trong quan hệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Với vai trò Chủ tịch Hiệp hội, ông Trần Đức Minh cho biết, 4 nhiệm vụ trước tiên của VNSC là nắm bắt tình hình khó khăn của các thành viên trong việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu; gặp gỡ các hiệp hội chủ tàu, chủ hàng để phối hợp hành động bảo vệ quyền lợi của hội viên trước những chi phí bất hợp lý và thế độc quyền của chủ tàu; cung cấp thông tin về thị trường, cảng biển cho các doanh nghiệp; tăng cường hợp tác với các Hiệp hội chủ hàng quốc gia láng giềng, tham gia vào liên đoàn các hiệp hội chủ hàng khu vực và quốc tế nhằm tăng cường thế mạnh trong nước và gắn kết mạng lưới chủ hàng toàn cầu.
Một số đại biểu đề nghị rằng quy mô của VNSC thời gian tới đây không nên chỉ dành cho các nhà xuất nhập khẩu mà phải mở rộng kết nạp cả những thành viên là các nhà vận tải hàng hóa, trước mắt chủ yếu là các hãng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.