“Thị trường căn hộ sẽ sôi động hơn”
Việc cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam dự báo sẽ kích thích thị trường căn hộ sôi động hơn
Việc cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam dự báo sẽ kích thích thị trường căn hộ sôi động hơn.
Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Về chính sách này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), nói:
- Đối tượng được mua nhà rộng hơn và sẽ có những điều kiện cởi mở hơn. Việc cho người nước ngoài mua nhà đã thể hiện chính sách nhất quán của Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư, đối xử công bằng đối với nhà đầu tư nước ngoài, coi người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là bộ phận của nền kinh tế Việt Nam.
Ông có thể dự báo về khả năng tác động của nghị quyết trên đối với thị trường bất động sản thời gian tới?
Nghị quyết này chắc chắn có tác động tới thị trường bất động sản. Nhưng theo tôi, trong thời gian trước mắt, sự tác động chưa đáng kể bởi người nước ngoài hiện nay đang sinh sống tại Việt Nam thì đương nhiên phải có chỗ ở rồi.
Nghị quyết này cho người nước ngoài lựa chọn cách thức thuê hoặc mua chỗ ở lâu dài phù hợp với điều kiện của từng người, tất nhiên là có tác động đến thị trường bất động sản bởi tâm lý người dân khi thấy cầu có khả năng tăng thì thị trường sẽ điều chỉnh lên.
Nhưng tôi nghĩ điều chỉnh lên không nhiều bởi nghị quyết chỉ cho người nước ngoài mua căn hộ, sở hữu căn hộ thì thị trường căn hộ sẽ sôi động hơn.
Việt Nam đã có chính sách cho Việt kiều mua và sở hữu bất động sản, nhưng vẫn có những hạn chế trên thực tế. Liệu nghị quyết này sẽ có những hạn chế tương tự không, thưa ông?
Không phải Việt kiều mua nhà khó khăn, bởi đối tượng Việt kiều được mua nhà ở theo Nghị quyết 90 vẫn còn hạn chế về đối tượng. Cụ thể chỉ có người nào về Việt Nam đầu tư, người có công, nhà khoa học… về định cư lâu dài tại Việt Nam mới được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Chính vì vậy, cơ chế cho Việt kiều mua nhà chưa phải là đã rộng. Có những đối tượng là công dân Việt Nam nhưng đang làm việc và sinh sống tại nước ngoài rồi người ta cũng sẽ quay trở về. Với đối tượng này, Bộ Xây dựng sẽ kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mở rộng đối tượng này cũng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Quyền mua nhà của người nước ngoài có khác biệt nhiều so với quyền của Việt kiều không?
Ở đây khác ở thời hạn sở hữu, của người nước ngoài là 50 năm còn Việt kiều được coi như người Việt Nam ở trong nước. Việt kiều có quyền cho thuê, cho thuê lại, còn đối với người nước ngoài Nhà nước chỉ tạo điều kiện chỗ ở lâu dài. Loại nhà cũng vậy, người nước ngoài chỉ được sở hữu căn hộ chung cư trong các dự án thương mại, còn Việt kiều thì không có bất cứ giới hạn nào.
Thưa ông, vì sao chỉ cho phép người nước ngoài mua chung cư mà không cho phép mua và sở hữu nhà trên đất?
Từ việc không cho mua đến việc thí điểm cho mua đã là cả một bước tiến dài. Hiện tại, Quốc hội chỉ cho làm thí điểm về vấn đề này nên tạm thời khoanh vùng loại bất động sản mà người nước ngoài được phép sở hữu.
Sau này khi điều kiện tốt hơn, tôi nghĩ Quốc hội sẽ mở rộng đối tượng được phép mua, loại bất động sản được phép mua sẽ góp phần đáng kể vào việc kích thích thị trường bất động sản tăng trưởng ổn định.
Khi người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, họ có được thực hiện các quyền tự chủ như cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, cho tặng…?
Mặc dù bị giới hạn đôi chút, nhưng về cơ bản người nước ngoài có toàn quyền định đoạt tài sản như người Việt Nam. Như chỉ cho được mua để ở chứ không được kinh doanh tài sản. Họ chỉ được thế chấp tài sản để vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được thừa kế cho những người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, còn nếu thừa kế cho người không có quyền sở hữu nhà thì người thừa kế chỉ được hưởng giá trị của tài sản, tức là phải bán, cho tặng…
Quốc hội dự kiến thông qua Luật Quốc tịch tại kỳ họp này, theo đó, người Việt Nam có thể có nhiều quốc tịch. Vậy những người đó có được mua nhà ở Việt Nam như người Việt Nam?
Tôi nghĩ khi hướng dẫn Luật Quốc tịch, Chính phủ sẽ giải thích rõ vấn đề này theo hướng nếu đã là công dân Việt Nam (có cả quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài) thì được đối xử bình đẳng như người chỉ có một quốc tịch Việt Nam và đang sinh sống, làm việc trong nước, mặc dù họ đang sinh sống, làm việc, thậm chí là định cư ở nước ngoài.
Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Về chính sách này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), nói:
- Đối tượng được mua nhà rộng hơn và sẽ có những điều kiện cởi mở hơn. Việc cho người nước ngoài mua nhà đã thể hiện chính sách nhất quán của Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư, đối xử công bằng đối với nhà đầu tư nước ngoài, coi người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là bộ phận của nền kinh tế Việt Nam.
Ông có thể dự báo về khả năng tác động của nghị quyết trên đối với thị trường bất động sản thời gian tới?
Nghị quyết này chắc chắn có tác động tới thị trường bất động sản. Nhưng theo tôi, trong thời gian trước mắt, sự tác động chưa đáng kể bởi người nước ngoài hiện nay đang sinh sống tại Việt Nam thì đương nhiên phải có chỗ ở rồi.
Nghị quyết này cho người nước ngoài lựa chọn cách thức thuê hoặc mua chỗ ở lâu dài phù hợp với điều kiện của từng người, tất nhiên là có tác động đến thị trường bất động sản bởi tâm lý người dân khi thấy cầu có khả năng tăng thì thị trường sẽ điều chỉnh lên.
Nhưng tôi nghĩ điều chỉnh lên không nhiều bởi nghị quyết chỉ cho người nước ngoài mua căn hộ, sở hữu căn hộ thì thị trường căn hộ sẽ sôi động hơn.
Việt Nam đã có chính sách cho Việt kiều mua và sở hữu bất động sản, nhưng vẫn có những hạn chế trên thực tế. Liệu nghị quyết này sẽ có những hạn chế tương tự không, thưa ông?
Không phải Việt kiều mua nhà khó khăn, bởi đối tượng Việt kiều được mua nhà ở theo Nghị quyết 90 vẫn còn hạn chế về đối tượng. Cụ thể chỉ có người nào về Việt Nam đầu tư, người có công, nhà khoa học… về định cư lâu dài tại Việt Nam mới được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Chính vì vậy, cơ chế cho Việt kiều mua nhà chưa phải là đã rộng. Có những đối tượng là công dân Việt Nam nhưng đang làm việc và sinh sống tại nước ngoài rồi người ta cũng sẽ quay trở về. Với đối tượng này, Bộ Xây dựng sẽ kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mở rộng đối tượng này cũng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Quyền mua nhà của người nước ngoài có khác biệt nhiều so với quyền của Việt kiều không?
Ở đây khác ở thời hạn sở hữu, của người nước ngoài là 50 năm còn Việt kiều được coi như người Việt Nam ở trong nước. Việt kiều có quyền cho thuê, cho thuê lại, còn đối với người nước ngoài Nhà nước chỉ tạo điều kiện chỗ ở lâu dài. Loại nhà cũng vậy, người nước ngoài chỉ được sở hữu căn hộ chung cư trong các dự án thương mại, còn Việt kiều thì không có bất cứ giới hạn nào.
Thưa ông, vì sao chỉ cho phép người nước ngoài mua chung cư mà không cho phép mua và sở hữu nhà trên đất?
Từ việc không cho mua đến việc thí điểm cho mua đã là cả một bước tiến dài. Hiện tại, Quốc hội chỉ cho làm thí điểm về vấn đề này nên tạm thời khoanh vùng loại bất động sản mà người nước ngoài được phép sở hữu.
Sau này khi điều kiện tốt hơn, tôi nghĩ Quốc hội sẽ mở rộng đối tượng được phép mua, loại bất động sản được phép mua sẽ góp phần đáng kể vào việc kích thích thị trường bất động sản tăng trưởng ổn định.
Khi người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, họ có được thực hiện các quyền tự chủ như cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, cho tặng…?
Mặc dù bị giới hạn đôi chút, nhưng về cơ bản người nước ngoài có toàn quyền định đoạt tài sản như người Việt Nam. Như chỉ cho được mua để ở chứ không được kinh doanh tài sản. Họ chỉ được thế chấp tài sản để vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được thừa kế cho những người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, còn nếu thừa kế cho người không có quyền sở hữu nhà thì người thừa kế chỉ được hưởng giá trị của tài sản, tức là phải bán, cho tặng…
Quốc hội dự kiến thông qua Luật Quốc tịch tại kỳ họp này, theo đó, người Việt Nam có thể có nhiều quốc tịch. Vậy những người đó có được mua nhà ở Việt Nam như người Việt Nam?
Tôi nghĩ khi hướng dẫn Luật Quốc tịch, Chính phủ sẽ giải thích rõ vấn đề này theo hướng nếu đã là công dân Việt Nam (có cả quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài) thì được đối xử bình đẳng như người chỉ có một quốc tịch Việt Nam và đang sinh sống, làm việc trong nước, mặc dù họ đang sinh sống, làm việc, thậm chí là định cư ở nước ngoài.