Thị trường IPO châu Á lại khởi sắc
Sau thời kỳ u ám đầu năm, thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của châu Á đã khởi sắc trở lại
Sau thời kỳ u ám đầu năm, thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của châu Á đã khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hiện nay, các công ty phát hành không thể đặt mức giá chào bán quá cao.
Tuần trước, ba công ty của Trung Quốc là Pou Sheng International, Central China Real Estate và Xtep International Holdings đã huy động được tổng số tiền 748 triệu USD trong đợt IPO tại thị trường Hồng Kông. Tuy nhiên, mức giá chào bán của cả ba cổ phiếu này đều ngang bằng hoặc sát với giá đặt mua tối thiểu.
“Điều dễ nhận thấy là các công ty tiến hành IPO đang đặt ra mức giá mục tiêu dễ chịu hơn”, nhà phân tích Kenneth Poon, đồng Chủ tịch phụ trách mảng thị trường vốn của Citigroup nhận xét.
Sau khi sụt giảm tới 14% trong 3 tháng đầu năm nay, chỉ số MCSI của thị trường chứng khoán châu Á trừ Nhật Bản từ đầu năm đến nay đã tăng 4,5%, hấp dẫn nhiều ứng cử viên cho việc niêm yết trở lại với thị trường.Trước đó, đầu năm nay, các công ty có ý định tiến hành IPO đã trì hoãn những đợt phát hành với tổng trị giá hàng tỷ USD.
Tính tới thời điểm này của năm, các công ty châu Á, trừ các công ty Nhật, đã huy động được tổng số tiền 19,3 tỷ USD thông qua các đợt IPO, thấp hơn 30% so với mức 27,6 tỷ USD huy động được cùng kỳ năm ngoái.
Giới quan sát cho biết, sắp tới sẽ có rất nhiều công ty tiến hành IPO, do đó, để tiến hành IPO thành công, mức giá cổ phiếu chào bán phải hấp dẫn. “Nhu cầu của thị trường vẫn sẽ có nhiều biến động, phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá cả và chất lượng của cổ phiếu được chào bán. Và đây không phải là một thực tế tồi”, chuyên gia Poon nhận xét.
Bên cạnh đó, các công ty có ý định IPO cũng phải tính toán kỹ để sao cho thị trường không xấu đi giữa lúc họ tiến hành IPO. “Việc lựa chọn thời điểm là một việc không dễ, nhất là khi xét tới độ dài của quá trình IPO”, ông James Fleming, đồng Chủ tịch phụ trách bộ phận thị trường chứng khoán tại châu Á của UBS nhận xét.
Các công ty trong ngành năng lượng được dự báo là sẽ gặt hái được nhiều lợi ích từ việc sức chi tiêu tăng mạnh tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục là những doanh nghiệp đi đầu trong phong trào IPO tại châu Á trong năm nay. “Các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ tiếp tục hướng sự chú ý của mình tới thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là đối với các loại cổ phiếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và tiêu dùng nội địa”, ông Justin Haik, Giám đốc điều hành phụ trách thị trường vốn toàn cầu của Morgan Stanley, dự báo.
Các đợt phát hành đáng chú ý trong thời gian tới sẽ là đợt IPO của hãng vận tại biển của Hồng Kông Maritime Capital Shipping và công ty khai thác than của Indoneia Adaro Energy. Tháng 7 tới, Maritime Capital Shipping sẽ tiến hành IPO ở Singapore với mục tiêu thu về khoảng 300 triệu USD, còn Adaro Energy dự kiến sẽ huy động được 200 triệu USD trong lần IPO tổ chức vào tháng 6 này.
Tại Ấn Độ, công ty quản lý tài sản UTI Asset Management mới đây đã công bố kế hoạch tiến hành đợt IPO trị giá 500 triệu USD vốn đã bị trì hoãn từ đầu năm. Một công ty khác của Ấn Độ là Indiabulls Properties Investment Trust cũng đang chuẩn bị cho đợt IPO tại thị trường Singapore nhằm huy động 287 triệu USD. Tuy nhiên, giá cổ phiếu chào bán của hai công ty này cần được giảm đáng kể để ngang với mức của các công ty đối thủ ngang tầm khác.
Hãng bán lẻ đồ thể thao Trung Quốc Xtep đã định giá chào bán cổ phiếu trong đợt IPO thu về 286 triệu USD của hãng với mức P/E là 17 lần, so với mức 21 lần của đối thủ “đồng hương” Li Ning, và mức 30 lần của hãng China Dongxiang - công ty cấp li-xăng cho thương hiệu đồ thể thao Kappa tại Trung Quốc.
Giới quan sát đã ngạc nhiên khi tuần trước, một công ty khai thác than của Indonesia là Indika Energy đã huy động được 300 triệu USD trong đợt IPO của công ty này, với mức giá đặt mua vượt xa mức giá chào bán do nhu cầu thị trường đối với cổ phiếu này ở mức rất cao.
Theo chuyên gia Fleming của ngân hàng UBS, mức giá mà các nhà đầu tư châu Á kỳ vọng đối với các đợt IPO và mức giá chào bán của các công ty phát hành đã sát nhau hơn. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều quốc gia khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn, ở Indonesia, các đợt IPO thường diễn ra nhanh chóng vì mức giá đặt mua và giá chào bán rất sát, trong khi ở Ấn Độ, khoảng cách này xa hơn nhiều.
