Thị trường chứng khoán: Thấy gì tháng Giêng?
Nhận định chính thức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về diễn biến thị trường chứng khoán tháng đầu năm
Hôm qua (5/2), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức công bố một số nhận định về diễn biến giao dịch của thị trường chứng khoán và một số công ty niêm yết trong tháng 1/2007, nhằm thông báo để nhà đầu tư và các thành viên thị trường tham khảo và cân nhắc kỹ khi ra quyết định đầu tư. Chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả.
Trong tháng 1/2007, khối lượng và giá trị giao dịch trên cả hai sàn chứng khoán đều tăng trưởng mạnh mẽ.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, chỉ số VN-Index phiên giao dịch cuối tháng 12 là 752 điểm, tăng 1041 điểm trong phiên đóng cửa ngày 31/1/2007 (mức tăng trung bình 1,5%/ngày giao dịch).
Một số cổ phiếu tăng giá liên tục là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), FPT, Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC), Công ty Cổ phần Xây dựng và Cơ sở hạ tầng Sông Đà (SJS), VIP.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ngoại trừ một vài phiên giảm giá rất nhỏ, chỉ số cổ phiếu HASTC-Index cũng diễn biến theo chiều hướng tăng liên tục, thấp nhất là 241,92 điểm trong ngày giao dịch 2/1, cao nhất đạt 348,52 điểm vào ngày 31/1 (mức tăng trung bình 1,8%/ngày).
Một số cổ phiếu có giá tăng lớn là ACB, BVS, SDT, SSI, VC2.
Tình hình biến động giá cổ phiếu của một số công ty niêm yết
Tính đến thời điểm 1/2/2007, trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM có 107 công ty niêm yết, với tổng vốn điều lệ 18.333 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Giá trị vốn hoá là 19.232.190 tỷ đồng.
Việc tăng giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong thời gian gần đây bắt đầu từ ngày 27/12/2006, lúc đó chỉ số VN-Index là 751,77 (ngày 14/12/2006 vẫn là 757,17) và hiện nay (ngày 1/2/2007) là 1.049,32 tăng 140%, và chỉ số P/E bình quân toàn thị trường là 43,24.
Hệ số P/E bình quân toàn thị trường ngày 1/2/2007 là 43. Có 17 trong tổng số 107 công ty niêm yết (16%) công ty có hệ số P/E lớn hơn P/E bình quân (bảng phụ lục kèm theo) và hơn một nửa trong số này rơi vào các công ty có mức tăng giá mạnh.
Có 46 (43%) công ty có P/E lớn hơn 20, còn lại 61 công ty (57%) có hệ số P/E nhỏ hơn 20.
Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một cổ phiếu của công ty sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty.
Khi tất cả các cổ phiếu trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị nội tại của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần giá trị nội tại và có thể gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển. Như vậy, với những phân tích trên có thể thấy rằng 61/107 (57%) công ty có hệ số P/E nhỏ hơn 20 là hiện tượng bình thường theo thống kê chung trên thế giới.
Tuy nhiên, có 17/107 công ty niêm yết có hệ số P/E lớn hơn P/E bình quân (43) cho thấy có dấu hiệu kỳ vọng quá lớn, đặc biệt có 03 công ty P/E lớn hơn 100 như Khoan và Dịch khoan dầu khí - PVD (328), Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thuỷ - VIP (112), Địa ốc Hoà Bình - HBC (162).
Nguyên nhân biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết
Sự tăng trưởng đột biến của thị trường trong thời gian qua được dẫn dắt bởi một số cổ phiếu có giá cao, thoát ly các yếu tố cơ bản thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh thực hiện của các công ty niêm yết là do những nguyên nhân chủ yếu sau.
Thứ nhất, kỳ vọng quá lớn của người đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam, qua những thành công trong công tác đối nội và đối ngoại của Việt Nam như APEC, gia nhập WTO.
