Thị trường lao động giáp Tết: Cầu không quá khắt khe
Các “chợ” lao động những ngày giáp Tết Nguyên đán đang diễn ra khá nhộn nhịp
Với mức lương từ 80.000 – 200.000 đồng/ngày công và yêu cầu không quá khắt khe, các “chợ” lao động những ngày giáp Tết đang diễn ra khá nhộn nhịp. Tại các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội, các vị trí tuyển dụng việc làm thời vụ từ các doanh nghiệp tới tấp gửi đến...
Khảo sát tại các Trung tâm giới thiệu việc làm tại Hà Nội cho thấy, có khá nhiều công việc mới được đăng tuyển ráo riết như: Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Quang Minh chuyên cung ứng dịch vụ bảo vệ hiện đang có nhu cầu tuyển gấp 100 nhân viên bảo vệ từ 18-40 tuổi, lương từ 1,8-4 triệu đồng/tháng (làm việc theo ca).
Theo một cán bộ tuyển dụng của Công ty này thì các doanh nghiệp, cá nhân đang rất cần thuê bảo vệ tại các điểm phục vụ kinh doanh dịp cận Tết. Tuy nhiên, do việc tuyển dụng khó khăn nên số bảo vệ hiện có của Công ty không đủ đáp ứng nhu cầu đang ngày càng dày lên.
Các vị trí trực điện thoại, tư vấn khách hàng của các Công ty Hoa Sao, Kim Cương cũng luôn đưa thông tin tuyển dụng hàng ngày tại các phiên giao dịch việc làm của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội và nhiều phiên lưu động khác. Theo ước tính, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Hà Nội, mỗi ngày có trên 100 nhu cầu tuyển dụng mới nhất phù hợp với việc làm thời vụ. Tại Trung tâm 20-10, khoảng 50% chỗ làm thuộc nhóm việc làm ngắn ngày. Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội thì luôn có hàng nghìn vị trí tuyển dụng.
Theo nhận xét của các chuyên gia lao động việc làm, chỉ tiêu rao tuyển năm nay tăng từ 15-25% so với cùng kỳ năm trước.
Một nghề cũng không mới nhưng không kém phần đặc biệt trong dịp cuối năm này là nghề dọn dẹp nhà cửa. Theo các trung tâm giới thiệu việc làm, vì cuối năm, các gia đình hoàn tất công việc xây dựng nhà mới hay có ý định sửa sang nhà cửa nên nhu cầu dọn dẹp nhà, phục vụ công trình rất lớn. Lao động cho nhu cầu này phần lớn được các trung tâm tuyển dụng ở quê tranh thủ lên thành phố làm thêm, những người bán đồng nát, bán rau tranh thủ làm thêm giờ...
Chị Hoàng Thị Liên (quê Vĩnh Phúc) – người chuyên tìm mối giúp việc gia đình cho biết, cứ cuối năm là chị về quê tìm kiếm khoảng 10 lao động lên Hà Nội, thuê một phòng trọ ở tạm. Công việc chủ yếu là dọn dẹp phế liệu hay lau chùi ở các công trình xây dựng đã hoàn thiện. Tuy có vất vả hơn ở quê nhưng mỗi ngày các chị cũng kiếm được 200-400.000 đồng/người.
Việc làm những ngày giáp Tết này cũng hấp dẫn sinh viên các trường đại học. Tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, các thông báo đăng tuyển việc làm thời vụ như phát tờ rơi, chuyển quà, điều tra viên nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng khuyến mãi ... được dán khắp nơi với mức lương hấp dẫn. Nhiều bạn sinh viên đã quen với các công việc làm thêm cuối năm nên cứ đến hẹn là lên, các bạn lại bắt đầu hành trình mới.
Nguyễn Văn Tuấn, sinh viên năm thứ 3 Đại học Luật, một trong những bạn trẻ đã trúng tuyển cho việc phân phối hàng tiêu dùng nhập khẩu cho biết: Công việc các bạn làm là mặc đồng phục công ty đứng phát tờ rơi tại một số ngã tư trên một số tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm với mức tiền công trả 640.000đồng/8 buổi (mỗi buổi 4 tiếng).
