Thị trường chứng khoán mòn mỏi chờ sản phẩm phái sinh
Kỳ vọng về sản phẩm phái sinh sẽ còn khá xa vời vì còn nhiều vấn đề phải giải quyết và lộ trình dự kiến chỉ thực hiện từ 2014
Ngày 14/4, Ủy ban Chứng khoán đã tổ chức hội thảo “Xây dựng thị trường phái sinh” - một trong những nhu cầu có thực của thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 10 năm phát triển.
Tuy nhiên, kỳ vọng về một sản phẩm phái sinh sẽ còn khá xa vời vì có quá nhiều vấn đề phải giải quyết và lộ trình dự kiến chỉ thực hiện từ năm 2014.
Vẫn trong giai đoạn “trứng nước”
Theo các chuyên gia tài chính quốc tế tại hội thảo, những sản phẩm phái sinh đã “manh nha” xuất hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam, chẳng hạn các dạng quyền mua cổ phiếu, hợp đồng kỳ hạn. Thông tin từ Ủy ban Chứng khoán cũng nhận định một số sản phẩm đã được công ty chứng khoán tổ chức triển khai.
“Tuy nhiên điều tra thực tế chưa khẳng định được nhu cầu cấp bách về các sản phẩm phái sinh hiện tại. Nhà đầu tư chưa có xu hướng sử dụng công cụ phái sinh cụ thể nào”, bà Tạ Thị Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán) cho biết.
Thực tế, tháng 11 năm ngoái, đã có công ty chứng khoán bị phạt 100 triệu đồng vì cung cấp những dịch vụ không thuộc những nghiệp vụ kinh doanh được phép. Mặc dù quyết định xử phạt hành chính không ghi rõ sai phạm nhưng giới đầu tư đều biết một dịch vụ quyền chọn thu hút được khá nhiều khách hàng do đơn vị này cung cấp.
Một trong những nguyên nhân khiến cơ quan quản lý thận trọng và mạnh tay trong việc hạn chế những sản phẩm phái sinh trong lĩnh vực chứng khoán là mức độ rủi ro rất cao. “Theo tôi thị trường chứng khoán Việt Nam thực ra mới được vài năm tuổi - kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO - vẫn còn quá non trẻ so với thị trường đã hơn 15 năm tuổi của Indonesia hay Philippines”, ông Dan Svensson đến từ Dragon Capital nhận xét.
Theo chuyên gia này, cơ quan quản lý nên thận trọng nhưng cũng cần vạch ra lộ trình xây dựng thị trường phái sinh, vì đây là những công cụ phòng ngừa rủi ro phổ biến trên thế giới. “Những trường hợp đáng tiếc trong các năm qua đa số được gây ra do sự thiếu hiểu biết hoặc không hiểu biết về các công cụ tài chính, hơn là bản thân công cụ đó”.
Từ kinh nghiệm của những thị trường phát triển, các chuyên gia quốc tế cũng nhận định thị trường tài chính Việt Nam còn thiếu quá nhiều những yếu tố để hình thành nên một thị trường phái sinh. Chẳng hạn không có hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng tương lai thị trường tiền tệ, hợp đồng tương lai trái phiếu... Hợp đồng hoán đổi lãi suất đã xuất hiện rải rác nhưng không có thị trường để giao dịch do hoạt động phòng vệ hầu như là bất khả thi. Các chỉ số liên ngân hàng hiệu quả còn thiếu, không có trung tâm thanh toán bù trừ, khung pháp lý cho công cụ phái sinh chưa phát triển...
Đại diện của ngân hàng HSBC cũng cho biết một số sản phẩm phái sinh được cung cấp thời gian qua chỉ là các giao dịch trực tiếp giữa hai đối tác phù hợp với các nhu cầu cụ thể, chẳng hạn công cụ hoán đổi lãi suất, nhưng không thể coi là tồn tại một thị trường phái sinh.
Sẽ có sản phẩm phái sinh chỉ số chứng khoán
Đại diện Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán) cho biết với quan điểm thận trọng, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2011-2020 cũng đã có định hướng phát triển dần các công cụ phái sinh từ đơn giản đến phức tạp. Việc tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh sẽ gắn với tái cấu trúc thị trường theo hướng thành lập một tập đoàn sở giao dịch chứng khoán với các công ty con là các sở giao dịch. Công cụ giao dịch ban đầu sẽ là sản phẩm phái sinh quyền chọn chỉ số chứng khoán niêm yết.