Thứ hai, thị trường chứng khoán vẫn còn mới ở Việt Nam, nhiều người đầu tư vẫn còn chịu ảnh hưởng của tâm lý “bầy đàn” trông chờ vào sự dẫn dắt của cầu nước ngoài, tuy nhiên hiện nay cũng đã có sự phân hoá trong cách đánh giá.
Thứ ba, một số nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhận định là các doanh nghiệp tham gia niêm yết chủ yếu là những doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá trước đây đã được định giá thấp, nên hy vọng là giá cổ phiếu vẫn rẻ so với những tính toán của họ.
Thứ tư, việc tăng giá mạnh của một số công ty niêm yết còn là do những nguyên nhân sau:
- Do tâm lý của người đầu tư kỳ vọng vào sự tăng trưởng đột biến của vài doanh nghiệp thuộc những ngành nghề đặc biệt: Công ty Cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty Cổ phần Đô thị và KCN Sông Đà vừa thực hiện tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:3, ngoài ra còn do công ty bắt đầu triển khai dự án khu đô thị An Khánh; Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII), Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo (ITA)
- Do tâm lý của người đầu tư đối với việc phát hành cổ phiếu thưởng: Công ty Cổ phần xăng dầu VIPCO, và nhiều công ty khác.
- Do thông tin hoặc tin đồn “tốt” về công ty: Công ty Cổ phần Hapaco vừa ký kết thoả thuận hợp tác đầu tư với tập đoàn kinh tế IPEM NV (Bỉ) về việc đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu có công xuất 1 triệu tấn/năm. Công ty Cổ phần cáp và vật liệu viễn thông: Công ty đã ký kết thoả thuận sẽ mua 700.000 cổ phần của Alphanam và hai bên sẽ sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau và cùng tham gia trong các hoạt động kinh doanh của hai công ty. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam về việc bán bớt cổ phần Nhà nước. Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng dự kiến trình Hội đồng Quản trị và xin biểu quyết của Đại hội đồng cổ đông tổ chức trong quý I/2007 về số lợi nhuận còn lại (38 tỷ đồng) để tăng vốn điều lệ và chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu đợt II năm 2006 là 40%.
- Do những thông tin rò rỉ từ một số công ty niêm yết như kế hoạch sáp nhập giữa DPC và BMP. Ngoài ra, không ngoại từ khả năng một số nhà đầu tư lớn chi phối giá một số cổ phiếu mới niêm yết.
Trong tháng 1/2007, khối lượng và giá trị giao dịch trên cả hai sàn chứng khoán đều tăng trưởng mạnh mẽ.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, chỉ số VN-Index phiên giao dịch cuối tháng 12 là 752 điểm, tăng 1041 điểm trong phiên đóng cửa ngày 31/1/2007 (mức tăng trung bình 1,5%/ngày giao dịch).
Một số cổ phiếu tăng giá liên tục là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), FPT, Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC), Công ty Cổ phần Xây dựng và Cơ sở hạ tầng Sông Đà (SJS), VIP.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ngoại trừ một vài phiên giảm giá rất nhỏ, chỉ số cổ phiếu HASTC-Index cũng diễn biến theo chiều hướng tăng liên tục, thấp nhất là 241,92 điểm trong ngày giao dịch 2/1, cao nhất đạt 348,52 điểm vào ngày 31/1 (mức tăng trung bình 1,8%/ngày).
Một số cổ phiếu có giá tăng lớn là ACB, BVS, SDT, SSI, VC2.
Tình hình biến động giá cổ phiếu của một số công ty niêm yết
Tính đến thời điểm 1/2/2007, trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM có 107 công ty niêm yết, với tổng vốn điều lệ 18.333 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Giá trị vốn hoá là 19.232.190 tỷ đồng.
Việc tăng giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong thời gian gần đây bắt đầu từ ngày 27/12/2006, lúc đó chỉ số VN-Index là 751,77 (ngày 14/12/2006 vẫn là 757,17) và hiện nay (ngày 1/2/2007) là 1.049,32 tăng 140%, và chỉ số P/E bình quân toàn thị trường là 43,24.