Bên cạnh đó, các công việc làm điều tra viên nghiên cứu thị trường, mức lương tăng đến 50%-100% trong những ngày này khiến các bạn sinh viên đăng ký tới tấp. Cụ thể trước đây mức lương cho 4 giờ nghiên cứu thị trường là 100.000 đồng thì nay đã tăng lên 200.000 đồng/ca. Hoặc các công việc như tư vấn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết kế, tư vấn giáo dục, tài chính... cũng rất cần sự góp mặt của các bạn sinh viên.
Có một cách làm thêm khá đặc biệt của các sinh viên trường Đại học Công nghiệp, Cao đẳng nghề Cơ điện, Trung cấp Điện tử điện lạnh, Trung cấp in... là làm công nhân làm việc 3 ca tại các doanh nghiệp thuộc các khu-cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm, Đông Anh...
Hiện nay nhiều doanh nghiệp tung các chỉ tiêu tuyển dụng với mức lương hấp dẫn không đòi hỏi trình độ (tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông), sức khỏe tốt. Do vậy, dù đang là sinh viên, các bạn chấp nhận giấu thân phận để đi làm thêm kiếm một khoản tiền tiêu Tết, giúp đỡ bố mẹ.
Nguyễn Quang Trung (sinh viên Đại học Công nghiệp đang trọ tại xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm) cho biết đã làm thêm được 2 năm nay nhưng chỉ làm mỗi đợt 2 tháng nên cảm thấy sức khỏe vẫn ổn tuy học tập có giảm sút một chút. Trung chỉ tranh thủ dịp Tết này vừa để kiếm thêm một khoản giúp đỡ bố mẹ tiền trọ, tiền ăn nhưng cũng muốn làm thêm để cọ xát với nghề, sau này ra trường xin đi làm tránh những bỡ ngỡ lúc ban đầu.
Có thể thấy dịp Tết bao giờ cũng là thời điểm “nóng”cần người làm thời vụ. Việc tăng gấp nhu cầu lao động thời vụ cũng phần nào giải quyết sự thiếu hụt lao động phổ thông, lao động có nghề tại hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.
Khảo sát tại các Trung tâm giới thiệu việc làm tại Hà Nội cho thấy, có khá nhiều công việc mới được đăng tuyển ráo riết như: Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Quang Minh chuyên cung ứng dịch vụ bảo vệ hiện đang có nhu cầu tuyển gấp 100 nhân viên bảo vệ từ 18-40 tuổi, lương từ 1,8-4 triệu đồng/tháng (làm việc theo ca).
Theo một cán bộ tuyển dụng của Công ty này thì các doanh nghiệp, cá nhân đang rất cần thuê bảo vệ tại các điểm phục vụ kinh doanh dịp cận Tết. Tuy nhiên, do việc tuyển dụng khó khăn nên số bảo vệ hiện có của Công ty không đủ đáp ứng nhu cầu đang ngày càng dày lên.
Các vị trí trực điện thoại, tư vấn khách hàng của các Công ty Hoa Sao, Kim Cương cũng luôn đưa thông tin tuyển dụng hàng ngày tại các phiên giao dịch việc làm của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội và nhiều phiên lưu động khác. Theo ước tính, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Hà Nội, mỗi ngày có trên 100 nhu cầu tuyển dụng mới nhất phù hợp với việc làm thời vụ. Tại Trung tâm 20-10, khoảng 50% chỗ làm thuộc nhóm việc làm ngắn ngày. Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội thì luôn có hàng nghìn vị trí tuyển dụng.
Theo nhận xét của các chuyên gia lao động việc làm, chỉ tiêu rao tuyển năm nay tăng từ 15-25% so với cùng kỳ năm trước.
