Thị trường chứng khoán cuối năm sẽ tốt hơn?
Theo hầu hết các ý kiến nhận định của các chuyên gia thì thị trường sẽ có những khởi sắc và phát triển hơn vào cuối năm
Dù diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này vẫn chưa thoát khỏi xu hướng sụt giảm, song theo hầu hết các ý kiến nhận định của các chuyên gia thì thị trường sẽ có những khởi sắc và phát triển hơn vào cuối năm.
Cơ sở của những lạc quan đó không gì khác ngoài sự phát triển của các doanh nghiệp niêm yết, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp lớn sẽ được cổ phần hóa và bán đấu giá ra công chúng và một điều quan trọng đó là giá cổ phiếu sau một thời gian điều chỉnh đã quay về giá trị thực...
Tại buổi gặp gỡ đầu tháng 8 vừa qua, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đã bày tỏ sự lạc quan về tương lai phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. “Tôi tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để phát triển do nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng. Qua cấp phép cho các tổ chức chúng tôi nhận thấy sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài là khá lớn, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Goldman Sachs, Merrill Lynch... Trong trung hạn và dài hạn thị trường vẫn sẽ phát triển tốt”, ông Bằng nói.
Cùng đánh giá với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chuyên viên kinh tế - tài chính - chứng khoán Huy Nam nhận định rằng thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, tốt tới đâu, hay có những đột biến gì thì rất khó nói. Những biến động mà thị trường chứng khoán trải qua trong thời gian qua, theo ông Huy Nam là quá đủ, thể hiện ở việc giá nhiều loại chứng khoán có ảnh hưởng lớn đến thị trường hiện đã ở mức được coi là tương đối hợp lý, hấp dẫn và ngưỡng 900 điểm của VN-Index là ngưỡng hỗ trợ vững.
Các yếu tố cơ bản khác như tình hình thị trường sẽ có những lạc quan vào quý 3 và quý 4 khi các doanh nghiệp bắt đầu vào mùa “gặt hái” trong hoạt động kinh doanh. Về chính sách vĩ mô, Nhà nước đang có những nỗ lực để thị trường tiếp tục phát triển trong năm 2007 như kiềm chế lạm phát...
“Dù thị trường điều chỉnh sâu nhưng đã không xuất hiện những cơn thoái trào như năm trước, nhà đầu tư không còn tháo chạy khỏi thị trường. Về lực lượng tham gia thị trường, sau đợt khảo sát của tôi tại Tp.HCM và Hà Nội vừa qua cho thấy số lượng nhà đầu tư mới mở tài khoản vẫn tăng lên hàng tuần tại các công ty chứng khoán.
Có thể thấy, việc nhà đầu tư tham gia mua – bán có chừng mực thời gian qua là do trạng thái thị trường trong giai đoạn này khiến họ phải cân nhắc, rồi việc chuyển từ khớp lệnh định kỳ sang giao dịch khớp lệnh liên tục cũng khiến cho nhà đầu tư cần phải có thời gian để thích nghi. Nhưng theo tôi, khi nhà đầu tư đã quen với phương thức khớp lệnh mới thì lượng giao dịch sẽ tốt hơn”, ông Huy Nam giải thích thêm.
Chỉ ra nguyên nhân chủ yếu gây giảm sút của thị trường thời gian qua, ông Hoàng Xuân Quyến, Trưởng phòng nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Tân Việt cho rằng đó là việc các doanh nghiệp phát hành thêm quá nhiều cổ phiếu dẫn đến EPS giảm và số cổ phiếu phát hành thêm này sẽ được đưa vào niêm yết bổ sung và số doanh nghiệp phát hành thêm sẽ ít hơn. Việc này đã làm sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư khiến họ thay vì đầu tư dài hạn đã chuyển sang đầu tư ngắn hạn.
“Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng thị trường từ nay đến cuối năm sẽ không ảm đạm song mức độ ấm lên sẽ không mạnh. Điều mang lại kỳ vọng này là kết quả kinh doanh quý 3 và 4 của doanh nghiệp, bởi đó chính là thời điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt nhất trong năm.
Mặt khác, các quỹ đầu tư lớn sẽ chịu áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm. Chỉ thị 03 thời gian qua đã có những tác động nhất định đến nhà đầu tư, song nó đã không còn ảnh hưởng mạnh đến thời gian tới.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã tìm cho mình con đường riêng trong việc cho vay lại mua chứng khoán, tất nhiên mức độ không còn như trước. Việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chưa thể IPO như kế hoạch ban đầu do còn phải tìm đối tác chiến lược.
Điểm tích cực là nhà đầu tư đã có thấy được lộ trình IPO ngân hàng này sẽ như thế nào, họ có thể bỏ vốn vào các doanh nghiệp và giá các cổ phiếu khác có thể được điều chỉnh. Song mặt tiêu cực là nếu IPO càng muộn sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác”, ông Quyến nhấn mạnh thêm.
Theo ông Huy Nam, việc giãn IPO của các doanh nghiệp lớn là cần thiết bởi không nên bơm một lượng lớn cổ phiếu dồn dập vào những tháng cuối năm, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ngưng mà vẫn cần IPO 1 hay 2 công ty lớn vào quý 3 hoặc 4.
Bên cạnh đó, khi IPO các doanh nghiệp lớn, cần phải có sự tính toán giá một cách cẩn thận, bởi vì thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đưa giá khởi điểm quá cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chính giá cổ phiếu đó bởi khi lên quá cao sẽ dẫn đến những cơn sụt giảm mạnh.
Về phần mình, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Bộ Tài chính đã thành lập một tổ công tác phụ trách vấn đề đấu giá cổ phần.
Tổ này sẽ có nhiệm vụ lên kế hoạch đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp với các tính toán cụ thể đối với những doanh nghiệp lớn khi bán cổ phần mà có mức độ ảnh hưởng lớn đến thị trường từ nay đến cuối năm, để từ đó đưa ra phương thức, kế hoạch phát hành cho phù hợp, không ảnh hưởng đến lợi ích các bên tham gia thị trường.
Cơ sở của những lạc quan đó không gì khác ngoài sự phát triển của các doanh nghiệp niêm yết, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp lớn sẽ được cổ phần hóa và bán đấu giá ra công chúng và một điều quan trọng đó là giá cổ phiếu sau một thời gian điều chỉnh đã quay về giá trị thực...
Tại buổi gặp gỡ đầu tháng 8 vừa qua, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đã bày tỏ sự lạc quan về tương lai phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. “Tôi tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để phát triển do nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng. Qua cấp phép cho các tổ chức chúng tôi nhận thấy sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài là khá lớn, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Goldman Sachs, Merrill Lynch... Trong trung hạn và dài hạn thị trường vẫn sẽ phát triển tốt”, ông Bằng nói.
Cùng đánh giá với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chuyên viên kinh tế - tài chính - chứng khoán Huy Nam nhận định rằng thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, tốt tới đâu, hay có những đột biến gì thì rất khó nói. Những biến động mà thị trường chứng khoán trải qua trong thời gian qua, theo ông Huy Nam là quá đủ, thể hiện ở việc giá nhiều loại chứng khoán có ảnh hưởng lớn đến thị trường hiện đã ở mức được coi là tương đối hợp lý, hấp dẫn và ngưỡng 900 điểm của VN-Index là ngưỡng hỗ trợ vững.
Các yếu tố cơ bản khác như tình hình thị trường sẽ có những lạc quan vào quý 3 và quý 4 khi các doanh nghiệp bắt đầu vào mùa “gặt hái” trong hoạt động kinh doanh. Về chính sách vĩ mô, Nhà nước đang có những nỗ lực để thị trường tiếp tục phát triển trong năm 2007 như kiềm chế lạm phát...
