Thị trường bảo hiểm cần ổn định theo hướng lành mạnh
Cuộc khủng hoảng tài chính có tác động đến ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng không nặng nề
Cuộc khủng hoảng tài chính có tác động đến ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng không nặng nề.
Xu hướng thị trường bảo hiểm trong thời gian tới sẽ ra sao; quan điểm cấp phép thành lập mới doanh nghiệp bảo hiểm của cơ quan quản lý thế nào; là những nội dung chính trong cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Trịnh Thanh Hoan - Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.
Một trong những thay đổi lớn nhất của ngành bảo hiểm là cơ quan quản lý ngành đã chuyển thành Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm. Điều này đã có tác động như thế nào tới chính sách phát triển và quản lý thị trường bảo hiểm, thưa ông?
Từ năm 2008, Vụ Bảo hiểm chính thức chuyển thành Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thị trường, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính tới lĩnh vực bảo hiểm.
Từ trước đến nay, quan điểm bảo hiểm chỉ là ngành dịch vụ, nên ít được quan tâm, trong khi trên thế giới doanh thu từ bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tại các nước phát triển, doanh thu này chiếm 8-15% GDP trong khi tại Việt Nam mới chỉ là 2%.
Việc thành lập Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý và giám sát thị trường bảo hiểm, nhằm phát triển và ổn định thị trường này theo hướng lành mạnh.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động thế nào đối với ngành bảo hiểm Việt Nam, thưa ông?
Cuộc khủng hoảng tài chính có tác động đến ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng không nặng nề. Những nghiệp vụ được xem là chịu tác động đáng kể nhất như: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tài sản cho các công trình xây dựng lớn, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm hàng hải bởi đây là những ngành không có khả năng đóng phí bảo hiểm hoặc nợ đóng phí bảo hiểm với số lượng lớn.
Một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ do khó huy động vốn từ bên ngoài. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng gặp khó khăn trong khai thác, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, một số ít khách hàng tham gia bảo hiểm không còn đủ khả năng đóng phí bảo hiểm. Tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi, 6 tháng đầu năm 2009 bảo hiểm vẫn tăng trưởng cao.
Cụ thể, bảo hiểm nhân thọ vẫn tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm trước; trong bảo hiểm phi nhân thọ thì nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới tăng 14,3%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại tăng gần 20%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người tăng 16% so với cùng kỳ năm 2008... Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chung của ngành bảo hiểm cả năm 2009 chắc sẽ không cao như tốc độ tăng trưởng đã đạt được của cả năm 2008.
Vậy xu hướng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào, thưa ông?
Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục phát triển ổn định, tăng trưởng doanh thu cao; các doanh nghiệp bảo hiểm đi theo xu hướng: “Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.
Sẽ ngày càng có nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, ví dụ như các sản phẩm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm vi mô... và các sản phẩm bảo hiểm y tế, hưu trí... phục vụ nhu cầu đa dạng của các cá nhân trong và ngoài nước.
Do yêu cầu của cơ quan quản lý, và để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, chất lượng phục vụ khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như hệ thống quản trị doanh nghiệp sẽ ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn. Đáng chú ý là trên thị trường bảo hiểm sẽ có hiện tượng mua, bán, chuyển nhượng phần vốn do một số nhà đầu tư không có khả năng huy động thêm vốn đầu tư cho doanh nghiệp theo quy định mới.
Với quy mô và điều kiện thị trường bảo hiểm Việt Nam như hiện nay, theo ông 49 doanh nghiệp bảo hiểm (gồm 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 27 phi nhân thọ, 1 tái bảo hiểm và 10 doanh nghiệp môi giới), đã là đủ chưa?
Nếu nói số lượng công ty bảo hiểm đủ hay chưa là rất khó vì hiện nay Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập công ty bảo hiểm với điều kiện phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực tài chính, về nhân lực, về hệ thống công nghệ thông tin và phải phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế.
Trong 8 tháng đầu năm 2009 này, chúng tôi chưa cấp phép thành lập mới cho một công ty nào vì việc thẩm định cấp phép hiện nay khá chặt chẽ. Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu: đủ tầm, đủ năng lực tài chính, đủ nhân lực. Nếu như trước đây, việc cấp phép chỉ theo một bước thì bây giờ theo 2 bước.
Bước 1, cấp phép về mặt nguyên tắc. Bước 2, cấp phép chính thức sau khi doanh nghiệp có đầy đủ vốn, nhân lực, đáp ứng các yêu cầu về quản trị, cơ sở vật chất. Với yêu cầu chặt chẽ như vậy, mỗi năm sẽ chỉ có thêm 2-3 doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập.
Theo quy định, đến năm 2010 các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 300 tỷ đồng và nhân thọ là 600 tỷ đồng. Đến thời điểm này, còn bao nhiêu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện này, thưa ông?
Theo thống kê của chúng tôi, hiện có 5 doanh nghiệp chưa đủ vốn pháp định theo quy định mới và họ đang đề nghị Bộ Tài chính cho phép được phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Cả 5 doanh nghiệp này đều cam kết sẽ đáp ứng được mức vốn tối thiểu theo quy định vào năm 2010.
Ông đánh giá thế nào về khả năng tăng vốn của các doanh nghiệp này?
Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm có thể cân nhắc việc kêu gọi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển công nghệ bảo hiểm.
Đây cũng là một hướng đi, nhưng trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng thì việc mời gọi đối tác nước ngoài mua cổ phần không hề dễ dàng.
