Thị phần môi giới chứng khoán quý 1: Thế cờ đã đổi
Đường đua thị phần môi giới quý 1/2012 của các công ty chứng khoán đã có thêm những “ngôi sao” mới
Đường đua thị phần môi giới quý 1/2012 của các công ty chứng khoán đã có thêm những “ngôi sao” mới.
Sự thay đổi trật tự của bảng tổng sắp thứ hạng của 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên hai sàn niêm yết HSX và HNX trong quý 1 đã phần nào cho thấy thực chất hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán.
Tại hai sàn HSX và sàn HNX, những cái tên mới như: VDS (Chứng khoán Bản Việt), VDSC (Chứng khoán Rồng Việt), đã lọt vào top 10 về thị phần môi giới, trong khi những cái tên quen thuộc như BVSC (Chứng khoán Bảo Việt), FPTS (Chứng khoán FPT), VIS (Chứng khoán Quốc tế), SeASecurities (Chứng khoán Đông Nam Á), HBS (Chứng khoán Hòa Bình) của những quý trước, năm trước đã chính thức rời khỏi đường đua.
Đồng thời, vị trí của các thứ hạng cũng đảo lộn khá nhiều và sự cách biệt khá lớn giữa top 3 và những vị trí còn lại.
Chênh lệch lớn giữa các vị trí
Hai năm trở lại đây, TLS (Chứng khoán Thăng Long) đã phải nhường vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới trên hai sàn cho ứng cử viên nặng ký là SSI (Chứng khoán Sài Gòn) và HSC (Chứng khoán Tp.HCM).
Tại sàn HSX, trong quý 1 này, SSI vẫn giữ vững được vị trí dẫn đầu với thị phần 11,74%, một mức không tồi mà công ty này đạt được cách đây một năm (quý 1/2011). Vị trí thứ hai và ba thuộc về HSC với thị phần 11% và ACBS (Chứng khoán ACB) với 10,36%.
Bảy vị trí còn lại lần lượt là: KEVS (Chứng khoán Kim Eng Việt Nam): 5,11%, VCS (Chứng khoán Bản Việt ): 4,46%, VDSC (Chứng khoán Rồng Việt): 4,24%, TLS: 4,16%, SBS (Chứng khóan Sacombank), VCBS (Chứng khóan Vietcombank): 3,51% và VNDS (Chứng khóan VNDirect): 3,13%.
Điều đáng nói là tổng mức thị phần của 3 vị trí dẫn đầu (21,36%) xấp xỉ bằng mức của 7 vị trí còn lại (28,3%) và khoảng cách giữa các công ty thuộc top 3 cũng cách xa với các công ty còn lại.
Tại sàn HNX, sự thay đổi khốc liệt hơn. HSC tiếp tục đạt vị trí dẫn đầu với thị phần môi giới 7.82%, tăng khoảng 0,6% so với quý 4/2011. VNDS từ vị trí thứ 3 tăng một bậc lên thứ hai, nhưng thị phần lại sụt giảm 6,08% xuống còn 5,76%. VietinbankSc (CTS) rớt xuống vị trí thứ 3, với 5,66%.
VPBankSc (VPBS) bứt phá khá mạnh từ vị trí số 9 của quý trước, thăng lên thứ 4 và thị phần cũng tăng mạnh từ 3,99% lên 5,63%. Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam (GBS) sụt giảm từ 5,34% xuống còn 3,8%.
Các vị trí còn lại thuộc về KEVS với 4,97%, ACBS với 4,87%. Riêng TLS tiếp tục lùi xuống thứ 7, với thị phần chiếm 4,35%. SSI xếp thứ 8 chiếm 4,25% thị phần, trong khi HBS tụt khỏi danh sách dù quý trước vẫn còn đứng hạng 7, với 4,61% thị phần. FPTS vẫn đứng yên tại vị trí thứ 10, với thị phần chiếm 3,77%.
Thấy gì từ thay đổi?
Theo cách tính của các sở giao dịch, thị phần môi giới được tính dựa trên giá trị giao dịch của các công ty môi giới thành viên trong kỳ, rồi chia cho số tổng. Tuy nhiên, trong giá trị giao dịch đó, làm sao biết bao nhiêu là của khách hàng giao dịch qua công ty, bao nhiêu tiền đòn bẩy?
Bởi thông thường, khái niệm thị phần được hiểu là một phần (tỷ lệ) nào đó trong toàn bộ số tiền mà tất cả nhà đầu tư chứng khoán đã và đang bỏ ra để giao dịch trên HSX và HNX trong một thời kỳ nhất định.
