Thị trường liên ngân hàng đang tốt với ai?
Có lẽ, chưa bao giờ vốn VND trên thị trường liên ngân hàng lại hết sức yên ả như trong tuần từ 19/3 - 23/3/2012
Mặc dù từ 19/3 - 23/3, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 13,8 nghìn tỷ VND qua OMO và phát hành tín phiếu, nhưng thị trường liên ngân hàng vẫn phẳng lặng, lãi suất rất thấp, thanh khoản tốt.
Một câu hỏi đặt ra, thị trường liên ngân hàng đang tốt, nhưng là tốt với ai?
Nhóm “uy tín” và nhóm “mất uy tín”
Có lẽ, chưa bao giờ vốn VND trên thị trường liên ngân hàng lại hết sức yên ả như trong tuần từ 19/3 - 23/3/2012. Do cầu vốn thấp, lượng tiền giữa giới nhà giàu với nhau dư giả nên nguồn cung VND dồi dào, đẩy lãi suất xuống rất thấp.
Theo phản ánh của các cán bộ ban vốn một ngân hàng thương mại nhà nước, trong khi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) khoảng 13%/năm thì lãi suất thị trường liên ngân hàng liên tục hạ nhiệt: qua đêm khoảng 8% - 9%/năm; 1 tuần khoảng 9% - 10%/năm; 2 tuần trên 10%/năm.
So với những thời điểm căng thẳng thanh khoản dai dẳng từ 2008 đến nay, phải thấy thị trường liên ngân hàng đang dần đi vào ổn định, và làm đẹp thêm các bản báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, mức lãi suất đó có phản ánh bộ mặt chung của thị trường liên ngân hàng hay không lại liên quan đến một câu chuyện: niềm tin và tài sản đảm bảo trên thị trường liên ngân hàng.
Thứ nhất, từ sau khi thị trường này xảy ra tình trạng chây ỳ trả nợ, khiến lòng tin trên thị trường liên ngân hàng bị mai một, đã buộc các tổ chức tín dụng khi mua bán vốn với nhau đều kèm theo tài sản đảm bảo, điều chưa bao giờ có tiền lệ.
Cũng từ thực tế này, thị trường liên ngân hàng hình thành hai nhóm: nhóm “uy tín” gồm các “nhà giàu”, có tài sản đảm bảo; phần còn lại là nhóm “mất uy tín” với các đơn vị yếu thanh khoản, thiếu tài sản đảm bảo và đương nhiên, họ gần như thành kẻ chầu rìa nhưng vẫn mang danh ở trong cái “chợ” ấy.
Thứ hai, chính vì thực tế trên, nếu nhìn vào mức lãi suất và/hoặc cung cầu vốn trên thị trường, thật khó biết đó có phải là bức tranh chung cho mọi thành viên hay không.
Điều này lý giải vì sao chỉ trong vòng 5 ngày (từ 19 - 23/3), Ngân hàng Nhà nước hút ròng 13.834 tỷ đồng qua nghiệp vụ OMO và phát hành tín phiếu (theo tài liệu từ nhóm nghiên cứu của một ngân hàng thương mại nhà nước mà người viết có được) nhưng lãi suất vẫn rất thấp như nói trên.
Từ thực tế này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhận xét: những ngân hàng ở nhóm tốt, thanh khoản dư giả thì nhu cầu vay ít; còn ngân hàng có nhu cầu vay vốn, nếu không có tài sản đảm bảo thì không vào được “chợ”.
Tất nhiên, đối với những ngân hàng thuộc nhóm “mất uy tín”, muốn tồn tại, họ phải tìm đủ mọi cách để tăng tài sản nợ và giảm tài sản có. Tăng tài sản nợ ở thị trường 2 không được thì ở thị trường 1.
Phải chăng, sự xì xào về lách trần lãi suất tiền gửi trong những ngày qua không phải không có căn cứ. Song hành với đó, xu hướng mức tăng tài sản có ở các ngân hàng nhóm 3, nhóm 4 tiếp tục giảm mạnh so với năm trước và so với kế hoạch, thậm chí kéo dài từ đầu năm đến nay.
Tài sản đảm bảo có thay được niềm tin?
Trước thực tế này, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là đã vay mượn thì phải có thế chấp, bất kể ở thị trường nào, “ta” hay “tây” đều thế cả.
Nhưng, ý kiến của một cán bộ thường xuyên giao dịch trên thị trường liên ngân hàng lại cho rằng: “Phải xem xét lại vì sao có chuyện chây ỳ để giải quyết tận gốc vấn đề đó, chứ không chỉ là quan niệm đơn giản: đã vay mượn thì phải có tài sản đảm bảo”.
