“Thị trường chứng khoán đã có những bước tiến lớn”
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhìn lại 13 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
13 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là từng đấy thời gian, các nhà đầu tư luôn đau đáu với sự minh bạch của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi dưới đây, TS. Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã một lần nữa khẳng định về quan điểm cũng như hỗ trợ của cơ quan quản lý trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị công ty, đặc biệt là minh bạch và công bố thông tin, tại các doanh nghiệp niêm yết nói riêng và doanh nghiệp đại chúng nói chung.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước sang tuổi 14. Nhìn lại sau 13 năm hoạt động, ông đánh giá thế nào về những thay đổi của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay, đặc biệt là chất lượng công bố thông tin và tính minh bạch?
Qua 13 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có được những bước tiến lớn, vững vàng với vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Tuy vậy, việc quản lý và điều tiết một thị trường chứng khoán mới nổi đặt ra nhiều thách thức đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý về chứng khoán tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là phát triển ổn định, hành lang pháp lý đang dần được kiện toàn theo các tiêu chuẩn quản lý giám sát thị trường chứng khoán tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, tạo điều kiện huy động vốn cho doanh nghiệp cần phải đi kèm với việc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật đảm bảo tính công khai, minh bạch giúp thị trường đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả hơn.
Vấn đề rất được quan tâm trong công tác xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là chất lượng hàng hoá trên thị trường. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa phát hành, niêm yết hiện còn trong giai đoạn phát triển theo chiều rộng. Khi thị trường hoạt động có khó khăn đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Vấn đề quản trị công ty, công bố thông tin, quản trị rủi ro không ngừng được hoàn thiện nhưng mức độ tuân thủ vẫn còn hạn chế. Chất lượng báo cáo tài chính kiểm toán còn chưa cao. Vi phạm về công bố thông tin và những vi phạm về gian lận trong báo cáo, hồ sơ vẫn còn tồn tại.
Dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng tôi tin rằng, cùng với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam là tích cực. Khối doanh nghiệp niêm yết cũng đã và sẽ được thanh lọc theo quy chuẩn niêm yết mới, nhằm tạo nên một mặt bằng mới về chất lượng hàng hóa trên thị trường.
Trong giai đoạn khó khăn này, áp lực phải công khai minh bạch đối với các doanh nghiệp niêm yết lại càng lớn hơn. Để giám sát được việc thực hiện nghĩa vụ minh bạch của doanh nghiệp niêm yết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có những giải pháp nào, thưa ông?
Những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012 tiếp tục kéo dài đến quý 3/2013 khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty gặp nhiều khó khăn, mặt khác do các điều kiện niêm yết, quản lý giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là vấn đề công bố thông tin nên số lượng công ty niêm yết mới giảm mạnh và số lượng công ty bị hủy niêm yết tăng với mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong thời gian qua, công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán tiếp tục được tăng cường, đảm bảo nâng cao tính công bằng, minh bạch. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục tăng cường giám sát thông qua tin đồn, báo cáo và kiểm tra trực tiếp, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp vi phạm chế độ các quy định về giao dịch của các công ty chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có hành vi làm giá, thao túng thị trường; thanh tra và xử lý dứt điểm các vụ thao túng, nội gián, giả mạo hồ sơ.
Nhằm nâng cao hiệu quả giám sát trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa vào hoạt động hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán - MSS. Đồng thời, Ủy ban đã phối hợp chặt chẽ với hai sở giao dịch xử lý nghiêm các trường hợp công ty niêm yết, công ty chứng khoán thành viên chậm nộp báo cáo; các trường hợp không công bố thông tin về giao dịch của người có liên quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Ủy ban đã ban hành 40 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt là 2,9 tỷ đồng.
Để giúp nâng cao hơn nữa chất lượng doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt về chất lượng công bố thông tin và minh bạch của doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có những khuyến nghị và hỗ trợ doanh nghiệp ra sao?
Trong vai trò là một cơ quan xây dựng và quản lý, giám sát thị trường chứng khoán hướng tới các chuẩn mực quốc tế và các thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chủ động và tích cực hợp tác quốc tế nhằm có được sự tư vấn và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho vấn đề quản trị công ty, giúp thị trường chứng khoán hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn nữa, nâng cao chất lượng hàng hoá trên thị trường.
Đặc biệt, trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 này, hoạt động quản lý, giám sát các công ty đại chúng, tổ chức niêm yết tiếp tục được tăng cường. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ đạo các sở giao dịch chứng khoán giám sát thường xuyên tình hình thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức niêm yết/đăng ký giao dịch; giao dịch cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ và người có liên quan; giám sát nội dung công bố thông tin về tình hình quản trị công ty; giám sát việc lập trang thông tin điện tử (website) và việc thực hiện công bố thông tin trên website; thường xuyên nhắc nhở và đưa vào xử lý các hình thức vi phạm theo quy định nhằm cải thiện hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết.
Những tháng cuối năm 2013 này, trong số các giải pháp về phát triển hàng hoá và sản phẩm mới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng sẽ chú trọng vào tăng cường công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp, tăng cường công tác đào tạo về quản trị công ty, quản trị rủi ro, trên cơ sở triển khai tổng kết đánh giá việc thực hiện các quy định về nâng cao chuẩn mực niêm yết.