Và như vậy thì không nên tính vào số tiền mà công ty chứng khoán hay tổ chức tín dụng nào đó cho nhà đầu tư vay để chơi chứng khoán. Nếu phải bỏ ra phần tín dụng thì có lẽ quy mô chơi chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được phản ánh thực chất hơn.
Trong bức tranh thị phần môi giới quý 2/2012, sự soán ngôi đã phần nào nói lên điều đó. Với cơ cấu khách hàng khác nhau, giá trị giao dịch của các công ty chứng khoán đã cho những kết quả rất khác nhau.
Những công ty từ trước đến giờ nổi tiếng có nhiều khách hàng tổ chức thì HSX là địa bàn chủ lực do có nhiều công ty niêm yết có chất lượng cao và giá trị giao dịch sẽ vẫn ổn định do không chịu tác động của đòn bẩy. Với tiêu chí phát triển của công ty chứng khoán khác nhau, hiệu quả cũng sẽ khác nhau.
Có công ty chọn cách phát triển bằng môi giới và đòn bẩy và khi thị trường tăng, giá trị giao dịch của các công ty này rất lớn và nhanh chóng vượt mặt cả những công ty có nhiều khách hàng tổ chức nhưng không dùng đòn bẩy.
Bây giờ, khi thị trường đang suy giảm, chả mấy ai đánh đòn bẩy, nhiều nhà đầu tư đang kẹt margin, thậm chí thua lỗ nên hiển nhiên giá trị giao dịch của các công ty này phải suy giảm.
Tất nhiên, đối với nhiều công ty chứng khoán, việc xếp hạng thị phần môi giới không có ý nghĩa lớn. công ty chứng khoán có nhiều khách hàng, doanh số lớn (tức là cũng thu được nhiều phí môi giới), chắc chắn thị phần sẽ lớn. Tuy nhiên, chắc chắn đối với các công ty chứng khoán được vinh danh thì tính thế nào không quan trọng bằng việc họ có tên trong top 10, vì đây thuộc loại số liệu biết để... quảng cáo.
Chỉ có điều, để cho chính xác, các sở giao dịch chứng khoán đã công bố thị phần hàng quý, thì cũng nên công bố, hoặc yêu cầu chính các công ty môi giới công bố hàng quý số liệu đòn bẩy và số liệu tự doanh của chính họ.
Sự thay đổi trật tự của bảng tổng sắp thứ hạng của 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên hai sàn niêm yết HSX và HNX trong quý 1 đã phần nào cho thấy thực chất hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán.
Tại hai sàn HSX và sàn HNX, những cái tên mới như: VDS (Chứng khoán Bản Việt), VDSC (Chứng khoán Rồng Việt), đã lọt vào top 10 về thị phần môi giới, trong khi những cái tên quen thuộc như BVSC (Chứng khoán Bảo Việt), FPTS (Chứng khoán FPT), VIS (Chứng khoán Quốc tế), SeASecurities (Chứng khoán Đông Nam Á), HBS (Chứng khoán Hòa Bình) của những quý trước, năm trước đã chính thức rời khỏi đường đua.
Đồng thời, vị trí của các thứ hạng cũng đảo lộn khá nhiều và sự cách biệt khá lớn giữa top 3 và những vị trí còn lại.
Chênh lệch lớn giữa các vị trí
Hai năm trở lại đây, TLS (Chứng khoán Thăng Long) đã phải nhường vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới trên hai sàn cho ứng cử viên nặng ký là SSI (Chứng khoán Sài Gòn) và HSC (Chứng khoán Tp.HCM).
Tại sàn HSX, trong quý 1 này, SSI vẫn giữ vững được vị trí dẫn đầu với thị phần 11,74%, một mức không tồi mà công ty này đạt được cách đây một năm (quý 1/2011). Vị trí thứ hai và ba thuộc về HSC với thị phần 11% và ACBS (Chứng khoán ACB) với 10,36%.
Bảy vị trí còn lại lần lượt là: KEVS (Chứng khoán Kim Eng Việt Nam): 5,11%, VCS (Chứng khoán Bản Việt ): 4,46%, VDSC (Chứng khoán Rồng Việt): 4,24%, TLS: 4,16%, SBS (Chứng khóan Sacombank), VCBS (Chứng khóan Vietcombank): 3,51% và VNDS (Chứng khóan VNDirect): 3,13%.
