Thị trường lao động “căng” vì lãi suất, tỷ giá
Nhiều doanh nghiệp cho biết đang có kế hoạch cắt giảm chi phí trong thời buổi lạm phát
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lao động đưa ra dự báo về nguy cơ cắt giảm việc làm trong năm 2011, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn ở mức cao, đồng nội tệ mất giá, lãi suất ngân hàng tăng và doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn.
Khó tăng lương
Ông Nguyễn Thanh Vinh, giám đốc một doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn Hà Nội, nói rằng cứ sau một đêm, sang ngày mới ông lại lo lắng kiếm đâu ra được 10 triệu để trả lương cho 30 công nhân và lãi suất ngân hàng, khi mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh cứ tăng hàng ngày.
Theo ông Vinh, rất ít doanh nghiệp làm ăn thời buổi này mà không cần đến khoản vay ngân hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân nhỏ như doanh nghiệp của ông. Thế nhưng, giờ cứ 10 đồng mà kiếm lãi được 2 đồng để trả lãi suất hàng tháng cho ngân hàng đã khó, chưa nói đến các khoản chi phí khác đều tăng như giá nguyên vật liệu, điện nước, rồi cả vận chuyển, đi lại, trả lương công nhân….
Ông Vinh cho biết, chuyện tăng lương trong năm nay tại doanh nghiệp ông là điều khó thể xảy ra, cho dù thực tế cuộc sống người lao động đang rất “căng” vì bão giá.
Phân tích nhận xét và tình hình chung của các doanh nghiệp, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, lãi suất cho vay ở mức cao hiện nay đang khiến cho hầu hết doanh nghiệp gặp khó khăn trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đồng nghĩa với việc chưa thể điều chỉnh tăng lương theo kịp với chỉ số giá tiêu dùng. Đấy là chưa kể đến năng suất của doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn rất thấp.
Bà Minh lấy ví dụ về đợt điều chỉnh lương tối thiểu cho năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đề xuất sẽ điều chỉnh tăng từ 730.000 đồng lên 850.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ phê duyệt mức 830.000 đồng/tháng để vừa đảm bảo ngân sách cho nhà nước và doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo việc làm cho người lao động. Trong khi đó, theo bà Minh, nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng thì mức lương tối thiểu vào thời điểm này đã phải là hơn 900.000 đồng/tháng.
Nguy cơ cắt giảm việc làm?
Cũng xoay quanh câu chuyện tỷ giá, lãi suất và lạm phát và các doanh nghiệp đang thực sự gặp khó khăn, ông Nguyễn Quốc Hán, Phó tổng giám đốc Công ty Dịch vụ và Thương mại Vĩnh Cát hài hước: “Bây giờ tôi mà ốm, có lẽ các ngân hàng sẽ phải lo kiếm bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho tôi. Vì nếu tôi có vấn đề gì, sẽ không có người trả nợ cho họ”.
Nói thì nói vậy, nhưng ông Hán vẫn mang nỗi lo chung của người chủ doanh nghiệp trong sự biến động của lãi suất và tỷ giá.
Theo ông, nếu như vào năm 2008, đến cuối năm doanh nghiệp mới phải tính chuyện “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi phí thì tình hình này đã diễn ra ngay những tháng đầu năm 2011. Nhiều doanh nghiệp - trong đó có công ty ông - đã phải tính đến việc tiết kiệm chi phí bằng cách phải cắt giảm một số khoản. Hiện tại, doanh nghiệp ông không có kế hoạch tuyển thêm người. Nếu tình hình khó khăn hơn, ông Hán cho rằng, việc cắt giảm nhân công cũng không phải là ngoại lệ.
Ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải có cách ví von diễn biến lãi suất, tỷ giá trên thị trường hiện nay là một “trận động đất nhẹ”.
Ông Tài cho rằng, sự biến động của lãi suất, tỷ giá khiến nhiều doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Bài toán cắt giảm chi phí là điều khó tránh khỏi, và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhân công và lao động.
