“Thị trường đang đợi chính sách!”
Các nhà hoạch định chính sách không nên chạy theo sự biến động của VN-Index mà cần thẳng thắn “đối thoại” với thị trường
Các nhà hoạch định chính sách không nên chạy theo sự biến động của VN-Index mà cần thẳng thắn “đối thoại” với thị trường.
Đó là quan điểm của ông Lê Hải Trà, Uỷ viên Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE), về cách thức điều hành trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Ông nhìn nhận thế nào về những đợt điều chỉnh sâu của thị trường chứng khoán từ cuối năm 2007 đến nay?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua 7 năm hoạt động. Vì vậy, với những gì đang diễn ra trên thị trường là hệ quả của cả một quá trình phát triển. Trong quá trình đó, chúng ta sẽ khó tránh khỏi những đợt biến động của thị trường bởi đó là hiện tượng bình thường.
Trước sự sụt giảm của thị trường trong thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… cũng đã có những chính sách, kiến nghị nhằm tìm ra những giải pháp giúp thị trường phục hồi.
Hiện nay, thị trường vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, vì thế tôi nghĩ, thị trường đang tiếp tục chờ đợi.
Ông cho thị trường đang chờ đợi, nhưng sự điều chỉnh của thị trường đã kéo dài từ tháng 11/2007 đến nay và đang khiến nhà đầu tư nản lòng. Vậy sự chờ đợi này còn kéo dài đến bao giờ, thưa ông?
Tất cả những thông tin mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra đều được thị trường chờ đợi. Tôi nghĩ rằng, thị trường luôn luôn chờ đợi những thông điệp về mặt chính sách rất cụ thể và thị trường sẽ theo sát, phản ứng ngay với những thông tin cụ thể khi nó xuất hiện.
Thế nhưng nhiều nhà đầu tư lại đổ lỗi thị trường sụt giảm chủ yếu do chính sách của cơ quan quản lý chưa thực sự thiết thực và cụ thể?
Chúng ta phải nhìn vào những thông điệp cụ thể từ chính sách. Ví dụ như một trong những kiến nghị mà Uỷ ban Chứng khoán đưa ra liên quan đến việc giãn cung thì phải nhìn xem việc giãn cung diễn ra cụ thể như thế nào. Thị trường sẽ đánh giá vào những gì diễn ra cụ thể, từ đó có những phản ứng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các cơ quan quản lý của chúng ta vẫn tỏ ra thụ động và đang phải chạy theo thị trường?
Những gì đang diễn ra ở Việt Nam thì chúng ta cũng đã nói nhiều trong suốt thời gian qua. Vì vậy, điều quan trọng vào lúc này là phải làm sao xác định rõ các công cụ chính sách vĩ mô và cân nhắc việc sử dụng nó như thế nào trong từng thời điểm cụ thể.
Sở dĩ như vậy là bởi, khi chúng ta sử dụng những công cụ vĩ mô thì tác động của nó hết sức sâu rộng, đôi khi để lại những hậu quả kéo dài, kể cả có những hiệu ứng phụ. Không thể mong rằng chỉ sử dụng một công cụ nào đó mà có thể giúp cơ quan quản lý “vừa làm được cái nọ, vừa làm được cái kia”.
Chẳng hạn trong thời gian qua là "cuộc chiến" giữa lạm phát với tính thanh khoản. Đấy là một mâu thuẫn vì chúng ta không thể làm đồng thời hai việc. Chống lạm phát thì phải thắt chặt tiền tệ. Thắt chặt tiền tệ thì ảnh hưởng tới tính thanh khoản trên thị trường tài chính.
Vậy thì, trong từng thời điểm, sẽ phải xác định đâu là mục tiêu quan trọng hơn, ưu tiên cao hơn đối với nền kinh tế. Chúng ta không hy vọng chỉ sử dụng một công cụ nào đó để có thể giải quyết tất cả bài toán mà chúng ta đang phải đối mặt.
Một trong những giải pháp kích cầu cứu thị trường được đề cập tới nhiều thời gian này là giãn IPO. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, giãn IPO chỉ làm chậm quá trình cổ phần hoá, thiệt nhiều hơn lợi?
Đây cũng là một ví dụ điển hình về sự mâu thuẫn của một chính sách. Hiện chúng ta đang phải giải một bài toán khó, đó là : một mặt cần phải tiếp tục mở rộng quy mô thị trường, nhưng mặt khác chúng ta lại cần phải tính đến nhu cầu, điều kiện thực tế của thị trường để xem IPO như thế có hợp lý trong thời điểm đó hay không.
Ngoài ra, chúng ta còn có những cam kết về mặt hội nhập khác nữa và những quyết tâm của Chính phủ trong việc thể hiện những cam kết… Đó là một loạt những bài toán khác nhau nhưng lại cần một sự dung hòa, một sự cân bằng ở trong đáp số.
