Thi thiết kế logo thương hiệu quốc gia: “Cơ hội lớn!”
"Doanh nghiệp hoặc cá nhân đạt giải sẽ có vinh dự lớn, đồng thời qua đó năng lực sáng tạo của họ được biết đến rộng rãi"
Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) vừa mở cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) và hệ thống nhận diện thương hiệu cho Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Phan Huyền Kiêu, Giám đốc Haki Group - doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế thương hiệu với 12 năm kinh nghiệm tại Việt Nam.
Là đại diện một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế thương hiệu với 12 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, theo ông, cuộc thi thiết kế biểu trưng và hệ thống nhận diện của Chương trình Thương hiệu Quốc gia có điểm gì khác biệt so với những cuộc thi khác trước đây?
Thứ nhất, Chương trình Thương hiệu Quốc gia là chương trình duy nhất do Chính phủ tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thông qua thương hiệu sản phẩm cụ thể của hàng hoá, dịch vụ Việt Nam. Chương trình này là một trong nhiều nỗ lực lớn và là hành động thiết thực nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập.
Thứ hai, cuộc thi xác định rõ mục tiêu là tìm kiếm ý đồ thiết kế xuất sắc cho hệ thống nhận diện, trong đó biểu tượng đóng vai trò chủ chốt.
Thứ ba, đây là một cuộc thi có ý nghĩa kinh tế lớn và tác động sâu rộng, bởi vì Chương trình Thương hiệu Quốc gia cho phép các doanh nghiệp được gắn biểu trưng với tựa đề tiếng Anh là “Vietnam Value” (Giá trị Việt Nam) trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí do chương trình quy định.
Các thương hiệu Việt Nam tham gia chương trình phải là thương hiệu có uy tín đối với người tiêu dùng, có định hướng phát triển bền vững, có chính sách và kế hoạch phát triển thương hiệu cụ thể và lâu dài, có nguồn lực để phát triển.
Biểu trưng được lựa chọn sẽ không chỉ gia tăng giá trị hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mà nó còn mang hình ảnh của Quốc gia, truyền tải hình ảnh của Việt Nam tới bạn bè thế giới.
Tại sao Haki lại chọn tham gia cuộc thi này, thưa ông?
Phương án thiết kế biểu trưng được lựa chọn sẽ có vinh dự rất lớn, vì biểu trưng đó giới thiệu cho cả một nền sản xuất và kinh doanh Việt Nam với các giá trị đặc trưng tiêu biểu. Doanh nghiệp hoặc cá nhân đạt giải sẽ có vinh dự lớn, đồng thời qua đó năng lực sáng tạo của họ được biết đến rộng rãi.
Với tư cách là những đơn vị chuyên môn thì đây thực sự là cơ hội lớn để thể hiện năng lực sáng tạo, với tư cách một công dân có thể coi là bổn phận đóng góp trí tuệ, ít nhất đã là nhà thiết kế cũng nên tham gia vì sự thành công của cuộc thi.
Theo ông, biểu trưng của Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ mang những đặc điểm gì?
Theo đầu bài của Ban tổ chức, chúng ta có thể tóm tắt một số ý chính mà logo Thương hiệu Quốc gia cần phản ánh: thể hiện được những nét đặc thù về văn hóa và con người Việt Nam; thể hiện tinh thần, nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam; thể hiện được các giá trị mà chương trình theo đuổi như chất lượng, đổi mới và năng lực lãnh đạo; đáp ứng các yêu cầu về khả năng tiếp thị, tính thẩm mỹ, ứng dụng thiết kế, các khía cạnh về tâm lý và ngôn ngữ...
Haki đã và đang chuẩn bị những mẫu thiết kế dự thi của mình như thế nào?
Hiện tại đang trong quá trình thể hiện nên tôi chưa thể nói trước điều gì chi tiết hơn, nhưng chắc chắn Haki sẽ tham gia với số lượng mẫu phong phú nhất trong khả năng và điều kiện cho phép.
Được biết, giải thưởng của cuộc thi này khá hấp dẫn. Vậy theo ông, giải thưởng mà chương trình đề ra có phải là tiêu chí hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp tham gia không?
Theo tôi không phải là giá trị vật chất của giải thưởng, cuộc thi bản thân nó thu hút vì là một cơ hội lớn để các nhà thiết kế, trong đó có Haki, thể hiện và đóng góp sự sáng tạo của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
Nếu đoạt giải, phương án biểu trưng được chọn sẽ gắn với các thương hiệu Việt Nam điển hình hay nói một cách khác là gắn với những sản phẩm đã, đang và sẽ làm cho thế giới biết về một Việt Nam phát triển nhanh chóng.
