Theo dõi thi hành pháp luật của Ngân hàng Nhà nước
Ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 24/2/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 340/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, mục tiêu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc, tổ chức và hướng dẫn việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; kịp thời phản ánh đúng thực trạng chấp hành pháp luật của các đơn vị trong ngành ngân hàng; phát hiện và khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật, tiến tới hoàn thiện pháp luật; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị ngành ngân hàng trong công tác triển khai, chỉ đạo và tổ chức thực thi pháp luật trong ngành ngân hàng và tại từng địa phương.
Quyết định trên nêu rõ thủ trưởng các đơn vị trong ngành ngân hàng phải xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cơ chế theo dõi tình hình thi hành pháp luật; quán triệt đầy đủ và chỉ đạo có hiệu quả thi hành pháp luật theo thẩm quyền; ban hành kế hoạch chỉ đạo, tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát; nâng cao chất lượng công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiện toàn tổ chức bộ máy; kịp thời thu thập và xử lý thông tin, phục vụ tốt cho việc đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong ngành ngân hàng và tại từng địa phương.
Nội dung chính của kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước là thực hiện việc đánh giá trên các lĩnh vực: tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền; mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; sự phù hợp của các quy định pháp luật với điều kiện kinh tế xã hội, với trình độ dân trí, với truyền thống văn hóa và phong tục tập quán và với yêu cầu thực tiễn đặt ra; các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật.
Việc báo cáo tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ hàng năm; báo cáo theo chuyên đề; và báo cáo đột xuất.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng giao Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012 của chính cơ quan chủ quản của mình.
Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong phạm vi chức năng được giao, triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012 và báo cáo về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Theo đó, mục tiêu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc, tổ chức và hướng dẫn việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; kịp thời phản ánh đúng thực trạng chấp hành pháp luật của các đơn vị trong ngành ngân hàng; phát hiện và khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật, tiến tới hoàn thiện pháp luật; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị ngành ngân hàng trong công tác triển khai, chỉ đạo và tổ chức thực thi pháp luật trong ngành ngân hàng và tại từng địa phương.
Quyết định trên nêu rõ thủ trưởng các đơn vị trong ngành ngân hàng phải xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cơ chế theo dõi tình hình thi hành pháp luật; quán triệt đầy đủ và chỉ đạo có hiệu quả thi hành pháp luật theo thẩm quyền; ban hành kế hoạch chỉ đạo, tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát; nâng cao chất lượng công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiện toàn tổ chức bộ máy; kịp thời thu thập và xử lý thông tin, phục vụ tốt cho việc đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong ngành ngân hàng và tại từng địa phương.
Nội dung chính của kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước là thực hiện việc đánh giá trên các lĩnh vực: tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền; mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; sự phù hợp của các quy định pháp luật với điều kiện kinh tế xã hội, với trình độ dân trí, với truyền thống văn hóa và phong tục tập quán và với yêu cầu thực tiễn đặt ra; các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật.
Việc báo cáo tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ hàng năm; báo cáo theo chuyên đề; và báo cáo đột xuất.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng giao Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012 của chính cơ quan chủ quản của mình.
Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong phạm vi chức năng được giao, triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012 và báo cáo về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.