Điều đáng nói là tổng mức thị phần của 3 vị trí dẫn đầu (21,36%) xấp xỉ bằng mức của 7 vị trí còn lại (28,3%) và khoảng cách giữa các công ty thuộc top 3 cũng cách xa với các công ty còn lại.
Tại sàn HNX, sự thay đổi khốc liệt hơn. HSC tiếp tục đạt vị trí dẫn đầu với thị phần môi giới 7.82%, tăng khoảng 0,6% so với quý 4/2011. VNDS từ vị trí thứ 3 tăng một bậc lên thứ hai, nhưng thị phần lại sụt giảm 6,08% xuống còn 5,76%. VietinbankSc (CTS) rớt xuống vị trí thứ 3, với 5,66%.
VPBankSc (VPBS) bứt phá khá mạnh từ vị trí số 9 của quý trước, thăng lên thứ 4 và thị phần cũng tăng mạnh từ 3,99% lên 5,63%. Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam (GBS) sụt giảm từ 5,34% xuống còn 3,8%.
Các vị trí còn lại thuộc về KEVS với 4,97%, ACBS với 4,87%. Riêng TLS tiếp tục lùi xuống thứ 7, với thị phần chiếm 4,35%. SSI xếp thứ 8 chiếm 4,25% thị phần, trong khi HBS tụt khỏi danh sách dù quý trước vẫn còn đứng hạng 7, với 4,61% thị phần. FPTS vẫn đứng yên tại vị trí thứ 10, với thị phần chiếm 3,77%.
Thấy gì từ thay đổi?
Theo cách tính của các sở giao dịch, thị phần môi giới được tính dựa trên giá trị giao dịch của các công ty môi giới thành viên trong kỳ, rồi chia cho số tổng. Tuy nhiên, trong giá trị giao dịch đó, làm sao biết bao nhiêu là của khách hàng giao dịch qua công ty, bao nhiêu tiền đòn bẩy?
Bởi thông thường, khái niệm thị phần được hiểu là một phần (tỷ lệ) nào đó trong toàn bộ số tiền mà tất cả nhà đầu tư chứng khoán đã và đang bỏ ra để giao dịch trên HSX và HNX trong một thời kỳ nhất định.
Và như vậy thì không nên tính vào số tiền mà công ty chứng khoán hay tổ chức tín dụng nào đó cho nhà đầu tư vay để chơi chứng khoán. Nếu phải bỏ ra phần tín dụng thì có lẽ quy mô chơi chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được phản ánh thực chất hơn.
Trong bức tranh thị phần môi giới quý 2/2012, sự soán ngôi đã phần nào nói lên điều đó. Với cơ cấu khách hàng khác nhau, giá trị giao dịch của các công ty chứng khoán đã cho những kết quả rất khác nhau.
Những công ty từ trước đến giờ nổi tiếng có nhiều khách hàng tổ chức thì HSX là địa bàn chủ lực do có nhiều công ty niêm yết có chất lượng cao và giá trị giao dịch sẽ vẫn ổn định do không chịu tác động của đòn bẩy. Với tiêu chí phát triển của công ty chứng khoán khác nhau, hiệu quả cũng sẽ khác nhau.
Có công ty chọn cách phát triển bằng môi giới và đòn bẩy và khi thị trường tăng, giá trị giao dịch của các công ty này rất lớn và nhanh chóng vượt mặt cả những công ty có nhiều khách hàng tổ chức nhưng không dùng đòn bẩy.
Bây giờ, khi thị trường đang suy giảm, chả mấy ai đánh đòn bẩy, nhiều nhà đầu tư đang kẹt margin, thậm chí thua lỗ nên hiển nhiên giá trị giao dịch của các công ty này phải suy giảm.
Tất nhiên, đối với nhiều công ty chứng khoán, việc xếp hạng thị phần môi giới không có ý nghĩa lớn. công ty chứng khoán có nhiều khách hàng, doanh số lớn (tức là cũng thu được nhiều phí môi giới), chắc chắn thị phần sẽ lớn. Tuy nhiên, chắc chắn đối với các công ty chứng khoán được vinh danh thì tính thế nào không quan trọng bằng việc họ có tên trong top 10, vì đây thuộc loại số liệu biết để... quảng cáo.
Chỉ có điều, để cho chính xác, các sở giao dịch chứng khoán đã công bố thị phần hàng quý, thì cũng nên công bố, hoặc yêu cầu chính các công ty môi giới công bố hàng quý số liệu đòn bẩy và số liệu tự doanh của chính họ.