Đây sẽ là sự vinh danh vô cùng lớn cho bất kỳ một nhà thiết kế nào, trong đó có Haki, và tôi mong muốn đây cũng là mục đích mà cộng đồng thiết kế sáng tạo tại Việt Nam hướng tới.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Phan Huyền Kiêu, Giám đốc Haki Group - doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế thương hiệu với 12 năm kinh nghiệm tại Việt Nam.
Là đại diện một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế thương hiệu với 12 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, theo ông, cuộc thi thiết kế biểu trưng và hệ thống nhận diện của Chương trình Thương hiệu Quốc gia có điểm gì khác biệt so với những cuộc thi khác trước đây?
Thứ nhất, Chương trình Thương hiệu Quốc gia là chương trình duy nhất do Chính phủ tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thông qua thương hiệu sản phẩm cụ thể của hàng hoá, dịch vụ Việt Nam. Chương trình này là một trong nhiều nỗ lực lớn và là hành động thiết thực nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập.
Thứ hai, cuộc thi xác định rõ mục tiêu là tìm kiếm ý đồ thiết kế xuất sắc cho hệ thống nhận diện, trong đó biểu tượng đóng vai trò chủ chốt.
Thứ ba, đây là một cuộc thi có ý nghĩa kinh tế lớn và tác động sâu rộng, bởi vì Chương trình Thương hiệu Quốc gia cho phép các doanh nghiệp được gắn biểu trưng với tựa đề tiếng Anh là “Vietnam Value” (Giá trị Việt Nam) trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí do chương trình quy định.
Các thương hiệu Việt Nam tham gia chương trình phải là thương hiệu có uy tín đối với người tiêu dùng, có định hướng phát triển bền vững, có chính sách và kế hoạch phát triển thương hiệu cụ thể và lâu dài, có nguồn lực để phát triển.
Biểu trưng được lựa chọn sẽ không chỉ gia tăng giá trị hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mà nó còn mang hình ảnh của Quốc gia, truyền tải hình ảnh của Việt Nam tới bạn bè thế giới.
Tại sao Haki lại chọn tham gia cuộc thi này, thưa ông?
Phương án thiết kế biểu trưng được lựa chọn sẽ có vinh dự rất lớn, vì biểu trưng đó giới thiệu cho cả một nền sản xuất và kinh doanh Việt Nam với các giá trị đặc trưng tiêu biểu. Doanh nghiệp hoặc cá nhân đạt giải sẽ có vinh dự lớn, đồng thời qua đó năng lực sáng tạo của họ được biết đến rộng rãi.
Với tư cách là những đơn vị chuyên môn thì đây thực sự là cơ hội lớn để thể hiện năng lực sáng tạo, với tư cách một công dân có thể coi là bổn phận đóng góp trí tuệ, ít nhất đã là nhà thiết kế cũng nên tham gia vì sự thành công của cuộc thi.
Theo ông, biểu trưng của Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ mang những đặc điểm gì?
Theo đầu bài của Ban tổ chức, chúng ta có thể tóm tắt một số ý chính mà logo Thương hiệu Quốc gia cần phản ánh: thể hiện được những nét đặc thù về văn hóa và con người Việt Nam; thể hiện tinh thần, nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam; thể hiện được các giá trị mà chương trình theo đuổi như chất lượng, đổi mới và năng lực lãnh đạo; đáp ứng các yêu cầu về khả năng tiếp thị, tính thẩm mỹ, ứng dụng thiết kế, các khía cạnh về tâm lý và ngôn ngữ...
Haki đã và đang chuẩn bị những mẫu thiết kế dự thi của mình như thế nào?
Hiện tại đang trong quá trình thể hiện nên tôi chưa thể nói trước điều gì chi tiết hơn, nhưng chắc chắn Haki sẽ tham gia với số lượng mẫu phong phú nhất trong khả năng và điều kiện cho phép.
Được biết, giải thưởng của cuộc thi này khá hấp dẫn. Vậy theo ông, giải thưởng mà chương trình đề ra có phải là tiêu chí hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp tham gia không?
Theo tôi không phải là giá trị vật chất của giải thưởng, cuộc thi bản thân nó thu hút vì là một cơ hội lớn để các nhà thiết kế, trong đó có Haki, thể hiện và đóng góp sự sáng tạo của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
Nếu đoạt giải, phương án biểu trưng được chọn sẽ gắn với các thương hiệu Việt Nam điển hình hay nói một cách khác là gắn với những sản phẩm đã, đang và sẽ làm cho thế giới biết về một Việt Nam phát triển nhanh chóng.
Đây sẽ là sự vinh danh vô cùng lớn cho bất kỳ một nhà thiết kế nào, trong đó có Haki, và tôi mong muốn đây cũng là mục đích mà cộng đồng thiết kế sáng tạo tại Việt Nam hướng tới.