Thị trường chứng khoán: Manh nha diện mạo mới
Do khả năng tài chính và kinh nghiệm có giới hạn, các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ sẽ rất khó "bám" thị trường trong thời gian tới
Các nhà đầu tư nước ngoài đang tạo xu hướng phân hóa thị trường chứng khoán, bằng việc mua bán chọn lọc các cổ phiếu hàng hiệu.
Ông Lloyd Blankfein, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Goldman Sachs, tuần trước đã bay đến Việt Nam cùng với các chuyên gia để khảo sát thị trường. Những cuộc gặp của ông với đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nhằm tìm hiểu khả năng tư vấn cho các doanh nghiệp lớn sắp chuyển đổi sở hữu.
Một quan chức Ngân hàng Nhà nước cho biết Goldman Sachs đang gia tăng mạnh tỷ lệ vốn đầu tư vào châu Á, từ 13% năm 2003 lên 24% năm 2005 và dự kiến 27% năm 2007. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không nằm ngoài tầm ngắm của tập đoàn này.
Chạy đua giành tỷ lệ sở hữu
Không chỉ Goldman Sachs, Citigroup cũng đang đẩy nhanh vốn đầu tư vào châu Á. Vị quan chức trên nói tỷ trọng đầu tư vào châu Á của Citigroup sẽ lên tới 38% trong năm nay so với 14% của năm 2003. Hơn thế, quyền cân nhắc đầu tư vào châu Á của các chức vụ ở Citigroup đã tăng tới 2,3 tỉ đô la Mỹ/năm, trong khi ở các thị trường khác tối đa chỉ là 1,5 tỉ đô la Mỹ/năm.
Ở Việt Nam, Citigroup Global Markets Ltd. bắt đầu gia tăng khối lượng cũng như giá trị cổ phiếu mua vào bán ra từng phiên. Có vẻ như thời điểm nước ngoài chỉ mua và giữ chứng khoán đang dần trôi. Thay vào đó, họ mua bán dích dắc bậc thang, vừa hạch toán lợi nhuận, vừa thâm nhập sâu hơn và củng cố vị trí trên thị trường.
Rõ ràng sân chơi chứng khoán có dấu hiệu thay đổi. Khi chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 900 điểm, giá các cổ phiếu blue-chip (hàng hiệu) được thiết lập ở mặt bằng mới, cuộc chạy đua lấp đầy tỷ lệ sở hữu 49% (room) của nhà đầu tư nước ngoài ngày một quyết liệt hơn.
Chẳng hạn Vinamilk, sau khi phát hành 5% cổ phiếu cho Deutsche Bank, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài sẽ tăng lên gần 46%, room chỉ còn 3%. Với REE, AGF , BT6, Transimex, room cho nước ngoài đã hết từ lâu. Tại GMD, SAM nước ngoài đang nắm giữ 45-47% cổ phiếu.
Ở những công ty khác như Kinh Đô, Nhựa Bình Minh, CII, Đá Hóa An, Fimex, Thủy sản 4, tỷ lệ cổ phiếu nước ngoài còn có thể mua đều dưới 10%. Nếu không nhanh chân, những nhà đầu tư nước ngoài đang có mặt trên thị trường sẽ phải cạnh tranh với những nhà đầu tư sắp vào. Trong khi đó, họ vẫn chưa nhận được tín hiệu mở room từ phía Nhà nước.
Một điểm mà các cơ quan hoạch định chính sách đang cân nhắc là liệu có nâng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản. Vấn đề này liên quan tới hầu hết các công ty niêm yết bởi doanh nghiệp nào cũng có dự án cao ốc văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại, nhà ở dân cư...
Nếu mở room, thì REE với chức năng kinh doanh cơ điện lạnh và bất động sản sẽ giải quyết thế nào? Chẳng lẽ sẽ không hạn chế room cho nước ngoài đối với REE cơ điện lạnh, còn giữ nguyên room cho REE bất động sản?
