Thị trường hàng không châu Á phát triển mạnh
Một vấn đề đáng báo động là các sân bay châu Á đã hoạt động gần hết công suất và đang có nguy cơ quá tải
Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), năm 2010, châu Á sẽ trở thành thị trường lớn nhất của ngành vận tải hàng không, chiếm 1/3 tổng số lượng vận chuyển trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, một vấn đề đáng báo động là các sân bay châu Á đã hoạt động gần hết công suất và đang có nguy cơ quá tải.
Theo dự báo của IATA, sau khoảng 6 năm làm ăn thua lỗ, ngành vận tải hàng không toàn cầu, đặc biệt là khu vực châu Á, hy vọng sẽ có lãi trong năm 2007 với ước tính tổng giá trị lợi nhuận vào khoảng 3,8 tỷ USD.
Vận tải hàng không sẽ là một ngành công nghiệp có sức thu hút mạnh nhất và châu Á sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất.
Hiện đại hoá, yêu cầu cấp bách
Tuy nhiên, phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hoá đang là yêu cầu cấp bách với hàng không châu Á. Các quan chức hàng không quốc tế thúc giục các hãng hàng không châu Á nhanh chóng gia tăng tỷ lệ phát hành vé điện tử.
Hiện tỷ lệ sử dụng vé điện tử của các hãng hàng không châu Á là 68% so với mức 78% trên phạm vi toàn cầu. Các hãng hàng không Nhật Bản và Malaysia có tỷ lệ sử dụng vé điện tử thấp nhất trong khu vực, trong khi tỷ lệ này của các hãng hàng không Trung Quốc là 95%.
Theo tính toán của IATA, nếu sử dụng vé điện tử, mỗi năm ngành hàng không thế giới sẽ giảm chi phí khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi đó, Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở tại Australia vừa đưa ra một báo cáo rằng nhiều sân bay ở châu Á đang hoạt động gần hết công suất và cần đầu tư mở rộng.
Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các thị trường phát triển nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.... Đây là những nước dẫn đầu nhu cầu du lịch bằng đường không trong khu vực.
Báo cáo nhấn mạnh rằng: “Vấn đề không chỉ giới hạn ở cơ sở hạ tầng của các sân bay. Cần lưu ý giảm tải sự lưu thông dày đặc ở những điểm nóng giao thông”. Với châu Á, ngoài việc đầu tư nâng cấp sân bay còn phải tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông nói chung để giải toả bớt căng thẳng cho việc đi lại bằng đường không.
Các chuyên gia cho rằng, nếu các sân bay khu vực châu Á mất ưu thế cạnh tranh, kéo theo đó sẽ là nguy cơ mất ưu thế cạnh tranh của nhiều ngành kinh tế khác như thương mại, du lịch...dẫn tới giảm sức cạnh tranh của cả nền kinh tế khu vực nói chung.
Uỷ ban Sân bay quốc tế cho biết, châu Á đang và sẽ vượt lên các khu vực khác xét về mức độ tăng trưởng hành khách hàng năm, với mức trung bình là 5,8% mỗi năm. Khu vực này cũng sẽ vượt mặt Bắc Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới vào năm 2025, với động lực tăng trưởng chính là hai thị trường khổng lồ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo ước đoán của giới chuyên gia hàng không, hiện tại khoảng 60 hãng đầu tư chuyên về hàng không đang dự định chi khoảng 50 tỷ USD cho việc đầu tư mới và nâng cấp các sân bay trong những năm sắp tới.
Châu Á - Thị trường cạnh tranh quyết liệt
Ở châu Á, Trung QUốc đang vươn lên thành “người khổng lồ” trong lĩnh vực hàng không với những con số ấn tượng. Riêng lượng hành khách qua sân bay quốc tế ở Bắc Kinh của nước này trong năm 2006 đạt 48,5 triệu lượt người, tăng 18,3 % so với năm 2005, xếp thứ 9 trong tốp 10 sân bay có lượng khách đông nhất thế giới.