Vậy, để vừa không làm chậm quá trình cổ phần hoá, vừa không làm xáo trộn cung trên thị trường thì cơ quan quản lý cần làm gì lúc này, thưa ông?
Hiện thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động và những dấu hiệu hồi phục vẫn chưa rõ ràng cho nên các cơ quan quản lý vẫn đang rất quan tâm, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giúp vực dậy thị trường.
Tuy nhiên, việc cho ra những quyết sách không phải là chuyện một sớm một chiều, tức là không phải hôm nay ra, ngày mai thực hiện ngay mà cần có sự đánh giá kỹ lưỡng.
Bởi, nếu không có đầy đủ những phân tích, thông tin làm cơ sở cho việc ra những quyết sách thì rất dễ rơi vào tình cảnh “ném chuột nhưng lại làm vỡ lọ”.
Quyết sách của cơ quan quản lý không nên vì những cái ngắn hạn trước mắt mà phải vì sự bền vững của thị trường trong dài hạn. Tôi không nghĩ cơ quan quản lý nên chạy theo sự biến động của VN-Index. Tuy nhiên, một phần trong công việc của các nhà hoạch định chính sách là cần đối thoại với thị trường.
Hiện nhiều người đang lo sợ sẽ có nhiều nhà đầu tư ngoại nhân cơ hội thị trường đi xuống để nhảy vào chi phối, dẫn dắt thị trường Việt Nam. Vì thế, ông có lời khuyên gì với các nhà đầu tư trong nước trong thời điểm hiện nay?
Theo tôi thì chúng ta cũng không loại trừ khả năng này. Nhà đầu tư nước ngoài thường là những người am hiểu đầy kinh nghiệm. Do đó, khi có điều kiện, họ thường tạo ra những kịch bản hết sức tinh vi với sự sắp xếp rất bài bản để phục vụ ý đồ của họ.
Do đó, đối với nhà đầu tư nội, dù là những người có kinh nghiệm cũng cần phải hết sức tỉnh táo trước những ý định khó lường của nhà đầu tư ngoại.
Thị trường tài chính là thị trường rất nhạy cảm với các thông tin. Nhà đầu tư chỉ thực sự quan tâm khi túi tiền của họ bị ảnh hưởng. Vì vậy, rất khó để đưa ra lời khuyên suông mà phải xuất phát từ kinh nghiệm thực tế và tự bản thân họ thấy rằng cần phải thận trọng, hiểu rõ bản chất của hoạt động thị trường, có trách nhiệm với hoạt động của chính mình.
Chỉ khi như vậy, công chúng đầu tư mới trưởng thành và chuyên nghiệp hơn.
Đó là quan điểm của ông Lê Hải Trà, Uỷ viên Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE), về cách thức điều hành trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Ông nhìn nhận thế nào về những đợt điều chỉnh sâu của thị trường chứng khoán từ cuối năm 2007 đến nay?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua 7 năm hoạt động. Vì vậy, với những gì đang diễn ra trên thị trường là hệ quả của cả một quá trình phát triển. Trong quá trình đó, chúng ta sẽ khó tránh khỏi những đợt biến động của thị trường bởi đó là hiện tượng bình thường.
Trước sự sụt giảm của thị trường trong thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… cũng đã có những chính sách, kiến nghị nhằm tìm ra những giải pháp giúp thị trường phục hồi.
Hiện nay, thị trường vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, vì thế tôi nghĩ, thị trường đang tiếp tục chờ đợi.
Ông cho thị trường đang chờ đợi, nhưng sự điều chỉnh của thị trường đã kéo dài từ tháng 11/2007 đến nay và đang khiến nhà đầu tư nản lòng. Vậy sự chờ đợi này còn kéo dài đến bao giờ, thưa ông?
Tất cả những thông tin mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra đều được thị trường chờ đợi. Tôi nghĩ rằng, thị trường luôn luôn chờ đợi những thông điệp về mặt chính sách rất cụ thể và thị trường sẽ theo sát, phản ứng ngay với những thông tin cụ thể khi nó xuất hiện.
Thế nhưng nhiều nhà đầu tư lại đổ lỗi thị trường sụt giảm chủ yếu do chính sách của cơ quan quản lý chưa thực sự thiết thực và cụ thể?
Chúng ta phải nhìn vào những thông điệp cụ thể từ chính sách. Ví dụ như một trong những kiến nghị mà Uỷ ban Chứng khoán đưa ra liên quan đến việc giãn cung thì phải nhìn xem việc giãn cung diễn ra cụ thể như thế nào. Thị trường sẽ đánh giá vào những gì diễn ra cụ thể, từ đó có những phản ứng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các cơ quan quản lý của chúng ta vẫn tỏ ra thụ động và đang phải chạy theo thị trường?
