Thị trường chứng khoán: Tiền mới?
Theo quan sát của giới chuyên môn, thì từ cuối năm 2009 đến nay, thị trường đang được các nhà đầu tư ngoại hỗ trợ
Thị trường chứng khoán tăng điểm khá ổn định trong vài tuần qua, và theo tin đồn lan truyền trong giới đầu tư, là phần nào nhờ có luồng tiền mới từ một số nhà đầu tư nước ngoài có tầm cỡ.
Mở tài khoản mua bán trực tiếp
Các quỹ đầu cơ (hedge funds) của George Soros có thực sự đang bỏ tiền đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam hay không, khó có thể khẳng định được khi các nhà đầu tư không muốn công bố danh tính. Theo quan sát của giới chuyên môn, thì từ cuối năm 2009 đến nay, thị trường đang được các nhà đầu tư ngoại hỗ trợ.
Mỗi khi thị trường xuống giá thì các nhà đầu tư ngoại lại mua vào. Lượng tiền này không đủ lớn để tạo ra “sóng gió lớn” trên thị trường nhưng cũng đủ để giúp cho thị trường ổn định. Việc các nhà đầu tư nước ngoài mua vào mỗi khi thị trường xuống, theo ông Don Lam, Tổng giám đốc điều hành VinaCapital, “giúp cho nhà đầu tư trong nước không bị hoảng loạn”.
Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán HSC nhận định rằng một số quỹ đầu tư trước đây tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua việc mua chứng chỉ quỹ của các quỹ đóng, hiện nay đã quyết định đầu tư trực tiếp. Những quỹ này mua ròng trong thời gian qua lên tới trên 1.500 tỉ đồng. Khác với các quỹ đóng có thói quen đầu tư dài hạn, các luồng tiền mới này là từ các quỹ đầu cơ mà đặc điểm là vào, ra nhanh hơn và như vậy cũng có khả năng khiến thị trường biến động nhiều hơn.
Những quỹ này mua cả cổ phiếu niêm yết lẫn cổ phần trong các công ty tư nhân. Tuy nhiên, xét tình hình kinh tế còn nhiều áp lực hiện nay, các nhà đầu tư lớn chỉ mua cầm chừng, ít có khả năng đầu tư lớn. Việc xuất hiện của luồng vốn được cho là “tiền mới” này là một dấu hiệu tốt cho thị trường chứng khoán nhưng không đảm bảo biến động lớn cho thị trường trong thời gian tới.
Các quỹ niêm yết càng mất điểm
Các nhà quản lý quỹ hiện hữu cho biết việc thu hút nguồn vốn đầu tư mới hiện giờ vẫn còn rất khó khăn. Khi hỏi về luồng vốn đầu tư mới, ông Louis Nguyễn, giám đốc điều hành quỹ Saigon Assets Management nói: “Tôi hy vọng vậy nhưng thực tế không phải vậy”.
Ông cho rằng trong đánh giá của các nhà đầu tư ngoại, thị trường bất động sản Việt Nam giá vẫn cao, trong khi nhà đầu tư có nhiều lựa chọn khác, chẳng hạn như thị trường Mỹ. Thị trường chứng khoán khả quan hơn, nhưng cũng chưa đủ sức hấp dẫn trong khi nhà đầu tư có những lựa chọn khác.
Theo nhận định của LCF Rothschild EMF, một công ty chuyên theo dõi các quỹ đầu tư các thị trường đang lên niêm yết tại London (Emerging Market Funds), có hơn 50 quỹ đầu tư vào Việt Nam trong vòng năm năm qua. 17 trong số 31 quỹ mà công ty này theo dõi là quỹ đóng. Chứng chỉ các quỹ này đều đang được mua bán dưới 40% giá trị ròng của quỹ. Một số quỹ quản lý kém hiệu quả đang chịu sức ép của nhà đầu tư đòi giải tán hoặc sáp nhập.
“Có một số người đang tìm cách gầy dựng quỹ mới vào Việt Nam, nhưng tôi không nhìn thấy khả năng hiện thực hoá những kế hoạch này”, ông Funaki Hiroshi, Trưởng phòng nghiên cứu của LCF Rothschild EMF nói. “Mức chiết khấu 40% cho thấy có nhiều cung hơn cầu. Tôi cho rằng giá trị các quỹ này có thể còn xuống thấp nữa”.
