Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
Nhiều câu chuyện thực tế cho thấy không dễ để lao động nước ta vào được thị trường Canada
Một bản thoả thuận vừa được ký giữa bang Saskatchewan của Canada với đại sứ nước ta tại đây với mục tiêu sẽ hợp tác để đưa lao động Việt Nam sang làm việc.
Tuy nhiên, nhiều câu chuyện thực tế cho thấy không dễ để lao động nước ta vào được thị trường Canada.
Nhu cầu lao động: Có nhưng khó
Bản thoả thuận vừa được ký giữa bang Saskatchewan với đại sứ nước ta tại Canada xuất phát từ nhu cầu thực tế về nhân lực do khan hiếm lao động của bang này.
Tại thời điểm cách đây 5 - 6 năm khi thị trường lao động Canada được một doanh nghiệp xuất khẩu lao động khai thác là Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng, thị trường nhân lực Canada cũng cần rất nhiều nhân công nước ngoài. Thậm chí, theo thông báo, nhu cầu nhân lực trong ngành xây dựng tại bang Vancouver đang thiếu hụt 6.000 người…
Để khai thác thị trường lao động Canada, Công ty Cổ phần Yhương mại Châu Hưng đã chi tới 120.000 USD mua nguyên một chương trình đào tạo của Canada về để đào tạo lao động. Một trong những điều kiện để được cấp visa lao động vào Canada là phải được một trường đào tạo của Canada chứng nhận trình độ. Tuy nhiên, sau mấy năm thực hiện chương trình, số lao động được cấp visa lao động vào Canada rất thấp, chưa đến vài chục lao động.
Sau Châu Hưng là Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà được cấp phép khai thác thị trường này. Vốn có thế mạnh cung cấp lao động xây dựng, SIMCO Sông Đà cũng tập trung vào khai thác hợp đồng cung ứng lao động ngành này. Một hợp đồng cung ứng với số lượng lao động hàng ngàn người đã được ký kết. Thậm chí công ty này đã tính tới chuyện liên kết với trường đào tạo NAIT của Canada để đào tạo, cấp chứng chỉ cho người lao động. Đại diện của trường NAIT đã sang Việt Nam làm việc và bàn chuyện hợp tác lâu dài.
Tuy nhiên, tới thời điểm này, dự án tham gia vào thị trường lao động Canada của SIMCO Sông Đà hầu như khó tiến triển. Bằng chứng là chưa có lao động nào có được visa lao động vào Canada qua công ty này sau hai năm thực hiện.
Chìa khoá ở đâu?
Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ở Canada là có thực. Rất nhiều ngành cần lao động nước ngoài như dịch vụ, nông nghiệp, xây dựng… Nhưng nếu chỉ nhìn vào nhu cầu lao động để lao vào thị trường này thì rất dễ bị ảo tưởng.
Ông Chu Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà cho rằng, điều kiện để được cấp phép lao động vào Canada quá khó. Để được cấp phép lao động vào làm ngành xây dựng, phía Canada yêu cầu người lao động phải đạt được chuẩn tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc 6.0.
“Những lao động đạt trình độ tiếng Anh này thì lại không đi làm nghề xây dựng. Trong khi nếu tuyển lao động đã làm nghề xây dựng đào tạo để đạt chuẩn này là điều rất khó thực hiện”, ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, đạt được các điều kiện đưa ra cũng chưa chắc người lao động được cấp visa vào thị trường này. Mới đây, một lao động với trình độ tiếng Anh IELST đạt 5.5 bị cơ quan lãnh sự Canada từ chối cấp visa với lý do: “Bạn không chứng minh được là sau khi kết thúc hợp đồng lao động bạn sẽ về nước”.
Thông thường, cách để người lao động chứng minh họ không bỏ trốn mà sẽ về nước sau khi hoàn thành hợp đồng được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hướng dẫn, đó là việc chỉ tuyển chọn những lao động đã có vợ và con, thế chấp bằng sổ đỏ… Nhưng sau khi đào tạo từ ba tháng đến một năm, thậm chí có thể lâu hơn, người lao động được doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoàn thành thủ tục để chờ được phỏng vấn.
Mất ít nhất thêm một năm nữa, người lao động được gọi phỏng vấn, nhưng tỷ lệ được cấp visa rất thấp, chỉ khoảng 20% số lao động được phỏng vấn. Nhiều lao động bị từ chối với lý do khi kết thúc hợp đồng lao động sẽ về nước mà không thể lý giải được mình cần phải làm thế nào mới có thể chứng minh được.
Vấn đề ở chỗ, Canada mở cửa với lao động trình độ cao nhưng lại không sẵn sàng cấp phép cho lao động phổ thông nước ta, cho dù trình độ tiếng Anh IELTS của người lao động đạt tới 5.5 trở lên. Do không muốn tăng dân số cơ học nên dù nhu cầu lao động có thiếu bao nhiêu thì Cục Nhập cư Liên bang cũng không dễ cấp visa cho lao động nước ta vào làm việc.
Tây Giang (SGTT)
Tuy nhiên, nhiều câu chuyện thực tế cho thấy không dễ để lao động nước ta vào được thị trường Canada.
Nhu cầu lao động: Có nhưng khó
Bản thoả thuận vừa được ký giữa bang Saskatchewan với đại sứ nước ta tại Canada xuất phát từ nhu cầu thực tế về nhân lực do khan hiếm lao động của bang này.
Tại thời điểm cách đây 5 - 6 năm khi thị trường lao động Canada được một doanh nghiệp xuất khẩu lao động khai thác là Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng, thị trường nhân lực Canada cũng cần rất nhiều nhân công nước ngoài. Thậm chí, theo thông báo, nhu cầu nhân lực trong ngành xây dựng tại bang Vancouver đang thiếu hụt 6.000 người…
Để khai thác thị trường lao động Canada, Công ty Cổ phần Yhương mại Châu Hưng đã chi tới 120.000 USD mua nguyên một chương trình đào tạo của Canada về để đào tạo lao động. Một trong những điều kiện để được cấp visa lao động vào Canada là phải được một trường đào tạo của Canada chứng nhận trình độ. Tuy nhiên, sau mấy năm thực hiện chương trình, số lao động được cấp visa lao động vào Canada rất thấp, chưa đến vài chục lao động.
Sau Châu Hưng là Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà được cấp phép khai thác thị trường này. Vốn có thế mạnh cung cấp lao động xây dựng, SIMCO Sông Đà cũng tập trung vào khai thác hợp đồng cung ứng lao động ngành này. Một hợp đồng cung ứng với số lượng lao động hàng ngàn người đã được ký kết. Thậm chí công ty này đã tính tới chuyện liên kết với trường đào tạo NAIT của Canada để đào tạo, cấp chứng chỉ cho người lao động. Đại diện của trường NAIT đã sang Việt Nam làm việc và bàn chuyện hợp tác lâu dài.
Tuy nhiên, tới thời điểm này, dự án tham gia vào thị trường lao động Canada của SIMCO Sông Đà hầu như khó tiến triển. Bằng chứng là chưa có lao động nào có được visa lao động vào Canada qua công ty này sau hai năm thực hiện.
Chìa khoá ở đâu?
Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ở Canada là có thực. Rất nhiều ngành cần lao động nước ngoài như dịch vụ, nông nghiệp, xây dựng… Nhưng nếu chỉ nhìn vào nhu cầu lao động để lao vào thị trường này thì rất dễ bị ảo tưởng.
Ông Chu Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà cho rằng, điều kiện để được cấp phép lao động vào Canada quá khó. Để được cấp phép lao động vào làm ngành xây dựng, phía Canada yêu cầu người lao động phải đạt được chuẩn tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc 6.0.
“Những lao động đạt trình độ tiếng Anh này thì lại không đi làm nghề xây dựng. Trong khi nếu tuyển lao động đã làm nghề xây dựng đào tạo để đạt chuẩn này là điều rất khó thực hiện”, ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, đạt được các điều kiện đưa ra cũng chưa chắc người lao động được cấp visa vào thị trường này. Mới đây, một lao động với trình độ tiếng Anh IELST đạt 5.5 bị cơ quan lãnh sự Canada từ chối cấp visa với lý do: “Bạn không chứng minh được là sau khi kết thúc hợp đồng lao động bạn sẽ về nước”.
Thông thường, cách để người lao động chứng minh họ không bỏ trốn mà sẽ về nước sau khi hoàn thành hợp đồng được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hướng dẫn, đó là việc chỉ tuyển chọn những lao động đã có vợ và con, thế chấp bằng sổ đỏ… Nhưng sau khi đào tạo từ ba tháng đến một năm, thậm chí có thể lâu hơn, người lao động được doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoàn thành thủ tục để chờ được phỏng vấn.
Mất ít nhất thêm một năm nữa, người lao động được gọi phỏng vấn, nhưng tỷ lệ được cấp visa rất thấp, chỉ khoảng 20% số lao động được phỏng vấn. Nhiều lao động bị từ chối với lý do khi kết thúc hợp đồng lao động sẽ về nước mà không thể lý giải được mình cần phải làm thế nào mới có thể chứng minh được.
Vấn đề ở chỗ, Canada mở cửa với lao động trình độ cao nhưng lại không sẵn sàng cấp phép cho lao động phổ thông nước ta, cho dù trình độ tiếng Anh IELTS của người lao động đạt tới 5.5 trở lên. Do không muốn tăng dân số cơ học nên dù nhu cầu lao động có thiếu bao nhiêu thì Cục Nhập cư Liên bang cũng không dễ cấp visa cho lao động nước ta vào làm việc.
Tây Giang (SGTT)