Hệ số P/E bình quân toàn thị trường ngày 1/2/2007 là 43. Có 17 trong tổng số 107 công ty niêm yết (16%) công ty có hệ số P/E lớn hơn P/E bình quân (bảng phụ lục kèm theo) và hơn một nửa trong số này rơi vào các công ty có mức tăng giá mạnh.
Có 46 (43%) công ty có P/E lớn hơn 20, còn lại 61 công ty (57%) có hệ số P/E nhỏ hơn 20.
Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một cổ phiếu của công ty sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty.
Khi tất cả các cổ phiếu trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị nội tại của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần giá trị nội tại và có thể gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển. Như vậy, với những phân tích trên có thể thấy rằng 61/107 (57%) công ty có hệ số P/E nhỏ hơn 20 là hiện tượng bình thường theo thống kê chung trên thế giới.
Tuy nhiên, có 17/107 công ty niêm yết có hệ số P/E lớn hơn P/E bình quân (43) cho thấy có dấu hiệu kỳ vọng quá lớn, đặc biệt có 03 công ty P/E lớn hơn 100 như Khoan và Dịch khoan dầu khí - PVD (328), Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thuỷ - VIP (112), Địa ốc Hoà Bình - HBC (162).
Nguyên nhân biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết
Sự tăng trưởng đột biến của thị trường trong thời gian qua được dẫn dắt bởi một số cổ phiếu có giá cao, thoát ly các yếu tố cơ bản thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh thực hiện của các công ty niêm yết là do những nguyên nhân chủ yếu sau.
Thứ nhất, kỳ vọng quá lớn của người đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam, qua những thành công trong công tác đối nội và đối ngoại của Việt Nam như APEC, gia nhập WTO.
Thứ hai, thị trường chứng khoán vẫn còn mới ở Việt Nam, nhiều người đầu tư vẫn còn chịu ảnh hưởng của tâm lý “bầy đàn” trông chờ vào sự dẫn dắt của cầu nước ngoài, tuy nhiên hiện nay cũng đã có sự phân hoá trong cách đánh giá.
Thứ ba, một số nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhận định là các doanh nghiệp tham gia niêm yết chủ yếu là những doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá trước đây đã được định giá thấp, nên hy vọng là giá cổ phiếu vẫn rẻ so với những tính toán của họ.
Thứ tư, việc tăng giá mạnh của một số công ty niêm yết còn là do những nguyên nhân sau:
- Do tâm lý của người đầu tư kỳ vọng vào sự tăng trưởng đột biến của vài doanh nghiệp thuộc những ngành nghề đặc biệt: Công ty Cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty Cổ phần Đô thị và KCN Sông Đà vừa thực hiện tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:3, ngoài ra còn do công ty bắt đầu triển khai dự án khu đô thị An Khánh; Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII), Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo (ITA)
- Do tâm lý của người đầu tư đối với việc phát hành cổ phiếu thưởng: Công ty Cổ phần xăng dầu VIPCO, và nhiều công ty khác.
- Do thông tin hoặc tin đồn “tốt” về công ty: Công ty Cổ phần Hapaco vừa ký kết thoả thuận hợp tác đầu tư với tập đoàn kinh tế IPEM NV (Bỉ) về việc đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu có công xuất 1 triệu tấn/năm. Công ty Cổ phần cáp và vật liệu viễn thông: Công ty đã ký kết thoả thuận sẽ mua 700.000 cổ phần của Alphanam và hai bên sẽ sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau và cùng tham gia trong các hoạt động kinh doanh của hai công ty. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam về việc bán bớt cổ phần Nhà nước. Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng dự kiến trình Hội đồng Quản trị và xin biểu quyết của Đại hội đồng cổ đông tổ chức trong quý I/2007 về số lợi nhuận còn lại (38 tỷ đồng) để tăng vốn điều lệ và chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu đợt II năm 2006 là 40%.
- Do những thông tin rò rỉ từ một số công ty niêm yết như kế hoạch sáp nhập giữa DPC và BMP. Ngoài ra, không ngoại từ khả năng một số nhà đầu tư lớn chi phối giá một số cổ phiếu mới niêm yết.