“VN-Index hiện tại tính theo bình quân gia quyền trên cơ sở vốn hóa nhưng không loại trừ lượng cổ phiếu niêm yết không giao dịch nên có nhiều hạn chế. Mặt khác, thông lệ quốc tế không xây dựng sản phẩm phái sinh trên cơ sở chỉ số của toàn bộ thị trường, mà chỉ với một rổ cổ phiếu cụ thể, có thể theo ngành hoặc quy mô”, bà Bình cho biết.
Như vậy cơ quan quản lý sẽ phải nghiên cứu một chỉ số mới trên cơ sở nhóm ngành hoặc theo quy mô vốn. Đây sẽ phải là một rổ cổ phiếu được lựa chọn đảm bảo tính thanh khoản cao, hạn chế hiện tượng thao túng giá. “Đây là vấn đề quan trọng vì ngay thị trường cơ sở (chứng khoán niêm yết) đã có hiện tượng thao túng giá thì có khả năng xảy ra tình trạng thao túng chéo: Thao túng thị trường phái sinh để thao túng chứng khoán cơ sở hoặc ngược lại”, bà Bình nói.
Nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư, sẽ có những biện pháp ngăn thao túng, giới hạn trạng thái, giới hạn số lượng hợp đồng được bán ra trong ngày, kết hợp với các biện pháp đặt cọc biên (theo giá trị chênh lệch), bảo lãnh từ công ty chứng khoán, xây dựng quỹ đảm bảo thanh toán... Ngay cả tiêu chuẩn kết nạp các công ty chứng khoán làm thành viên thị trường phái sinh cũng cao hơn, theo tiêu chuẩn vốn, công nghệ.
Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng thị trường phái sinh vẫn mới chỉ là bản phác thảo sơ bộ. Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán, lộ trình 2011-2012 mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng nghị định chính phủ, các quy chế, tổ chức bộ máy. Việc triển khai thực hiện sẽ bắt đầu từ 2013-2014, đi kèm với công tác đào tạo, tập huấn.
Như vậy, có lẽ thị trường sẽ còn phải chờ đợi khá lâu nữa mới có thể tiếp cận được sản phẩm phái sinh đơn giản nhất này.
Tuy nhiên, kỳ vọng về một sản phẩm phái sinh sẽ còn khá xa vời vì có quá nhiều vấn đề phải giải quyết và lộ trình dự kiến chỉ thực hiện từ năm 2014.
Vẫn trong giai đoạn “trứng nước”
Theo các chuyên gia tài chính quốc tế tại hội thảo, những sản phẩm phái sinh đã “manh nha” xuất hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam, chẳng hạn các dạng quyền mua cổ phiếu, hợp đồng kỳ hạn. Thông tin từ Ủy ban Chứng khoán cũng nhận định một số sản phẩm đã được công ty chứng khoán tổ chức triển khai.
“Tuy nhiên điều tra thực tế chưa khẳng định được nhu cầu cấp bách về các sản phẩm phái sinh hiện tại. Nhà đầu tư chưa có xu hướng sử dụng công cụ phái sinh cụ thể nào”, bà Tạ Thị Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán) cho biết.
Thực tế, tháng 11 năm ngoái, đã có công ty chứng khoán bị phạt 100 triệu đồng vì cung cấp những dịch vụ không thuộc những nghiệp vụ kinh doanh được phép. Mặc dù quyết định xử phạt hành chính không ghi rõ sai phạm nhưng giới đầu tư đều biết một dịch vụ quyền chọn thu hút được khá nhiều khách hàng do đơn vị này cung cấp.
Một trong những nguyên nhân khiến cơ quan quản lý thận trọng và mạnh tay trong việc hạn chế những sản phẩm phái sinh trong lĩnh vực chứng khoán là mức độ rủi ro rất cao. “Theo tôi thị trường chứng khoán Việt Nam thực ra mới được vài năm tuổi - kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO - vẫn còn quá non trẻ so với thị trường đã hơn 15 năm tuổi của Indonesia hay Philippines”, ông Dan Svensson đến từ Dragon Capital nhận xét.