Trong cuộc trao đổi dưới đây, TS. Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã một lần nữa khẳng định về quan điểm cũng như hỗ trợ của cơ quan quản lý trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị công ty, đặc biệt là minh bạch và công bố thông tin, tại các doanh nghiệp niêm yết nói riêng và doanh nghiệp đại chúng nói chung.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước sang tuổi 14. Nhìn lại sau 13 năm hoạt động, ông đánh giá thế nào về những thay đổi của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay, đặc biệt là chất lượng công bố thông tin và tính minh bạch?
Qua 13 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có được những bước tiến lớn, vững vàng với vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Tuy vậy, việc quản lý và điều tiết một thị trường chứng khoán mới nổi đặt ra nhiều thách thức đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý về chứng khoán tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là phát triển ổn định, hành lang pháp lý đang dần được kiện toàn theo các tiêu chuẩn quản lý giám sát thị trường chứng khoán tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, tạo điều kiện huy động vốn cho doanh nghiệp cần phải đi kèm với việc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật đảm bảo tính công khai, minh bạch giúp thị trường đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả hơn.
Vấn đề rất được quan tâm trong công tác xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là chất lượng hàng hoá trên thị trường. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa phát hành, niêm yết hiện còn trong giai đoạn phát triển theo chiều rộng. Khi thị trường hoạt động có khó khăn đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Vấn đề quản trị công ty, công bố thông tin, quản trị rủi ro không ngừng được hoàn thiện nhưng mức độ tuân thủ vẫn còn hạn chế. Chất lượng báo cáo tài chính kiểm toán còn chưa cao. Vi phạm về công bố thông tin và những vi phạm về gian lận trong báo cáo, hồ sơ vẫn còn tồn tại.
Dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng tôi tin rằng, cùng với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam là tích cực. Khối doanh nghiệp niêm yết cũng đã và sẽ được thanh lọc theo quy chuẩn niêm yết mới, nhằm tạo nên một mặt bằng mới về chất lượng hàng hóa trên thị trường.
Trong giai đoạn khó khăn này, áp lực phải công khai minh bạch đối với các doanh nghiệp niêm yết lại càng lớn hơn. Để giám sát được việc thực hiện nghĩa vụ minh bạch của doanh nghiệp niêm yết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có những giải pháp nào, thưa ông?
Những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012 tiếp tục kéo dài đến quý 3/2013 khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty gặp nhiều khó khăn, mặt khác do các điều kiện niêm yết, quản lý giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là vấn đề công bố thông tin nên số lượng công ty niêm yết mới giảm mạnh và số lượng công ty bị hủy niêm yết tăng với mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong thời gian qua, công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán tiếp tục được tăng cường, đảm bảo nâng cao tính công bằng, minh bạch. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục tăng cường giám sát thông qua tin đồn, báo cáo và kiểm tra trực tiếp, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp vi phạm chế độ các quy định về giao dịch của các công ty chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có hành vi làm giá, thao túng thị trường; thanh tra và xử lý dứt điểm các vụ thao túng, nội gián, giả mạo hồ sơ.
Nhằm nâng cao hiệu quả giám sát trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa vào hoạt động hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán - MSS. Đồng thời, Ủy ban đã phối hợp chặt chẽ với hai sở giao dịch xử lý nghiêm các trường hợp công ty niêm yết, công ty chứng khoán thành viên chậm nộp báo cáo; các trường hợp không công bố thông tin về giao dịch của người có liên quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Ủy ban đã ban hành 40 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt là 2,9 tỷ đồng.
Để giúp nâng cao hơn nữa chất lượng doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt về chất lượng công bố thông tin và minh bạch của doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có những khuyến nghị và hỗ trợ doanh nghiệp ra sao?
Trong vai trò là một cơ quan xây dựng và quản lý, giám sát thị trường chứng khoán hướng tới các chuẩn mực quốc tế và các thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chủ động và tích cực hợp tác quốc tế nhằm có được sự tư vấn và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho vấn đề quản trị công ty, giúp thị trường chứng khoán hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn nữa, nâng cao chất lượng hàng hoá trên thị trường.
Đặc biệt, trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 này, hoạt động quản lý, giám sát các công ty đại chúng, tổ chức niêm yết tiếp tục được tăng cường. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ đạo các sở giao dịch chứng khoán giám sát thường xuyên tình hình thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức niêm yết/đăng ký giao dịch; giao dịch cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ và người có liên quan; giám sát nội dung công bố thông tin về tình hình quản trị công ty; giám sát việc lập trang thông tin điện tử (website) và việc thực hiện công bố thông tin trên website; thường xuyên nhắc nhở và đưa vào xử lý các hình thức vi phạm theo quy định nhằm cải thiện hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết.
Những tháng cuối năm 2013 này, trong số các giải pháp về phát triển hàng hoá và sản phẩm mới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng sẽ chú trọng vào tăng cường công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp, tăng cường công tác đào tạo về quản trị công ty, quản trị rủi ro, trên cơ sở triển khai tổng kết đánh giá việc thực hiện các quy định về nâng cao chuẩn mực niêm yết.