Ông Hiroshi cho rằng Việt Nam vẫn là một câu chuyện hấp dẫn đối với nhà đầu tư, nhưng trong thời điểm hiện nay, thì đã có quá nhiều quỹ. Mô hình quỹ đóng, với tính thanh khoản không cao như hiện nay, khó có thể hấp dẫn nhà đầu tư bỏ thêm tiền. Các quỹ đầu tư hiện tại vẫn đang đau đầu đối phó với tình trạng giá giao dịch thấp hơn giá trị ròng của quỹ quá lớn.
Và như vậy, việc một số quỹ đầu cơ mạnh về tiền chọn hình thức đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có vẻ hợp lý hơn. Thay vì đi qua các quỹ đầu tư niêm yết mà tính thanh khoản thấp và không đảm bảo về chất lượng quản lý, họ có thể chọn cách mở tài khoản trực tiếp đầu tư. Nhưng câu hỏi quan trọng hơn, là lượng vốn có đủ lớn để tạo những biến động lớn trên thị trường? Ở thời điểm hiện tại, đây vẫn là ẩn số.
Một trong những lý do được đề cập nhiều lần, bên cạnh những yếu tố kinh tế vĩ mô, là tầm cỡ thị trường. Những nhà đầu tư lớn có xu hướng bỏ nhiều tiền hơn khi thị trường có thêm hàng hoá, đặc biệt là những công ty lớn nằm trong kế hoạch cổ phần hoá, đưa vào niêm yết của Nhà nước. Nhưng nhiều “hàng khủng” khó có khả năng được đưa vào thị trường chứng khoán trong năm nay.
Trong khi đó, theo các nhà quan sát từ bên ngoài, nỗi lo ngại tiền đồng mất giá là một “vấn đề lớn” của nhà đầu tư nước ngoài. “Mọi người lo sợ rủi ro mất giá tiền đồng”, ông Hiroshi nhận xét. “Năm ngoái, Chính phủ nói rằng sẽ không phá giá, nhưng đến cuối năm thì tiền đồng đã mất giá đáng kể”. Đối với một số chuyên gia trong nước, thì nhận định lại là: có vẻ như Chính phủ chưa làm tốt việc chuyển tải thông điệp đến cho thị trường và nhà đầu tư.
Lan Anh (SGTT)
Mở tài khoản mua bán trực tiếp
Các quỹ đầu cơ (hedge funds) của George Soros có thực sự đang bỏ tiền đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam hay không, khó có thể khẳng định được khi các nhà đầu tư không muốn công bố danh tính. Theo quan sát của giới chuyên môn, thì từ cuối năm 2009 đến nay, thị trường đang được các nhà đầu tư ngoại hỗ trợ.
Mỗi khi thị trường xuống giá thì các nhà đầu tư ngoại lại mua vào. Lượng tiền này không đủ lớn để tạo ra “sóng gió lớn” trên thị trường nhưng cũng đủ để giúp cho thị trường ổn định. Việc các nhà đầu tư nước ngoài mua vào mỗi khi thị trường xuống, theo ông Don Lam, Tổng giám đốc điều hành VinaCapital, “giúp cho nhà đầu tư trong nước không bị hoảng loạn”.
Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán HSC nhận định rằng một số quỹ đầu tư trước đây tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua việc mua chứng chỉ quỹ của các quỹ đóng, hiện nay đã quyết định đầu tư trực tiếp. Những quỹ này mua ròng trong thời gian qua lên tới trên 1.500 tỉ đồng. Khác với các quỹ đóng có thói quen đầu tư dài hạn, các luồng tiền mới này là từ các quỹ đầu cơ mà đặc điểm là vào, ra nhanh hơn và như vậy cũng có khả năng khiến thị trường biến động nhiều hơn.
Những quỹ này mua cả cổ phiếu niêm yết lẫn cổ phần trong các công ty tư nhân. Tuy nhiên, xét tình hình kinh tế còn nhiều áp lực hiện nay, các nhà đầu tư lớn chỉ mua cầm chừng, ít có khả năng đầu tư lớn. Việc xuất hiện của luồng vốn được cho là “tiền mới” này là một dấu hiệu tốt cho thị trường chứng khoán nhưng không đảm bảo biến động lớn cho thị trường trong thời gian tới.