Theo ông này, sự thích nghi khi dùng thế chấp trên thị trường liên ngân hàng không hoàn toàn tốt và tương tự như con người sống trong bầu không khí ô nhiễm và độc hại thì buộc phải thích nghi.
Còn phó chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng cổ phần dư vốn đang “đốt đuốc tìm doanh nghiệp tốt” lại nói thẳng: “Tôi sẽ xé rào, sẽ cho các ngân hàng thương mại nhóm 3, nhóm 4 vay mà không nhất thiết phải đòi tài sản đảm bảo!”.
Ông này phân tích: tất cả những khó khăn của các ngân hàng này chỉ là tạm thời và nếu ai biết phá rào để vẫn làm bạn với họ thì đó là một cơ hội. Ông cho biết thêm, nếu như các “nhà giàu” đang cho nhau vay 10% - 11%/năm và cho vay nhóm khó khăn tới 22%/năm thì ngân hàng của ông sẽ không lấy giá cao như thế. Chỉ cần cho họ vay 17% - 18%/năm để cùng Ngân hàng Nhà nước giúp họ lần hồi qua khó khăn thì ngân hàng ông không những giải phóng được lượng vốn dư thừa mà vẫn thêm bạn.
Ngược lại, nếu cứ đóng cửa với nhau trên thị trường liên ngân hàng thì tình trạng không khác gì doanh nghiệp bị ngân hàng chặn cửa tín dụng, bởi một triết lý ở đời nhưng không xa lạ trong kinh doanh: “Sông có khúc, người có lúc”.
Còn lãnh đạo một ngân hàng thương mại trong diện khó khăn phân trần: “Đừng nghĩ có tài sản đảm bảo là yên tâm hoàn toàn. Giả định có nhận tài sản đảm bảo là bất động sản thì lúc thị trường đang khó khăn như hiện nay, chắc gì đã bán được?”.
Ông cho rằng, khi thị trường mất niềm tin với nhau thì Ngân hàng Nhà nước phải tạo ra môi trường mà trong đó, các tổ chức tín dụng phải tin nhau, hỗ trợ nhau để vượt qua khó khăn thay vì vay một đồng cũng phải tài sản đảm bảo. Chỉ khi cả hệ thống khôi phục được lòng tin và xây dựng được tinh thần “tương thân tương ái” thì thanh khoản sẽ được giải quyết và Ngân hàng Nhà nước cũng nhẹ gánh hơn rất nhiều.
Một câu hỏi đặt ra, thị trường liên ngân hàng đang tốt, nhưng là tốt với ai?
Nhóm “uy tín” và nhóm “mất uy tín”
Có lẽ, chưa bao giờ vốn VND trên thị trường liên ngân hàng lại hết sức yên ả như trong tuần từ 19/3 - 23/3/2012. Do cầu vốn thấp, lượng tiền giữa giới nhà giàu với nhau dư giả nên nguồn cung VND dồi dào, đẩy lãi suất xuống rất thấp.
Theo phản ánh của các cán bộ ban vốn một ngân hàng thương mại nhà nước, trong khi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) khoảng 13%/năm thì lãi suất thị trường liên ngân hàng liên tục hạ nhiệt: qua đêm khoảng 8% - 9%/năm; 1 tuần khoảng 9% - 10%/năm; 2 tuần trên 10%/năm.
So với những thời điểm căng thẳng thanh khoản dai dẳng từ 2008 đến nay, phải thấy thị trường liên ngân hàng đang dần đi vào ổn định, và làm đẹp thêm các bản báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, mức lãi suất đó có phản ánh bộ mặt chung của thị trường liên ngân hàng hay không lại liên quan đến một câu chuyện: niềm tin và tài sản đảm bảo trên thị trường liên ngân hàng.
Thứ nhất, từ sau khi thị trường này xảy ra tình trạng chây ỳ trả nợ, khiến lòng tin trên thị trường liên ngân hàng bị mai một, đã buộc các tổ chức tín dụng khi mua bán vốn với nhau đều kèm theo tài sản đảm bảo, điều chưa bao giờ có tiền lệ.
Cũng từ thực tế này, thị trường liên ngân hàng hình thành hai nhóm: nhóm “uy tín” gồm các “nhà giàu”, có tài sản đảm bảo; phần còn lại là nhóm “mất uy tín” với các đơn vị yếu thanh khoản, thiếu tài sản đảm bảo và đương nhiên, họ gần như thành kẻ chầu rìa nhưng vẫn mang danh ở trong cái “chợ” ấy.
