Thị trường đi xuống, tìm “giải pháp mạnh” nào?
Liệu Ủy ban Chứng khoán có quay lại sử dụng giải pháp thu hẹp biên độ giao dịch?
Sau kỳ nghỉ lễ 1/5, chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn lại tiếp tục đi xuống. Phiên hôm nay (9/5), VN-Index rơi rất sát vạch 500 điểm, trong khi HASTC-Index cũng đã xuống đến mức 154,23 điểm.
>>Nới biên độ: “Nếu không ổn, sẽ có giải pháp mạnh hơn” / Thử tìm kịch bản mở “room” doanh nghiệp niêm yết
Trong khi đó, nỗi lo lạm phát vẫn còn canh cánh, cùng với việc giải chấp cổ phiếu của nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán vẫn đang diễn ra.
Thử suy đoán “giải pháp mạnh”
Sau khi biên độ giao dịch được nới lỏng từ mức 1% - 2% lên 2% - 3%, ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Kinh doanh Ủy ban Chứng khoán đã phát biểu với báo giới ngày 3/4/2008 rằng Ủy ban sẽ có “giải pháp mạnh” khi thị trường không ổn.
Nay, khi chỉ số và tình hình giao dịch trên cả hai sàn lại suy giảm và có dấu hiệu bất ổn, các nhà đầu tư bắt đầu hỏi nhau và chờ đợi xem Ủy ban Chứng khoán sẽ sử dụng “giải pháp mạnh” nào sắp tới.
Theo cách hiểu đơn giản của nhiều nhà đầu tư, giải pháp được xem là mạnh khi nó có tác động nhanh và trực tiếp đến thị trường, có tác dụng ngăn ngừa sự suy giảm của các chỉ số. Theo cách hiểu này, có thể xếp thứ tự từ cao xuống thấp liều lượng tác động của một số giải pháp sau:
1. Tạm ngừng giao dịch thị trường trong một khoảng thời gian nhất định;
2. Đóng cửa thị trường khi chỉ số VN-Index và HASTC-Index rơi sâu xuống vùng nguy hiểm;
3. Thu hẹp biên độ giao dịch;
4. Tăng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài;
5. Hạn chế giải chấp của các ngân hàng thương mại;
6. SCIC tham gia thị trường.
Dễ nhận thấy giải pháp số 1 không hiện thực, vì để thực hiện giải pháp này cần có sự tham khảo ý kiến, thống nhất và đồng thuận của các công ty chứng khoán. Hơn nữa, Ủy ban Chứng khoán cũng nhận thấy chưa nhất thiết phải áp dụng liệu pháp quá sốc. Giải pháp này cũng không chữa trị được cái gốc của căn bệnh suy giảm.
Giải pháp thứ hai dường như cũng không hiện thực, bởi vùng nguy hiểm là bao nhiêu chỉ là sự cảm nhận và thật khó lường.
Hai giải pháp cuối, Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính đã từng áp dụng trước đây, nhưng có thể nói là hiệu lực không được như mong muốn.
Đối với nhóm các giải pháp ở giữa, 3 và 4, khả năng được sử dụng của chúng đến đâu?
Thu hẹp biên độ: Khó quay lại “bài cũ”
Thị trường chứng khoán tại nhiều nước phát triển hiện áp dụng giao dịch không biên độ. Tuy nhiên biên độ giao dịch hiện vẫn còn được áp dụng ở một số nước trong đó có cả nước đã phát triển nhưng với mức độ khác nhau như Áo, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ (5%); Đài Loan (7%); Ấn Độ (8%); Argentina, Mehico, Tây Ban Nha, Trung Quốc (10%); Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Peru, Phần Lan (15%); Venezuela (20%); Malaysia, Thái Lan (30%); một số nước áp dụng biên độ lệch như Bỉ (-5%;+10%); Pháp, Ý (-10%; +20%); Philippines (-30%; +40%); Nhật (-10%; +60%). Thị trường chứng khoán Trung Quốc đưa giao dịch vào biên độ từ tháng 12/1996, sau 4 năm giao dịch không biên độ.
Cơ sở để các nhà quản lý thị trường vẫn ưa thích áp dụng biên độ giao dịch vì e ngại sự phản ứng thái quá của thị trường (over-action) khi đang lên hoặc sụp đổ khi suy giảm. Tuy nhiên, quản lý thị trường bằng biên độ giao dịch cũng bị phê phán là làm cho thị trường kém đi tính thanh khoản, làm chậm quá trình điều chỉnh giá các cổ phiếu về điểm cân bằng và do đó trong nhiều trường hợp lại làm tăng mức độ dao động của giá và rủi ro của cổ phiếu.