Các quỹ niêm yết càng mất điểm
Các nhà quản lý quỹ hiện hữu cho biết việc thu hút nguồn vốn đầu tư mới hiện giờ vẫn còn rất khó khăn. Khi hỏi về luồng vốn đầu tư mới, ông Louis Nguyễn, giám đốc điều hành quỹ Saigon Assets Management nói: “Tôi hy vọng vậy nhưng thực tế không phải vậy”.
Ông cho rằng trong đánh giá của các nhà đầu tư ngoại, thị trường bất động sản Việt Nam giá vẫn cao, trong khi nhà đầu tư có nhiều lựa chọn khác, chẳng hạn như thị trường Mỹ. Thị trường chứng khoán khả quan hơn, nhưng cũng chưa đủ sức hấp dẫn trong khi nhà đầu tư có những lựa chọn khác.
Theo nhận định của LCF Rothschild EMF, một công ty chuyên theo dõi các quỹ đầu tư các thị trường đang lên niêm yết tại London (Emerging Market Funds), có hơn 50 quỹ đầu tư vào Việt Nam trong vòng năm năm qua. 17 trong số 31 quỹ mà công ty này theo dõi là quỹ đóng. Chứng chỉ các quỹ này đều đang được mua bán dưới 40% giá trị ròng của quỹ. Một số quỹ quản lý kém hiệu quả đang chịu sức ép của nhà đầu tư đòi giải tán hoặc sáp nhập.
“Có một số người đang tìm cách gầy dựng quỹ mới vào Việt Nam, nhưng tôi không nhìn thấy khả năng hiện thực hoá những kế hoạch này”, ông Funaki Hiroshi, Trưởng phòng nghiên cứu của LCF Rothschild EMF nói. “Mức chiết khấu 40% cho thấy có nhiều cung hơn cầu. Tôi cho rằng giá trị các quỹ này có thể còn xuống thấp nữa”.
Ông Hiroshi cho rằng Việt Nam vẫn là một câu chuyện hấp dẫn đối với nhà đầu tư, nhưng trong thời điểm hiện nay, thì đã có quá nhiều quỹ. Mô hình quỹ đóng, với tính thanh khoản không cao như hiện nay, khó có thể hấp dẫn nhà đầu tư bỏ thêm tiền. Các quỹ đầu tư hiện tại vẫn đang đau đầu đối phó với tình trạng giá giao dịch thấp hơn giá trị ròng của quỹ quá lớn.
Và như vậy, việc một số quỹ đầu cơ mạnh về tiền chọn hình thức đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có vẻ hợp lý hơn. Thay vì đi qua các quỹ đầu tư niêm yết mà tính thanh khoản thấp và không đảm bảo về chất lượng quản lý, họ có thể chọn cách mở tài khoản trực tiếp đầu tư. Nhưng câu hỏi quan trọng hơn, là lượng vốn có đủ lớn để tạo những biến động lớn trên thị trường? Ở thời điểm hiện tại, đây vẫn là ẩn số.
Một trong những lý do được đề cập nhiều lần, bên cạnh những yếu tố kinh tế vĩ mô, là tầm cỡ thị trường. Những nhà đầu tư lớn có xu hướng bỏ nhiều tiền hơn khi thị trường có thêm hàng hoá, đặc biệt là những công ty lớn nằm trong kế hoạch cổ phần hoá, đưa vào niêm yết của Nhà nước. Nhưng nhiều “hàng khủng” khó có khả năng được đưa vào thị trường chứng khoán trong năm nay.
Trong khi đó, theo các nhà quan sát từ bên ngoài, nỗi lo ngại tiền đồng mất giá là một “vấn đề lớn” của nhà đầu tư nước ngoài. “Mọi người lo sợ rủi ro mất giá tiền đồng”, ông Hiroshi nhận xét. “Năm ngoái, Chính phủ nói rằng sẽ không phá giá, nhưng đến cuối năm thì tiền đồng đã mất giá đáng kể”. Đối với một số chuyên gia trong nước, thì nhận định lại là: có vẻ như Chính phủ chưa làm tốt việc chuyển tải thông điệp đến cho thị trường và nhà đầu tư.
Lan Anh (SGTT)