Thứ hai, chính vì thực tế trên, nếu nhìn vào mức lãi suất và/hoặc cung cầu vốn trên thị trường, thật khó biết đó có phải là bức tranh chung cho mọi thành viên hay không.
Điều này lý giải vì sao chỉ trong vòng 5 ngày (từ 19 - 23/3), Ngân hàng Nhà nước hút ròng 13.834 tỷ đồng qua nghiệp vụ OMO và phát hành tín phiếu (theo tài liệu từ nhóm nghiên cứu của một ngân hàng thương mại nhà nước mà người viết có được) nhưng lãi suất vẫn rất thấp như nói trên.
Từ thực tế này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhận xét: những ngân hàng ở nhóm tốt, thanh khoản dư giả thì nhu cầu vay ít; còn ngân hàng có nhu cầu vay vốn, nếu không có tài sản đảm bảo thì không vào được “chợ”.
Tất nhiên, đối với những ngân hàng thuộc nhóm “mất uy tín”, muốn tồn tại, họ phải tìm đủ mọi cách để tăng tài sản nợ và giảm tài sản có. Tăng tài sản nợ ở thị trường 2 không được thì ở thị trường 1.
Phải chăng, sự xì xào về lách trần lãi suất tiền gửi trong những ngày qua không phải không có căn cứ. Song hành với đó, xu hướng mức tăng tài sản có ở các ngân hàng nhóm 3, nhóm 4 tiếp tục giảm mạnh so với năm trước và so với kế hoạch, thậm chí kéo dài từ đầu năm đến nay.
Tài sản đảm bảo có thay được niềm tin?
Trước thực tế này, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là đã vay mượn thì phải có thế chấp, bất kể ở thị trường nào, “ta” hay “tây” đều thế cả.
Nhưng, ý kiến của một cán bộ thường xuyên giao dịch trên thị trường liên ngân hàng lại cho rằng: “Phải xem xét lại vì sao có chuyện chây ỳ để giải quyết tận gốc vấn đề đó, chứ không chỉ là quan niệm đơn giản: đã vay mượn thì phải có tài sản đảm bảo”.
Theo ông này, sự thích nghi khi dùng thế chấp trên thị trường liên ngân hàng không hoàn toàn tốt và tương tự như con người sống trong bầu không khí ô nhiễm và độc hại thì buộc phải thích nghi.
Còn phó chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng cổ phần dư vốn đang “đốt đuốc tìm doanh nghiệp tốt” lại nói thẳng: “Tôi sẽ xé rào, sẽ cho các ngân hàng thương mại nhóm 3, nhóm 4 vay mà không nhất thiết phải đòi tài sản đảm bảo!”.
Ông này phân tích: tất cả những khó khăn của các ngân hàng này chỉ là tạm thời và nếu ai biết phá rào để vẫn làm bạn với họ thì đó là một cơ hội. Ông cho biết thêm, nếu như các “nhà giàu” đang cho nhau vay 10% - 11%/năm và cho vay nhóm khó khăn tới 22%/năm thì ngân hàng của ông sẽ không lấy giá cao như thế. Chỉ cần cho họ vay 17% - 18%/năm để cùng Ngân hàng Nhà nước giúp họ lần hồi qua khó khăn thì ngân hàng ông không những giải phóng được lượng vốn dư thừa mà vẫn thêm bạn.
Ngược lại, nếu cứ đóng cửa với nhau trên thị trường liên ngân hàng thì tình trạng không khác gì doanh nghiệp bị ngân hàng chặn cửa tín dụng, bởi một triết lý ở đời nhưng không xa lạ trong kinh doanh: “Sông có khúc, người có lúc”.
Còn lãnh đạo một ngân hàng thương mại trong diện khó khăn phân trần: “Đừng nghĩ có tài sản đảm bảo là yên tâm hoàn toàn. Giả định có nhận tài sản đảm bảo là bất động sản thì lúc thị trường đang khó khăn như hiện nay, chắc gì đã bán được?”.
Ông cho rằng, khi thị trường mất niềm tin với nhau thì Ngân hàng Nhà nước phải tạo ra môi trường mà trong đó, các tổ chức tín dụng phải tin nhau, hỗ trợ nhau để vượt qua khó khăn thay vì vay một đồng cũng phải tài sản đảm bảo. Chỉ khi cả hệ thống khôi phục được lòng tin và xây dựng được tinh thần “tương thân tương ái” thì thanh khoản sẽ được giải quyết và Ngân hàng Nhà nước cũng nhẹ gánh hơn rất nhiều.