Những gì đang diễn ra ở Việt Nam thì chúng ta cũng đã nói nhiều trong suốt thời gian qua. Vì vậy, điều quan trọng vào lúc này là phải làm sao xác định rõ các công cụ chính sách vĩ mô và cân nhắc việc sử dụng nó như thế nào trong từng thời điểm cụ thể.
Sở dĩ như vậy là bởi, khi chúng ta sử dụng những công cụ vĩ mô thì tác động của nó hết sức sâu rộng, đôi khi để lại những hậu quả kéo dài, kể cả có những hiệu ứng phụ. Không thể mong rằng chỉ sử dụng một công cụ nào đó mà có thể giúp cơ quan quản lý “vừa làm được cái nọ, vừa làm được cái kia”.
Chẳng hạn trong thời gian qua là "cuộc chiến" giữa lạm phát với tính thanh khoản. Đấy là một mâu thuẫn vì chúng ta không thể làm đồng thời hai việc. Chống lạm phát thì phải thắt chặt tiền tệ. Thắt chặt tiền tệ thì ảnh hưởng tới tính thanh khoản trên thị trường tài chính.
Vậy thì, trong từng thời điểm, sẽ phải xác định đâu là mục tiêu quan trọng hơn, ưu tiên cao hơn đối với nền kinh tế. Chúng ta không hy vọng chỉ sử dụng một công cụ nào đó để có thể giải quyết tất cả bài toán mà chúng ta đang phải đối mặt.
Một trong những giải pháp kích cầu cứu thị trường được đề cập tới nhiều thời gian này là giãn IPO. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, giãn IPO chỉ làm chậm quá trình cổ phần hoá, thiệt nhiều hơn lợi?
Đây cũng là một ví dụ điển hình về sự mâu thuẫn của một chính sách. Hiện chúng ta đang phải giải một bài toán khó, đó là : một mặt cần phải tiếp tục mở rộng quy mô thị trường, nhưng mặt khác chúng ta lại cần phải tính đến nhu cầu, điều kiện thực tế của thị trường để xem IPO như thế có hợp lý trong thời điểm đó hay không.
Ngoài ra, chúng ta còn có những cam kết về mặt hội nhập khác nữa và những quyết tâm của Chính phủ trong việc thể hiện những cam kết… Đó là một loạt những bài toán khác nhau nhưng lại cần một sự dung hòa, một sự cân bằng ở trong đáp số.
Vậy, để vừa không làm chậm quá trình cổ phần hoá, vừa không làm xáo trộn cung trên thị trường thì cơ quan quản lý cần làm gì lúc này, thưa ông?
Hiện thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động và những dấu hiệu hồi phục vẫn chưa rõ ràng cho nên các cơ quan quản lý vẫn đang rất quan tâm, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giúp vực dậy thị trường.
Tuy nhiên, việc cho ra những quyết sách không phải là chuyện một sớm một chiều, tức là không phải hôm nay ra, ngày mai thực hiện ngay mà cần có sự đánh giá kỹ lưỡng.
Bởi, nếu không có đầy đủ những phân tích, thông tin làm cơ sở cho việc ra những quyết sách thì rất dễ rơi vào tình cảnh “ném chuột nhưng lại làm vỡ lọ”.
Quyết sách của cơ quan quản lý không nên vì những cái ngắn hạn trước mắt mà phải vì sự bền vững của thị trường trong dài hạn. Tôi không nghĩ cơ quan quản lý nên chạy theo sự biến động của VN-Index. Tuy nhiên, một phần trong công việc của các nhà hoạch định chính sách là cần đối thoại với thị trường.
Hiện nhiều người đang lo sợ sẽ có nhiều nhà đầu tư ngoại nhân cơ hội thị trường đi xuống để nhảy vào chi phối, dẫn dắt thị trường Việt Nam. Vì thế, ông có lời khuyên gì với các nhà đầu tư trong nước trong thời điểm hiện nay?
Theo tôi thì chúng ta cũng không loại trừ khả năng này. Nhà đầu tư nước ngoài thường là những người am hiểu đầy kinh nghiệm. Do đó, khi có điều kiện, họ thường tạo ra những kịch bản hết sức tinh vi với sự sắp xếp rất bài bản để phục vụ ý đồ của họ.
Do đó, đối với nhà đầu tư nội, dù là những người có kinh nghiệm cũng cần phải hết sức tỉnh táo trước những ý định khó lường của nhà đầu tư ngoại.
Thị trường tài chính là thị trường rất nhạy cảm với các thông tin. Nhà đầu tư chỉ thực sự quan tâm khi túi tiền của họ bị ảnh hưởng. Vì vậy, rất khó để đưa ra lời khuyên suông mà phải xuất phát từ kinh nghiệm thực tế và tự bản thân họ thấy rằng cần phải thận trọng, hiểu rõ bản chất của hoạt động thị trường, có trách nhiệm với hoạt động của chính mình.
Chỉ khi như vậy, công chúng đầu tư mới trưởng thành và chuyên nghiệp hơn.