(Theo Reuters)
Tuần trước, ba công ty của Trung Quốc là Pou Sheng International, Central China Real Estate và Xtep International Holdings đã huy động được tổng số tiền 748 triệu USD trong đợt IPO tại thị trường Hồng Kông. Tuy nhiên, mức giá chào bán của cả ba cổ phiếu này đều ngang bằng hoặc sát với giá đặt mua tối thiểu.
“Điều dễ nhận thấy là các công ty tiến hành IPO đang đặt ra mức giá mục tiêu dễ chịu hơn”, nhà phân tích Kenneth Poon, đồng Chủ tịch phụ trách mảng thị trường vốn của Citigroup nhận xét.
Sau khi sụt giảm tới 14% trong 3 tháng đầu năm nay, chỉ số MCSI của thị trường chứng khoán châu Á trừ Nhật Bản từ đầu năm đến nay đã tăng 4,5%, hấp dẫn nhiều ứng cử viên cho việc niêm yết trở lại với thị trường.Trước đó, đầu năm nay, các công ty có ý định tiến hành IPO đã trì hoãn những đợt phát hành với tổng trị giá hàng tỷ USD.
Tính tới thời điểm này của năm, các công ty châu Á, trừ các công ty Nhật, đã huy động được tổng số tiền 19,3 tỷ USD thông qua các đợt IPO, thấp hơn 30% so với mức 27,6 tỷ USD huy động được cùng kỳ năm ngoái.
Giới quan sát cho biết, sắp tới sẽ có rất nhiều công ty tiến hành IPO, do đó, để tiến hành IPO thành công, mức giá cổ phiếu chào bán phải hấp dẫn. “Nhu cầu của thị trường vẫn sẽ có nhiều biến động, phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá cả và chất lượng của cổ phiếu được chào bán. Và đây không phải là một thực tế tồi”, chuyên gia Poon nhận xét.
Bên cạnh đó, các công ty có ý định IPO cũng phải tính toán kỹ để sao cho thị trường không xấu đi giữa lúc họ tiến hành IPO. “Việc lựa chọn thời điểm là một việc không dễ, nhất là khi xét tới độ dài của quá trình IPO”, ông James Fleming, đồng Chủ tịch phụ trách bộ phận thị trường chứng khoán tại châu Á của UBS nhận xét.
Các công ty trong ngành năng lượng được dự báo là sẽ gặt hái được nhiều lợi ích từ việc sức chi tiêu tăng mạnh tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục là những doanh nghiệp đi đầu trong phong trào IPO tại châu Á trong năm nay. “Các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ tiếp tục hướng sự chú ý của mình tới thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là đối với các loại cổ phiếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và tiêu dùng nội địa”, ông Justin Haik, Giám đốc điều hành phụ trách thị trường vốn toàn cầu của Morgan Stanley, dự báo.
Các đợt phát hành đáng chú ý trong thời gian tới sẽ là đợt IPO của hãng vận tại biển của Hồng Kông Maritime Capital Shipping và công ty khai thác than của Indoneia Adaro Energy. Tháng 7 tới, Maritime Capital Shipping sẽ tiến hành IPO ở Singapore với mục tiêu thu về khoảng 300 triệu USD, còn Adaro Energy dự kiến sẽ huy động được 200 triệu USD trong lần IPO tổ chức vào tháng 6 này.
Tại Ấn Độ, công ty quản lý tài sản UTI Asset Management mới đây đã công bố kế hoạch tiến hành đợt IPO trị giá 500 triệu USD vốn đã bị trì hoãn từ đầu năm. Một công ty khác của Ấn Độ là Indiabulls Properties Investment Trust cũng đang chuẩn bị cho đợt IPO tại thị trường Singapore nhằm huy động 287 triệu USD. Tuy nhiên, giá cổ phiếu chào bán của hai công ty này cần được giảm đáng kể để ngang với mức của các công ty đối thủ ngang tầm khác.
Hãng bán lẻ đồ thể thao Trung Quốc Xtep đã định giá chào bán cổ phiếu trong đợt IPO thu về 286 triệu USD của hãng với mức P/E là 17 lần, so với mức 21 lần của đối thủ “đồng hương” Li Ning, và mức 30 lần của hãng China Dongxiang - công ty cấp li-xăng cho thương hiệu đồ thể thao Kappa tại Trung Quốc.
Giới quan sát đã ngạc nhiên khi tuần trước, một công ty khai thác than của Indonesia là Indika Energy đã huy động được 300 triệu USD trong đợt IPO của công ty này, với mức giá đặt mua vượt xa mức giá chào bán do nhu cầu thị trường đối với cổ phiếu này ở mức rất cao.
Theo chuyên gia Fleming của ngân hàng UBS, mức giá mà các nhà đầu tư châu Á kỳ vọng đối với các đợt IPO và mức giá chào bán của các công ty phát hành đã sát nhau hơn. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều quốc gia khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn, ở Indonesia, các đợt IPO thường diễn ra nhanh chóng vì mức giá đặt mua và giá chào bán rất sát, trong khi ở Ấn Độ, khoảng cách này xa hơn nhiều.
(Theo Reuters)