Trao đổi với VnEconomy, bà Tống Thị Minh cũng đưa ra nhận định, với tình hình trên, nếu không có giải pháp hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc chưa thể điều chỉnh tiền lương. Căng thẳng hơn, nhiều doanh nghiệp có thể phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới cắt giảm việc làm.
Khó tăng lương
Ông Nguyễn Thanh Vinh, giám đốc một doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn Hà Nội, nói rằng cứ sau một đêm, sang ngày mới ông lại lo lắng kiếm đâu ra được 10 triệu để trả lương cho 30 công nhân và lãi suất ngân hàng, khi mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh cứ tăng hàng ngày.
Theo ông Vinh, rất ít doanh nghiệp làm ăn thời buổi này mà không cần đến khoản vay ngân hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân nhỏ như doanh nghiệp của ông. Thế nhưng, giờ cứ 10 đồng mà kiếm lãi được 2 đồng để trả lãi suất hàng tháng cho ngân hàng đã khó, chưa nói đến các khoản chi phí khác đều tăng như giá nguyên vật liệu, điện nước, rồi cả vận chuyển, đi lại, trả lương công nhân….
Ông Vinh cho biết, chuyện tăng lương trong năm nay tại doanh nghiệp ông là điều khó thể xảy ra, cho dù thực tế cuộc sống người lao động đang rất “căng” vì bão giá.
Phân tích nhận xét và tình hình chung của các doanh nghiệp, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, lãi suất cho vay ở mức cao hiện nay đang khiến cho hầu hết doanh nghiệp gặp khó khăn trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đồng nghĩa với việc chưa thể điều chỉnh tăng lương theo kịp với chỉ số giá tiêu dùng. Đấy là chưa kể đến năng suất của doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn rất thấp.
Bà Minh lấy ví dụ về đợt điều chỉnh lương tối thiểu cho năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đề xuất sẽ điều chỉnh tăng từ 730.000 đồng lên 850.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ phê duyệt mức 830.000 đồng/tháng để vừa đảm bảo ngân sách cho nhà nước và doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo việc làm cho người lao động. Trong khi đó, theo bà Minh, nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng thì mức lương tối thiểu vào thời điểm này đã phải là hơn 900.000 đồng/tháng.
Nguy cơ cắt giảm việc làm?
Cũng xoay quanh câu chuyện tỷ giá, lãi suất và lạm phát và các doanh nghiệp đang thực sự gặp khó khăn, ông Nguyễn Quốc Hán, Phó tổng giám đốc Công ty Dịch vụ và Thương mại Vĩnh Cát hài hước: “Bây giờ tôi mà ốm, có lẽ các ngân hàng sẽ phải lo kiếm bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho tôi. Vì nếu tôi có vấn đề gì, sẽ không có người trả nợ cho họ”.
Nói thì nói vậy, nhưng ông Hán vẫn mang nỗi lo chung của người chủ doanh nghiệp trong sự biến động của lãi suất và tỷ giá.
Theo ông, nếu như vào năm 2008, đến cuối năm doanh nghiệp mới phải tính chuyện “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi phí thì tình hình này đã diễn ra ngay những tháng đầu năm 2011. Nhiều doanh nghiệp - trong đó có công ty ông - đã phải tính đến việc tiết kiệm chi phí bằng cách phải cắt giảm một số khoản. Hiện tại, doanh nghiệp ông không có kế hoạch tuyển thêm người. Nếu tình hình khó khăn hơn, ông Hán cho rằng, việc cắt giảm nhân công cũng không phải là ngoại lệ.
Ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải có cách ví von diễn biến lãi suất, tỷ giá trên thị trường hiện nay là một “trận động đất nhẹ”.
Ông Tài cho rằng, sự biến động của lãi suất, tỷ giá khiến nhiều doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Bài toán cắt giảm chi phí là điều khó tránh khỏi, và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhân công và lao động.
Trao đổi với VnEconomy, bà Tống Thị Minh cũng đưa ra nhận định, với tình hình trên, nếu không có giải pháp hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc chưa thể điều chỉnh tiền lương. Căng thẳng hơn, nhiều doanh nghiệp có thể phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới cắt giảm việc làm.