Hàng hiệu tăng cung
Vấn đề nổi lên hiện nay khi đề cập đến xu hướng phát triển của thị trường là khi tỷ lệ sở hữu dành cho nước ngoài của những cổ phiếu hàng hiệu không còn, động lực nào sẽ kích thích họ tham gia. Ngay cả những người theo quan điểm dè dặt cũng thừa nhận nước ngoài là một trong những nhân tố cơ bản tác động đến bước đi của thị trường.
Khi không thể tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu hàng hiệu, khi các doanh nghiệp nhỏ không hấp dẫn, khi các đại gia khác chưa kịp lên sàn, và khi một ngoại bảng (foreign board), nơi nhà đầu tư nước ngoài có thể mua bán chứng khoán với nhau, chưa thể thiết lập do trục trặc kỹ thuật; các tổ chức nước ngoài sẽ không chờ. Họ sẽ tìm kiếm cơ hội ngoài thị trường OTC, đồng thời tăng cường mua bán với nhau.
Mặt khác, các doanh nghiệp niêm yết lớn đang chuẩn bị những đợt phát hành cổ phiếu hoặc tăng vốn khá rầm rộ. SAM chuẩn bị phát hành 70,6 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu. Trong tháng 2/2007, 15 triệu cổ phiếu mới phát hành từ đợt chia thưởng vừa qua của SUDICO sẽ được đưa vào giao dịch, nâng vốn điều lệ của công ty này từ 50 lên 200 tỉ đồng. REE đang xem xét kế hoạch nâng vốn điều lệ lên 1.200 tỉ đồng. ITA đã công bố kế hoạch tăng vốn lên 1.000 tỉ đồng thông qua chia cổ phiếu thưởng và phát hành thêm...
Những động thái này sẽ làm tăng cung cũng như thanh khoản cho cổ phiếu hàng hiệu và ở một chừng mực nào đó giữ nhịp độ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, gián tiếp tháo gỡ hạn chế do tỷ lệ sở hữu 49% đặt ra.
Sàng lọc
Trong hai ngày đầu tuần, 15 và 16/1, hai trong số những tổ chức nước ngoài chủ chốt của thị trường là JP Morgan và Citigroup Global Markets Ltd. hầu như chỉ mua vào và không bán ra cổ phiếu. Các blue-chip được họ mua vào nhiều nhất là FPT, VNM, CII, SSC, GMD, KDC, PVD.
Các tổ chức khác đẩy mạnh giao dịch theo phương thức thỏa thuận bởi như thế họ có thể mua bán số lượng lớn. Tuy vậy họ vẫn đặt mua số lượng tương đối theo phương thức khớp lệnh. Mức đặt mua tối thiểu đối với một mã cổ phiếu là 50.000 và mức cao nhất có ngày lên tới nửa triệu.
Sự chuyển động của thị trường đang sàng lọc và tạo ra cơ cấu nhà đầu tư mới. Trong vòng một tháng trở lại đây, khoảng 50% giá trị chứng khoán giao dịch hàng ngày thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Từ 20-30% giá trị giao dịch được các tổ chức đầu tư trong nước mua bán.
Như vậy, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chiếm số lượng đông đảo, nhưng giá trị giao dịch lại thấp. Với khả năng tài chính có hạn, cộng với kinh nghiệm chưa nhiều, nhà đầu tư cá nhân dễ bị “cuốn theo chiều gió” theo chân nhà đầu tư ngoại. Hậu quả là họ có thể bị đẩy ra khỏi thị trường bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, thị trường đang chứng kiến cuộc sáp nhập doanh nghiệp niêm yết đầu tiên. Công ty Nhựa Đà Nẵng (DPC) đã chính thức công bố “liên kết kinh doanh, phương án hợp tác” với Công ty Nhựa Bình Minh (BMP).
Vốn điều lệ và doanh thu của DPC chỉ bằng một phần chín và một phần mười BMP, nhưng sự hợp tác sẽ cho phép DPC đóng dấu thương hiệu nhựa Bình Minh lên sản phẩm của mình và không phải chuyển sàn ra Hà Nội. Còn BMP với giá trị thị trường hiện nay tới 2.200 tỉ đồng, chỉ cần phát hành một khối lượng cổ phiếu nhỏ là đủ sức “mua” DPC và quan trọng hơn là BMP sẽ mở rộng được địa bàn tiêu thụ sản phẩm khắp miền Trung.