Với nhu cầu hàng không tăng nhanh nhất thế giới trong nhiều năm gần đây, châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng đang trở thành thị trường cạnh tranh quyết liệt của các hãng hàng không lớn trên thế giới, đặc biệt là Boeing (Mỹ) và Airbus (châu Âu).
Theo dự báo của Airbus, các hãng hàng không châu Á, sẽ là khách hàng lớn nhất của các loại máy bay cỡ lớn cho đến tận năm 2023. Nhu cầu vận chuyển hàng không thương mại tăng sẽ làm tăng đột biến số đơn đặt hàng máy bay chở khách cỡ lớn và tầm xa từ các hãng hàng không châu Á, trong đó chỉ riêng hàng không Trung Quốc đã cần mua tới hơn 100 chiếc mỗi năm từ nay đến năm 2015.
Theo các nhà phân tích, Boeing và Airbus cũng sẽ tiếp tục cạnh tranh quyết liệt trên thị trường máy bay tầm trung của châu Á, đặc biệt là các loại máy bay Airbus 350 và Boeing 787.
Trong khi đó, ngay tại châu Á cũng vừa xuất hiện một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực sản xuất máy bay vận tải cỡ lớn, đó là Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc vừa chính thức thông qua kế hoạch sản xuất máy bay cỡ lớn nhằm cạnh tranh với hai tập đoàn Airbus và Boeing trên sân nhà của mình.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ thiết kế và sản xuất máy bay cỡ lớn có sức chở hơn 150 hành khách, đủ sức cạnh tranh với hai tập đoàn nói trên. Theo Tổng thư ký Ủy ban Khoa học – Công nghệ quốc phòng Trung Quốc, Huang Qiang: “Chỉ trong vòng hai hay ba kế hoạch 5 năm nữa thôi, những máy bay cỡ lớn chế tạo ngay tại Trung Quốc sẽ bắt đầu cất cánh”.
Nếu thành công, kế hoạch này của Trung Quốc sẽ đe dọa nghiêm trọng thị phần của Boeing và Airbus.
Tuy nhiên, một vấn đề đáng báo động là các sân bay châu Á đã hoạt động gần hết công suất và đang có nguy cơ quá tải.
Theo dự báo của IATA, sau khoảng 6 năm làm ăn thua lỗ, ngành vận tải hàng không toàn cầu, đặc biệt là khu vực châu Á, hy vọng sẽ có lãi trong năm 2007 với ước tính tổng giá trị lợi nhuận vào khoảng 3,8 tỷ USD.
Vận tải hàng không sẽ là một ngành công nghiệp có sức thu hút mạnh nhất và châu Á sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất.
Hiện đại hoá, yêu cầu cấp bách
Tuy nhiên, phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hoá đang là yêu cầu cấp bách với hàng không châu Á. Các quan chức hàng không quốc tế thúc giục các hãng hàng không châu Á nhanh chóng gia tăng tỷ lệ phát hành vé điện tử.
Hiện tỷ lệ sử dụng vé điện tử của các hãng hàng không châu Á là 68% so với mức 78% trên phạm vi toàn cầu. Các hãng hàng không Nhật Bản và Malaysia có tỷ lệ sử dụng vé điện tử thấp nhất trong khu vực, trong khi tỷ lệ này của các hãng hàng không Trung Quốc là 95%.
Theo tính toán của IATA, nếu sử dụng vé điện tử, mỗi năm ngành hàng không thế giới sẽ giảm chi phí khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi đó, Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở tại Australia vừa đưa ra một báo cáo rằng nhiều sân bay ở châu Á đang hoạt động gần hết công suất và cần đầu tư mở rộng.
Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các thị trường phát triển nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.... Đây là những nước dẫn đầu nhu cầu du lịch bằng đường không trong khu vực.