“Dù thị trường điều chỉnh sâu nhưng đã không xuất hiện những cơn thoái trào như năm trước, nhà đầu tư không còn tháo chạy khỏi thị trường. Về lực lượng tham gia thị trường, sau đợt khảo sát của tôi tại Tp.HCM và Hà Nội vừa qua cho thấy số lượng nhà đầu tư mới mở tài khoản vẫn tăng lên hàng tuần tại các công ty chứng khoán.
Có thể thấy, việc nhà đầu tư tham gia mua – bán có chừng mực thời gian qua là do trạng thái thị trường trong giai đoạn này khiến họ phải cân nhắc, rồi việc chuyển từ khớp lệnh định kỳ sang giao dịch khớp lệnh liên tục cũng khiến cho nhà đầu tư cần phải có thời gian để thích nghi. Nhưng theo tôi, khi nhà đầu tư đã quen với phương thức khớp lệnh mới thì lượng giao dịch sẽ tốt hơn”, ông Huy Nam giải thích thêm.
Chỉ ra nguyên nhân chủ yếu gây giảm sút của thị trường thời gian qua, ông Hoàng Xuân Quyến, Trưởng phòng nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Tân Việt cho rằng đó là việc các doanh nghiệp phát hành thêm quá nhiều cổ phiếu dẫn đến EPS giảm và số cổ phiếu phát hành thêm này sẽ được đưa vào niêm yết bổ sung và số doanh nghiệp phát hành thêm sẽ ít hơn. Việc này đã làm sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư khiến họ thay vì đầu tư dài hạn đã chuyển sang đầu tư ngắn hạn.
“Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng thị trường từ nay đến cuối năm sẽ không ảm đạm song mức độ ấm lên sẽ không mạnh. Điều mang lại kỳ vọng này là kết quả kinh doanh quý 3 và 4 của doanh nghiệp, bởi đó chính là thời điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt nhất trong năm.
Mặt khác, các quỹ đầu tư lớn sẽ chịu áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm. Chỉ thị 03 thời gian qua đã có những tác động nhất định đến nhà đầu tư, song nó đã không còn ảnh hưởng mạnh đến thời gian tới.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã tìm cho mình con đường riêng trong việc cho vay lại mua chứng khoán, tất nhiên mức độ không còn như trước. Việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chưa thể IPO như kế hoạch ban đầu do còn phải tìm đối tác chiến lược.
Điểm tích cực là nhà đầu tư đã có thấy được lộ trình IPO ngân hàng này sẽ như thế nào, họ có thể bỏ vốn vào các doanh nghiệp và giá các cổ phiếu khác có thể được điều chỉnh. Song mặt tiêu cực là nếu IPO càng muộn sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác”, ông Quyến nhấn mạnh thêm.
Theo ông Huy Nam, việc giãn IPO của các doanh nghiệp lớn là cần thiết bởi không nên bơm một lượng lớn cổ phiếu dồn dập vào những tháng cuối năm, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ngưng mà vẫn cần IPO 1 hay 2 công ty lớn vào quý 3 hoặc 4.
Bên cạnh đó, khi IPO các doanh nghiệp lớn, cần phải có sự tính toán giá một cách cẩn thận, bởi vì thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đưa giá khởi điểm quá cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chính giá cổ phiếu đó bởi khi lên quá cao sẽ dẫn đến những cơn sụt giảm mạnh.
Về phần mình, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Bộ Tài chính đã thành lập một tổ công tác phụ trách vấn đề đấu giá cổ phần.
Tổ này sẽ có nhiệm vụ lên kế hoạch đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp với các tính toán cụ thể đối với những doanh nghiệp lớn khi bán cổ phần mà có mức độ ảnh hưởng lớn đến thị trường từ nay đến cuối năm, để từ đó đưa ra phương thức, kế hoạch phát hành cho phù hợp, không ảnh hưởng đến lợi ích các bên tham gia thị trường.