Hơn nữa, những doanh nghiệp thuộc diện phải tăng vốn theo quy định của pháp luật cũng chưa phải là doanh nghiệp có tên tuổi nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc huy động vốn tại thị trường trong nước có tính khả thi hơn.
Xu hướng thị trường bảo hiểm trong thời gian tới sẽ ra sao; quan điểm cấp phép thành lập mới doanh nghiệp bảo hiểm của cơ quan quản lý thế nào; là những nội dung chính trong cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Trịnh Thanh Hoan - Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.
Một trong những thay đổi lớn nhất của ngành bảo hiểm là cơ quan quản lý ngành đã chuyển thành Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm. Điều này đã có tác động như thế nào tới chính sách phát triển và quản lý thị trường bảo hiểm, thưa ông?
Từ năm 2008, Vụ Bảo hiểm chính thức chuyển thành Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thị trường, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính tới lĩnh vực bảo hiểm.
Từ trước đến nay, quan điểm bảo hiểm chỉ là ngành dịch vụ, nên ít được quan tâm, trong khi trên thế giới doanh thu từ bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tại các nước phát triển, doanh thu này chiếm 8-15% GDP trong khi tại Việt Nam mới chỉ là 2%.
Việc thành lập Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý và giám sát thị trường bảo hiểm, nhằm phát triển và ổn định thị trường này theo hướng lành mạnh.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động thế nào đối với ngành bảo hiểm Việt Nam, thưa ông?
Cuộc khủng hoảng tài chính có tác động đến ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng không nặng nề. Những nghiệp vụ được xem là chịu tác động đáng kể nhất như: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tài sản cho các công trình xây dựng lớn, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm hàng hải bởi đây là những ngành không có khả năng đóng phí bảo hiểm hoặc nợ đóng phí bảo hiểm với số lượng lớn.
Một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ do khó huy động vốn từ bên ngoài. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng gặp khó khăn trong khai thác, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, một số ít khách hàng tham gia bảo hiểm không còn đủ khả năng đóng phí bảo hiểm. Tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi, 6 tháng đầu năm 2009 bảo hiểm vẫn tăng trưởng cao.
Cụ thể, bảo hiểm nhân thọ vẫn tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm trước; trong bảo hiểm phi nhân thọ thì nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới tăng 14,3%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại tăng gần 20%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người tăng 16% so với cùng kỳ năm 2008... Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chung của ngành bảo hiểm cả năm 2009 chắc sẽ không cao như tốc độ tăng trưởng đã đạt được của cả năm 2008.
Vậy xu hướng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào, thưa ông?
Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục phát triển ổn định, tăng trưởng doanh thu cao; các doanh nghiệp bảo hiểm đi theo xu hướng: “Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.
Sẽ ngày càng có nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, ví dụ như các sản phẩm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm vi mô... và các sản phẩm bảo hiểm y tế, hưu trí... phục vụ nhu cầu đa dạng của các cá nhân trong và ngoài nước.
Do yêu cầu của cơ quan quản lý, và để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, chất lượng phục vụ khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như hệ thống quản trị doanh nghiệp sẽ ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn. Đáng chú ý là trên thị trường bảo hiểm sẽ có hiện tượng mua, bán, chuyển nhượng phần vốn do một số nhà đầu tư không có khả năng huy động thêm vốn đầu tư cho doanh nghiệp theo quy định mới.
Với quy mô và điều kiện thị trường bảo hiểm Việt Nam như hiện nay, theo ông 49 doanh nghiệp bảo hiểm (gồm 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 27 phi nhân thọ, 1 tái bảo hiểm và 10 doanh nghiệp môi giới), đã là đủ chưa?
Nếu nói số lượng công ty bảo hiểm đủ hay chưa là rất khó vì hiện nay Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập công ty bảo hiểm với điều kiện phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực tài chính, về nhân lực, về hệ thống công nghệ thông tin và phải phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế.
Trong 8 tháng đầu năm 2009 này, chúng tôi chưa cấp phép thành lập mới cho một công ty nào vì việc thẩm định cấp phép hiện nay khá chặt chẽ. Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu: đủ tầm, đủ năng lực tài chính, đủ nhân lực. Nếu như trước đây, việc cấp phép chỉ theo một bước thì bây giờ theo 2 bước.
Bước 1, cấp phép về mặt nguyên tắc. Bước 2, cấp phép chính thức sau khi doanh nghiệp có đầy đủ vốn, nhân lực, đáp ứng các yêu cầu về quản trị, cơ sở vật chất. Với yêu cầu chặt chẽ như vậy, mỗi năm sẽ chỉ có thêm 2-3 doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập.
Theo quy định, đến năm 2010 các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 300 tỷ đồng và nhân thọ là 600 tỷ đồng. Đến thời điểm này, còn bao nhiêu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện này, thưa ông?
Theo thống kê của chúng tôi, hiện có 5 doanh nghiệp chưa đủ vốn pháp định theo quy định mới và họ đang đề nghị Bộ Tài chính cho phép được phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Cả 5 doanh nghiệp này đều cam kết sẽ đáp ứng được mức vốn tối thiểu theo quy định vào năm 2010.
Ông đánh giá thế nào về khả năng tăng vốn của các doanh nghiệp này?
Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm có thể cân nhắc việc kêu gọi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển công nghệ bảo hiểm.
Đây cũng là một hướng đi, nhưng trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng thì việc mời gọi đối tác nước ngoài mua cổ phần không hề dễ dàng.
Hơn nữa, những doanh nghiệp thuộc diện phải tăng vốn theo quy định của pháp luật cũng chưa phải là doanh nghiệp có tên tuổi nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc huy động vốn tại thị trường trong nước có tính khả thi hơn.