Báo cáo nhấn mạnh rằng: “Vấn đề không chỉ giới hạn ở cơ sở hạ tầng của các sân bay. Cần lưu ý giảm tải sự lưu thông dày đặc ở những điểm nóng giao thông”. Với châu Á, ngoài việc đầu tư nâng cấp sân bay còn phải tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông nói chung để giải toả bớt căng thẳng cho việc đi lại bằng đường không.
Các chuyên gia cho rằng, nếu các sân bay khu vực châu Á mất ưu thế cạnh tranh, kéo theo đó sẽ là nguy cơ mất ưu thế cạnh tranh của nhiều ngành kinh tế khác như thương mại, du lịch...dẫn tới giảm sức cạnh tranh của cả nền kinh tế khu vực nói chung.
Uỷ ban Sân bay quốc tế cho biết, châu Á đang và sẽ vượt lên các khu vực khác xét về mức độ tăng trưởng hành khách hàng năm, với mức trung bình là 5,8% mỗi năm. Khu vực này cũng sẽ vượt mặt Bắc Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới vào năm 2025, với động lực tăng trưởng chính là hai thị trường khổng lồ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo ước đoán của giới chuyên gia hàng không, hiện tại khoảng 60 hãng đầu tư chuyên về hàng không đang dự định chi khoảng 50 tỷ USD cho việc đầu tư mới và nâng cấp các sân bay trong những năm sắp tới.
Châu Á - Thị trường cạnh tranh quyết liệt
Ở châu Á, Trung QUốc đang vươn lên thành “người khổng lồ” trong lĩnh vực hàng không với những con số ấn tượng. Riêng lượng hành khách qua sân bay quốc tế ở Bắc Kinh của nước này trong năm 2006 đạt 48,5 triệu lượt người, tăng 18,3 % so với năm 2005, xếp thứ 9 trong tốp 10 sân bay có lượng khách đông nhất thế giới.
Với nhu cầu hàng không tăng nhanh nhất thế giới trong nhiều năm gần đây, châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng đang trở thành thị trường cạnh tranh quyết liệt của các hãng hàng không lớn trên thế giới, đặc biệt là Boeing (Mỹ) và Airbus (châu Âu).
Theo dự báo của Airbus, các hãng hàng không châu Á, sẽ là khách hàng lớn nhất của các loại máy bay cỡ lớn cho đến tận năm 2023. Nhu cầu vận chuyển hàng không thương mại tăng sẽ làm tăng đột biến số đơn đặt hàng máy bay chở khách cỡ lớn và tầm xa từ các hãng hàng không châu Á, trong đó chỉ riêng hàng không Trung Quốc đã cần mua tới hơn 100 chiếc mỗi năm từ nay đến năm 2015.
Theo các nhà phân tích, Boeing và Airbus cũng sẽ tiếp tục cạnh tranh quyết liệt trên thị trường máy bay tầm trung của châu Á, đặc biệt là các loại máy bay Airbus 350 và Boeing 787.
Trong khi đó, ngay tại châu Á cũng vừa xuất hiện một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực sản xuất máy bay vận tải cỡ lớn, đó là Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc vừa chính thức thông qua kế hoạch sản xuất máy bay cỡ lớn nhằm cạnh tranh với hai tập đoàn Airbus và Boeing trên sân nhà của mình.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ thiết kế và sản xuất máy bay cỡ lớn có sức chở hơn 150 hành khách, đủ sức cạnh tranh với hai tập đoàn nói trên. Theo Tổng thư ký Ủy ban Khoa học – Công nghệ quốc phòng Trung Quốc, Huang Qiang: “Chỉ trong vòng hai hay ba kế hoạch 5 năm nữa thôi, những máy bay cỡ lớn chế tạo ngay tại Trung Quốc sẽ bắt đầu cất cánh”.
Nếu thành công, kế hoạch này của Trung Quốc sẽ đe dọa nghiêm trọng thị phần của Boeing và Airbus.