Một nghề cũng không mới nhưng không kém phần đặc biệt trong dịp cuối năm này là nghề dọn dẹp nhà cửa. Theo các trung tâm giới thiệu việc làm, vì cuối năm, các gia đình hoàn tất công việc xây dựng nhà mới hay có ý định sửa sang nhà cửa nên nhu cầu dọn dẹp nhà, phục vụ công trình rất lớn. Lao động cho nhu cầu này phần lớn được các trung tâm tuyển dụng ở quê tranh thủ lên thành phố làm thêm, những người bán đồng nát, bán rau tranh thủ làm thêm giờ...
Chị Hoàng Thị Liên (quê Vĩnh Phúc) – người chuyên tìm mối giúp việc gia đình cho biết, cứ cuối năm là chị về quê tìm kiếm khoảng 10 lao động lên Hà Nội, thuê một phòng trọ ở tạm. Công việc chủ yếu là dọn dẹp phế liệu hay lau chùi ở các công trình xây dựng đã hoàn thiện. Tuy có vất vả hơn ở quê nhưng mỗi ngày các chị cũng kiếm được 200-400.000 đồng/người.
Việc làm những ngày giáp Tết này cũng hấp dẫn sinh viên các trường đại học. Tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, các thông báo đăng tuyển việc làm thời vụ như phát tờ rơi, chuyển quà, điều tra viên nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng khuyến mãi ... được dán khắp nơi với mức lương hấp dẫn. Nhiều bạn sinh viên đã quen với các công việc làm thêm cuối năm nên cứ đến hẹn là lên, các bạn lại bắt đầu hành trình mới.
Nguyễn Văn Tuấn, sinh viên năm thứ 3 Đại học Luật, một trong những bạn trẻ đã trúng tuyển cho việc phân phối hàng tiêu dùng nhập khẩu cho biết: Công việc các bạn làm là mặc đồng phục công ty đứng phát tờ rơi tại một số ngã tư trên một số tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm với mức tiền công trả 640.000đồng/8 buổi (mỗi buổi 4 tiếng).
Bên cạnh đó, các công việc làm điều tra viên nghiên cứu thị trường, mức lương tăng đến 50%-100% trong những ngày này khiến các bạn sinh viên đăng ký tới tấp. Cụ thể trước đây mức lương cho 4 giờ nghiên cứu thị trường là 100.000 đồng thì nay đã tăng lên 200.000 đồng/ca. Hoặc các công việc như tư vấn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết kế, tư vấn giáo dục, tài chính... cũng rất cần sự góp mặt của các bạn sinh viên.
Có một cách làm thêm khá đặc biệt của các sinh viên trường Đại học Công nghiệp, Cao đẳng nghề Cơ điện, Trung cấp Điện tử điện lạnh, Trung cấp in... là làm công nhân làm việc 3 ca tại các doanh nghiệp thuộc các khu-cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm, Đông Anh...
Hiện nay nhiều doanh nghiệp tung các chỉ tiêu tuyển dụng với mức lương hấp dẫn không đòi hỏi trình độ (tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông), sức khỏe tốt. Do vậy, dù đang là sinh viên, các bạn chấp nhận giấu thân phận để đi làm thêm kiếm một khoản tiền tiêu Tết, giúp đỡ bố mẹ.
Nguyễn Quang Trung (sinh viên Đại học Công nghiệp đang trọ tại xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm) cho biết đã làm thêm được 2 năm nay nhưng chỉ làm mỗi đợt 2 tháng nên cảm thấy sức khỏe vẫn ổn tuy học tập có giảm sút một chút. Trung chỉ tranh thủ dịp Tết này vừa để kiếm thêm một khoản giúp đỡ bố mẹ tiền trọ, tiền ăn nhưng cũng muốn làm thêm để cọ xát với nghề, sau này ra trường xin đi làm tránh những bỡ ngỡ lúc ban đầu.
Có thể thấy dịp Tết bao giờ cũng là thời điểm “nóng”cần người làm thời vụ. Việc tăng gấp nhu cầu lao động thời vụ cũng phần nào giải quyết sự thiếu hụt lao động phổ thông, lao động có nghề tại hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.