Theo chuyên gia này, cơ quan quản lý nên thận trọng nhưng cũng cần vạch ra lộ trình xây dựng thị trường phái sinh, vì đây là những công cụ phòng ngừa rủi ro phổ biến trên thế giới. “Những trường hợp đáng tiếc trong các năm qua đa số được gây ra do sự thiếu hiểu biết hoặc không hiểu biết về các công cụ tài chính, hơn là bản thân công cụ đó”.
Từ kinh nghiệm của những thị trường phát triển, các chuyên gia quốc tế cũng nhận định thị trường tài chính Việt Nam còn thiếu quá nhiều những yếu tố để hình thành nên một thị trường phái sinh. Chẳng hạn không có hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng tương lai thị trường tiền tệ, hợp đồng tương lai trái phiếu... Hợp đồng hoán đổi lãi suất đã xuất hiện rải rác nhưng không có thị trường để giao dịch do hoạt động phòng vệ hầu như là bất khả thi. Các chỉ số liên ngân hàng hiệu quả còn thiếu, không có trung tâm thanh toán bù trừ, khung pháp lý cho công cụ phái sinh chưa phát triển...
Đại diện của ngân hàng HSBC cũng cho biết một số sản phẩm phái sinh được cung cấp thời gian qua chỉ là các giao dịch trực tiếp giữa hai đối tác phù hợp với các nhu cầu cụ thể, chẳng hạn công cụ hoán đổi lãi suất, nhưng không thể coi là tồn tại một thị trường phái sinh.
Sẽ có sản phẩm phái sinh chỉ số chứng khoán
Đại diện Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán) cho biết với quan điểm thận trọng, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2011-2020 cũng đã có định hướng phát triển dần các công cụ phái sinh từ đơn giản đến phức tạp. Việc tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh sẽ gắn với tái cấu trúc thị trường theo hướng thành lập một tập đoàn sở giao dịch chứng khoán với các công ty con là các sở giao dịch. Công cụ giao dịch ban đầu sẽ là sản phẩm phái sinh quyền chọn chỉ số chứng khoán niêm yết.
“VN-Index hiện tại tính theo bình quân gia quyền trên cơ sở vốn hóa nhưng không loại trừ lượng cổ phiếu niêm yết không giao dịch nên có nhiều hạn chế. Mặt khác, thông lệ quốc tế không xây dựng sản phẩm phái sinh trên cơ sở chỉ số của toàn bộ thị trường, mà chỉ với một rổ cổ phiếu cụ thể, có thể theo ngành hoặc quy mô”, bà Bình cho biết.
Như vậy cơ quan quản lý sẽ phải nghiên cứu một chỉ số mới trên cơ sở nhóm ngành hoặc theo quy mô vốn. Đây sẽ phải là một rổ cổ phiếu được lựa chọn đảm bảo tính thanh khoản cao, hạn chế hiện tượng thao túng giá. “Đây là vấn đề quan trọng vì ngay thị trường cơ sở (chứng khoán niêm yết) đã có hiện tượng thao túng giá thì có khả năng xảy ra tình trạng thao túng chéo: Thao túng thị trường phái sinh để thao túng chứng khoán cơ sở hoặc ngược lại”, bà Bình nói.
Nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư, sẽ có những biện pháp ngăn thao túng, giới hạn trạng thái, giới hạn số lượng hợp đồng được bán ra trong ngày, kết hợp với các biện pháp đặt cọc biên (theo giá trị chênh lệch), bảo lãnh từ công ty chứng khoán, xây dựng quỹ đảm bảo thanh toán... Ngay cả tiêu chuẩn kết nạp các công ty chứng khoán làm thành viên thị trường phái sinh cũng cao hơn, theo tiêu chuẩn vốn, công nghệ.
Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng thị trường phái sinh vẫn mới chỉ là bản phác thảo sơ bộ. Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán, lộ trình 2011-2012 mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng nghị định chính phủ, các quy chế, tổ chức bộ máy. Việc triển khai thực hiện sẽ bắt đầu từ 2013-2014, đi kèm với công tác đào tạo, tập huấn.
Như vậy, có lẽ thị trường sẽ còn phải chờ đợi khá lâu nữa mới có thể tiếp cận được sản phẩm phái sinh đơn giản nhất này.