Liệu Ủy ban Chứng khoán có quay lại sử dụng giải pháp thu hẹp biên độ giao dịch? Thực tế khi giảm biên độ giao dịch xuống 1% - 2% vào cuối tháng 3, tính thanh khoản của thị trường đã gần như bị tê liệt. Ngay cả ở mức biên độ hẹp như hiện tại (2%-3%), tính thanh khoản của thị trường cũng đã giảm đi quá nửa.
Do vậy, nhiều khả năng Ủy ban Chứng khoán sẽ không quay lại “bài cũ” này.
“Room” cho nước ngoài: Mức nào mới hợp lý?
Chuyện mở “room” (tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam) từng là một chủ đề thảo luận “nóng” trên báo chí hồi tháng 9/2007.
Nhưng, vào thời điểm đó, áp lực lạm phát và sự suy giảm của thị trường trong nước và quốc tế chưa gây nhiều e ngại như hiện nay, những lo lắng về việc dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) có thể rút ra bất kỳ lúc nào luôn thường trực, nên nhiều ý kiến cho rằng tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài vừa chỉ là giải pháp tình thế, lại vừa hàm chứa rủi ro cao. Tăng cung các chứng khoán tốt, tăng tính thanh khoản của thị trường mới là giải pháp bền vững.
Nhưng tình thế bây giờ đã khác. Quy định tỷ lệ sở hữu số cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán không vượt quá 49% được ban hành ngày 29/9/2005 đã cách đây khá lâu, nên chăng cần được xem xét lại. Kịch bản của việc mở room cũng được một bài viết trước đây trên VnEconomy phân tích khá kỹ. Hơn thế nữa, trong lúc thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng thì sự gia tăng của luồng vốn FII có thể sẽ góp phần làm giảm áp lực cán cân thanh toán.
Vấn đề là room sẽ được mở ở mức bao nhiêu thì được coi là hợp lý? Mặc dù không có cơ sở lý thuyết nào minh chứng cho điều này, nhưng thực tiễn thì lại luôn có câu trả lời. Nước Nga gần đây đã chính thức công bố các loại doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài hoặc không được đầu tư, hoặc chỉ được đầu tư tối đa tới mức quy định, còn lại là mở room hoàn toàn. Việt Nam có nên làm như vậy?
Nhưng trong trường hợp lựa chọn giải pháp tăng room, theo người viết, nếu chỉ hé mở hoặc vừa mở lại vừa “run”, hay mở chưa đủ độ, thì giải pháp này cũng sẽ không có tác động như kỳ vọng.
Nếu vậy thì đâu mới là “giải pháp mạnh”? Các nhà đầu tư đang ngóng chờ xem Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính sẽ có động thái gì.
* Tác giả bài viết là Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt.
>>Nới biên độ: “Nếu không ổn, sẽ có giải pháp mạnh hơn” / Thử tìm kịch bản mở “room” doanh nghiệp niêm yết
Trong khi đó, nỗi lo lạm phát vẫn còn canh cánh, cùng với việc giải chấp cổ phiếu của nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán vẫn đang diễn ra.
Thử suy đoán “giải pháp mạnh”
Sau khi biên độ giao dịch được nới lỏng từ mức 1% - 2% lên 2% - 3%, ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Kinh doanh Ủy ban Chứng khoán đã phát biểu với báo giới ngày 3/4/2008 rằng Ủy ban sẽ có “giải pháp mạnh” khi thị trường không ổn.
Nay, khi chỉ số và tình hình giao dịch trên cả hai sàn lại suy giảm và có dấu hiệu bất ổn, các nhà đầu tư bắt đầu hỏi nhau và chờ đợi xem Ủy ban Chứng khoán sẽ sử dụng “giải pháp mạnh” nào sắp tới.
Theo cách hiểu đơn giản của nhiều nhà đầu tư, giải pháp được xem là mạnh khi nó có tác động nhanh và trực tiếp đến thị trường, có tác dụng ngăn ngừa sự suy giảm của các chỉ số. Theo cách hiểu này, có thể xếp thứ tự từ cao xuống thấp liều lượng tác động của một số giải pháp sau:
1. Tạm ngừng giao dịch thị trường trong một khoảng thời gian nhất định;
2. Đóng cửa thị trường khi chỉ số VN-Index và HASTC-Index rơi sâu xuống vùng nguy hiểm;
3. Thu hẹp biên độ giao dịch;
4. Tăng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài;
5. Hạn chế giải chấp của các ngân hàng thương mại;
6. SCIC tham gia thị trường.
Dễ nhận thấy giải pháp số 1 không hiện thực, vì để thực hiện giải pháp này cần có sự tham khảo ý kiến, thống nhất và đồng thuận của các công ty chứng khoán. Hơn nữa, Ủy ban Chứng khoán cũng nhận thấy chưa nhất thiết phải áp dụng liệu pháp quá sốc. Giải pháp này cũng không chữa trị được cái gốc của căn bệnh suy giảm.