Sự liên kết kinh doanh BMP - DPC sẽ mở màn cho sự sàng lọc công ty niêm yết ở sàn Tp.HCM sắp tới.
Ông Lloyd Blankfein, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Goldman Sachs, tuần trước đã bay đến Việt Nam cùng với các chuyên gia để khảo sát thị trường. Những cuộc gặp của ông với đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nhằm tìm hiểu khả năng tư vấn cho các doanh nghiệp lớn sắp chuyển đổi sở hữu.
Một quan chức Ngân hàng Nhà nước cho biết Goldman Sachs đang gia tăng mạnh tỷ lệ vốn đầu tư vào châu Á, từ 13% năm 2003 lên 24% năm 2005 và dự kiến 27% năm 2007. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không nằm ngoài tầm ngắm của tập đoàn này.
Chạy đua giành tỷ lệ sở hữu
Không chỉ Goldman Sachs, Citigroup cũng đang đẩy nhanh vốn đầu tư vào châu Á. Vị quan chức trên nói tỷ trọng đầu tư vào châu Á của Citigroup sẽ lên tới 38% trong năm nay so với 14% của năm 2003. Hơn thế, quyền cân nhắc đầu tư vào châu Á của các chức vụ ở Citigroup đã tăng tới 2,3 tỉ đô la Mỹ/năm, trong khi ở các thị trường khác tối đa chỉ là 1,5 tỉ đô la Mỹ/năm.
Ở Việt Nam, Citigroup Global Markets Ltd. bắt đầu gia tăng khối lượng cũng như giá trị cổ phiếu mua vào bán ra từng phiên. Có vẻ như thời điểm nước ngoài chỉ mua và giữ chứng khoán đang dần trôi. Thay vào đó, họ mua bán dích dắc bậc thang, vừa hạch toán lợi nhuận, vừa thâm nhập sâu hơn và củng cố vị trí trên thị trường.
Rõ ràng sân chơi chứng khoán có dấu hiệu thay đổi. Khi chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 900 điểm, giá các cổ phiếu blue-chip (hàng hiệu) được thiết lập ở mặt bằng mới, cuộc chạy đua lấp đầy tỷ lệ sở hữu 49% (room) của nhà đầu tư nước ngoài ngày một quyết liệt hơn.
Chẳng hạn Vinamilk, sau khi phát hành 5% cổ phiếu cho Deutsche Bank, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài sẽ tăng lên gần 46%, room chỉ còn 3%. Với REE, AGF , BT6, Transimex, room cho nước ngoài đã hết từ lâu. Tại GMD, SAM nước ngoài đang nắm giữ 45-47% cổ phiếu.
Ở những công ty khác như Kinh Đô, Nhựa Bình Minh, CII, Đá Hóa An, Fimex, Thủy sản 4, tỷ lệ cổ phiếu nước ngoài còn có thể mua đều dưới 10%. Nếu không nhanh chân, những nhà đầu tư nước ngoài đang có mặt trên thị trường sẽ phải cạnh tranh với những nhà đầu tư sắp vào. Trong khi đó, họ vẫn chưa nhận được tín hiệu mở room từ phía Nhà nước.
Một điểm mà các cơ quan hoạch định chính sách đang cân nhắc là liệu có nâng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản. Vấn đề này liên quan tới hầu hết các công ty niêm yết bởi doanh nghiệp nào cũng có dự án cao ốc văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại, nhà ở dân cư...
Nếu mở room, thì REE với chức năng kinh doanh cơ điện lạnh và bất động sản sẽ giải quyết thế nào? Chẳng lẽ sẽ không hạn chế room cho nước ngoài đối với REE cơ điện lạnh, còn giữ nguyên room cho REE bất động sản?
Hàng hiệu tăng cung
Vấn đề nổi lên hiện nay khi đề cập đến xu hướng phát triển của thị trường là khi tỷ lệ sở hữu dành cho nước ngoài của những cổ phiếu hàng hiệu không còn, động lực nào sẽ kích thích họ tham gia. Ngay cả những người theo quan điểm dè dặt cũng thừa nhận nước ngoài là một trong những nhân tố cơ bản tác động đến bước đi của thị trường.
Khi không thể tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu hàng hiệu, khi các doanh nghiệp nhỏ không hấp dẫn, khi các đại gia khác chưa kịp lên sàn, và khi một ngoại bảng (foreign board), nơi nhà đầu tư nước ngoài có thể mua bán chứng khoán với nhau, chưa thể thiết lập do trục trặc kỹ thuật; các tổ chức nước ngoài sẽ không chờ. Họ sẽ tìm kiếm cơ hội ngoài thị trường OTC, đồng thời tăng cường mua bán với nhau.
Mặt khác, các doanh nghiệp niêm yết lớn đang chuẩn bị những đợt phát hành cổ phiếu hoặc tăng vốn khá rầm rộ. SAM chuẩn bị phát hành 70,6 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu. Trong tháng 2/2007, 15 triệu cổ phiếu mới phát hành từ đợt chia thưởng vừa qua của SUDICO sẽ được đưa vào giao dịch, nâng vốn điều lệ của công ty này từ 50 lên 200 tỉ đồng. REE đang xem xét kế hoạch nâng vốn điều lệ lên 1.200 tỉ đồng. ITA đã công bố kế hoạch tăng vốn lên 1.000 tỉ đồng thông qua chia cổ phiếu thưởng và phát hành thêm...
Những động thái này sẽ làm tăng cung cũng như thanh khoản cho cổ phiếu hàng hiệu và ở một chừng mực nào đó giữ nhịp độ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, gián tiếp tháo gỡ hạn chế do tỷ lệ sở hữu 49% đặt ra.
Sàng lọc
Trong hai ngày đầu tuần, 15 và 16/1, hai trong số những tổ chức nước ngoài chủ chốt của thị trường là JP Morgan và Citigroup Global Markets Ltd. hầu như chỉ mua vào và không bán ra cổ phiếu. Các blue-chip được họ mua vào nhiều nhất là FPT, VNM, CII, SSC, GMD, KDC, PVD.
Các tổ chức khác đẩy mạnh giao dịch theo phương thức thỏa thuận bởi như thế họ có thể mua bán số lượng lớn. Tuy vậy họ vẫn đặt mua số lượng tương đối theo phương thức khớp lệnh. Mức đặt mua tối thiểu đối với một mã cổ phiếu là 50.000 và mức cao nhất có ngày lên tới nửa triệu.
Sự chuyển động của thị trường đang sàng lọc và tạo ra cơ cấu nhà đầu tư mới. Trong vòng một tháng trở lại đây, khoảng 50% giá trị chứng khoán giao dịch hàng ngày thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Từ 20-30% giá trị giao dịch được các tổ chức đầu tư trong nước mua bán.
Như vậy, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chiếm số lượng đông đảo, nhưng giá trị giao dịch lại thấp. Với khả năng tài chính có hạn, cộng với kinh nghiệm chưa nhiều, nhà đầu tư cá nhân dễ bị “cuốn theo chiều gió” theo chân nhà đầu tư ngoại. Hậu quả là họ có thể bị đẩy ra khỏi thị trường bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, thị trường đang chứng kiến cuộc sáp nhập doanh nghiệp niêm yết đầu tiên. Công ty Nhựa Đà Nẵng (DPC) đã chính thức công bố “liên kết kinh doanh, phương án hợp tác” với Công ty Nhựa Bình Minh (BMP).
Vốn điều lệ và doanh thu của DPC chỉ bằng một phần chín và một phần mười BMP, nhưng sự hợp tác sẽ cho phép DPC đóng dấu thương hiệu nhựa Bình Minh lên sản phẩm của mình và không phải chuyển sàn ra Hà Nội. Còn BMP với giá trị thị trường hiện nay tới 2.200 tỉ đồng, chỉ cần phát hành một khối lượng cổ phiếu nhỏ là đủ sức “mua” DPC và quan trọng hơn là BMP sẽ mở rộng được địa bàn tiêu thụ sản phẩm khắp miền Trung.
Sự liên kết kinh doanh BMP - DPC sẽ mở màn cho sự sàng lọc công ty niêm yết ở sàn Tp.HCM sắp tới.