Giải pháp thứ hai dường như cũng không hiện thực, bởi vùng nguy hiểm là bao nhiêu chỉ là sự cảm nhận và thật khó lường.
Hai giải pháp cuối, Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính đã từng áp dụng trước đây, nhưng có thể nói là hiệu lực không được như mong muốn.
Đối với nhóm các giải pháp ở giữa, 3 và 4, khả năng được sử dụng của chúng đến đâu?
Thu hẹp biên độ: Khó quay lại “bài cũ”
Thị trường chứng khoán tại nhiều nước phát triển hiện áp dụng giao dịch không biên độ. Tuy nhiên biên độ giao dịch hiện vẫn còn được áp dụng ở một số nước trong đó có cả nước đã phát triển nhưng với mức độ khác nhau như Áo, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ (5%); Đài Loan (7%); Ấn Độ (8%); Argentina, Mehico, Tây Ban Nha, Trung Quốc (10%); Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Peru, Phần Lan (15%); Venezuela (20%); Malaysia, Thái Lan (30%); một số nước áp dụng biên độ lệch như Bỉ (-5%;+10%); Pháp, Ý (-10%; +20%); Philippines (-30%; +40%); Nhật (-10%; +60%). Thị trường chứng khoán Trung Quốc đưa giao dịch vào biên độ từ tháng 12/1996, sau 4 năm giao dịch không biên độ.
Cơ sở để các nhà quản lý thị trường vẫn ưa thích áp dụng biên độ giao dịch vì e ngại sự phản ứng thái quá của thị trường (over-action) khi đang lên hoặc sụp đổ khi suy giảm. Tuy nhiên, quản lý thị trường bằng biên độ giao dịch cũng bị phê phán là làm cho thị trường kém đi tính thanh khoản, làm chậm quá trình điều chỉnh giá các cổ phiếu về điểm cân bằng và do đó trong nhiều trường hợp lại làm tăng mức độ dao động của giá và rủi ro của cổ phiếu.
Liệu Ủy ban Chứng khoán có quay lại sử dụng giải pháp thu hẹp biên độ giao dịch? Thực tế khi giảm biên độ giao dịch xuống 1% - 2% vào cuối tháng 3, tính thanh khoản của thị trường đã gần như bị tê liệt. Ngay cả ở mức biên độ hẹp như hiện tại (2%-3%), tính thanh khoản của thị trường cũng đã giảm đi quá nửa.
Do vậy, nhiều khả năng Ủy ban Chứng khoán sẽ không quay lại “bài cũ” này.
“Room” cho nước ngoài: Mức nào mới hợp lý?
Chuyện mở “room” (tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam) từng là một chủ đề thảo luận “nóng” trên báo chí hồi tháng 9/2007.
Nhưng, vào thời điểm đó, áp lực lạm phát và sự suy giảm của thị trường trong nước và quốc tế chưa gây nhiều e ngại như hiện nay, những lo lắng về việc dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) có thể rút ra bất kỳ lúc nào luôn thường trực, nên nhiều ý kiến cho rằng tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài vừa chỉ là giải pháp tình thế, lại vừa hàm chứa rủi ro cao. Tăng cung các chứng khoán tốt, tăng tính thanh khoản của thị trường mới là giải pháp bền vững.
Nhưng tình thế bây giờ đã khác. Quy định tỷ lệ sở hữu số cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán không vượt quá 49% được ban hành ngày 29/9/2005 đã cách đây khá lâu, nên chăng cần được xem xét lại. Kịch bản của việc mở room cũng được một bài viết trước đây trên VnEconomy phân tích khá kỹ. Hơn thế nữa, trong lúc thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng thì sự gia tăng của luồng vốn FII có thể sẽ góp phần làm giảm áp lực cán cân thanh toán.
Vấn đề là room sẽ được mở ở mức bao nhiêu thì được coi là hợp lý? Mặc dù không có cơ sở lý thuyết nào minh chứng cho điều này, nhưng thực tiễn thì lại luôn có câu trả lời. Nước Nga gần đây đã chính thức công bố các loại doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài hoặc không được đầu tư, hoặc chỉ được đầu tư tối đa tới mức quy định, còn lại là mở room hoàn toàn. Việt Nam có nên làm như vậy?
Nhưng trong trường hợp lựa chọn giải pháp tăng room, theo người viết, nếu chỉ hé mở hoặc vừa mở lại vừa “run”, hay mở chưa đủ độ, thì giải pháp này cũng sẽ không có tác động như kỳ vọng.
Nếu vậy thì đâu mới là “giải pháp mạnh”? Các nhà đầu tư đang ngóng chờ xem Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính sẽ có động thái gì.
* Tác giả bài viết là Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt.