Thị trường Mỹ lên điểm vì giá dầu giảm
Ngày 10/9, chứng khoán Mỹ đã khởi sắc nhờ giá dầu tiếp tục hạ gần về ngưỡng 100 USD/thùng
Ngày 10/9, chứng khoán Mỹ đã khởi sắc nhờ giá dầu tiếp tục hạ gần về ngưỡng 100 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Thị trường lên điểm vì giá dầu giảm
Trong tuyên bố chính thức cuộc họp của OPEC tại Vienna, Áo công bố sáng ngày 10/4 theo giờ địa phương, khối này sẽ áp dụng mức sản lượng 28,8 triệu thùng/ngày. Việc tuân thủ đúng mức hạn ngạch này đồng nghĩa với việc sản lượng thực tế của OPEC sẽ giảm 520.000 thùng/ngày.
Bất chấp quyết định đó, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 10/9 có lúc đã giảm xuống 101,36 USD/thùng trước khi đóng cửa ngày giao dịch ở mức 102,58 USD/thùng, giảm 68 cent/thùng so với phiên trước đó.
Hôm thứ Tư, Ngân hàng Lehman Brothers thông báo lỗ 3,93 tỷ USD trong quý 3/2008, mức lỗ lớn nhất trong 1 quý kể từ 158 năm lịch sử thành lập và hoạt động của ngân hàng này. Đồng thời hãng cũng phải bơm thêm 5,6 tỷ USD cho các khoản lỗ liên quan đến hoạt động cho vay thế chấp.
Bên cạnh đó, Lehman Brothers cũng thông báo kế hoạch bán 55% cổ phần của một công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư tư nhân trực thuộc ngân hàng này. Và Lehman Brothers cũng cho biết họ đang trong tiến trình đàm phán để bán danh mục tài sản cho vay thế chấp bất động sản ở Anh với tổng giá trị 4 tỷ USD cho BlackRock, dự kiến thương vụ này sẽ kết thúc trong vài tuần tới.
Phiên giao dịch này, cổ phiếu Lehman Brothers (LEH) giảm 0,54 cent, tương đương mức giảm 6,93%, chốt ở mức 7,25 USD/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường đạt 5,03 tỷ USD, giảm hơn 88% so với đầu năm 2008.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại do giá dầu tiếp tục hạ gần ngưỡng 100 USD/thùng. Tuy nhiên, đà tăng bị kháng cự khi những lo lắng về khối tài chính khiến giới đầu tư tiếp tục tăng lệnh bán đối với nhiều cổ phiếu khối này. Do đó, thị trường dù lên điểm nhưng biên độ tăng của các chỉ số đều dưới 1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 38,19 điểm, tương đương 0,34%, đóng cửa ở mức 11.268,92.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiến thêm 18,89 điểm, tương ứng 0,85%, chốt ở mức 2.228,7.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 7,53 điểm, tương đương 0,61%, đóng cửa ở mức 1.232,04.
Chứng khoán châu Âu: Giảm điểm vì khối ngân hàng và khai mỏ
Hôm thứ Tư, Ủy ban châu Âu cho biết, nền kinh tế của 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2008 do lạm phát leo thang, khối tài chính gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa tăng cao, giá nhà sụt giảm…
Theo nhận định của giới phân tích, rất có thể, các nền kinh tế Đức, Anh và Tây Ban Nha sẽ rơi vào suy thoái trong thời gian tới khi mà các nước này trước đó đã công bố GDP tăng trưởng âm.
Chứng khoán châu Âu đã đồng loạt mất điểm hôm thứ Tư do cổ phiếu khối khai mỏ, ngân hàng giảm điểm mạnh. Trong đó, cổ phiếu Ngân hàng Credit Agricole mất 4,8%, Ngân hàng Hoàng Gia Scotland giảm 3,6%, Ngân hàng Barclays sụt giảm 5,3%, UBS trượt 4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 49,4 điểm, tương đương -0,91%, đóng cửa ở mức 5.366,2, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,69 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 0,37%. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 0,23%, khối lượng giao dịch đạt 204 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Nhiều thị trường lên điểm
Chứng khoán châu Á đã có chuyển biến tích cực hơn khi sự phân hóa tăng điểm và giảm điểm đã cân bằng giữa các thị trường thay vì đồng loạt giảm điểm như phiên trước đó.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư đã tiếp tục đi xuống do cổ phiếu của các nhà xuất khẩu mất điểm vì đồng Yên lên giá so với USD.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 54,02 điểm, tương đương -0,44%, chốt ở mức 12.346,63.
Điểm qua các thị trường chứng khoán khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên này tiếp tục giảm 2,4%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,52%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,9%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,72%.
Liên quan đến Trung Quốc, Cơ quan thống kê nước này thông báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Tám chỉ tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,3% của tháng Bảy. Như vậy CPI trong tháng Tám ở nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.
Trong khi đó, Cục Hải quan Trung Quốc cho biết, xuất khẩu của nước này đã tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 26,9% của tháng Bảy; nhập khẩu trong tháng Tám tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại trong tháng Tám đạt 28,7 tỷ USD.
Chứng khoán Trung Quốc phiên này tiếp tục lên điểm nhờ CPI tháng Tám giảm tốc. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite lên 0,23%, chốt ở mức 2.150,76.
Chứng khoán Mỹ: Thị trường lên điểm vì giá dầu giảm
Trong tuyên bố chính thức cuộc họp của OPEC tại Vienna, Áo công bố sáng ngày 10/4 theo giờ địa phương, khối này sẽ áp dụng mức sản lượng 28,8 triệu thùng/ngày. Việc tuân thủ đúng mức hạn ngạch này đồng nghĩa với việc sản lượng thực tế của OPEC sẽ giảm 520.000 thùng/ngày.
Bất chấp quyết định đó, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 10/9 có lúc đã giảm xuống 101,36 USD/thùng trước khi đóng cửa ngày giao dịch ở mức 102,58 USD/thùng, giảm 68 cent/thùng so với phiên trước đó.
Hôm thứ Tư, Ngân hàng Lehman Brothers thông báo lỗ 3,93 tỷ USD trong quý 3/2008, mức lỗ lớn nhất trong 1 quý kể từ 158 năm lịch sử thành lập và hoạt động của ngân hàng này. Đồng thời hãng cũng phải bơm thêm 5,6 tỷ USD cho các khoản lỗ liên quan đến hoạt động cho vay thế chấp.
Bên cạnh đó, Lehman Brothers cũng thông báo kế hoạch bán 55% cổ phần của một công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư tư nhân trực thuộc ngân hàng này. Và Lehman Brothers cũng cho biết họ đang trong tiến trình đàm phán để bán danh mục tài sản cho vay thế chấp bất động sản ở Anh với tổng giá trị 4 tỷ USD cho BlackRock, dự kiến thương vụ này sẽ kết thúc trong vài tuần tới.
Phiên giao dịch này, cổ phiếu Lehman Brothers (LEH) giảm 0,54 cent, tương đương mức giảm 6,93%, chốt ở mức 7,25 USD/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường đạt 5,03 tỷ USD, giảm hơn 88% so với đầu năm 2008.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại do giá dầu tiếp tục hạ gần ngưỡng 100 USD/thùng. Tuy nhiên, đà tăng bị kháng cự khi những lo lắng về khối tài chính khiến giới đầu tư tiếp tục tăng lệnh bán đối với nhiều cổ phiếu khối này. Do đó, thị trường dù lên điểm nhưng biên độ tăng của các chỉ số đều dưới 1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 38,19 điểm, tương đương 0,34%, đóng cửa ở mức 11.268,92.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiến thêm 18,89 điểm, tương ứng 0,85%, chốt ở mức 2.228,7.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 7,53 điểm, tương đương 0,61%, đóng cửa ở mức 1.232,04.
Chứng khoán châu Âu: Giảm điểm vì khối ngân hàng và khai mỏ
Hôm thứ Tư, Ủy ban châu Âu cho biết, nền kinh tế của 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2008 do lạm phát leo thang, khối tài chính gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa tăng cao, giá nhà sụt giảm…
Theo nhận định của giới phân tích, rất có thể, các nền kinh tế Đức, Anh và Tây Ban Nha sẽ rơi vào suy thoái trong thời gian tới khi mà các nước này trước đó đã công bố GDP tăng trưởng âm.
Chứng khoán châu Âu đã đồng loạt mất điểm hôm thứ Tư do cổ phiếu khối khai mỏ, ngân hàng giảm điểm mạnh. Trong đó, cổ phiếu Ngân hàng Credit Agricole mất 4,8%, Ngân hàng Hoàng Gia Scotland giảm 3,6%, Ngân hàng Barclays sụt giảm 5,3%, UBS trượt 4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 49,4 điểm, tương đương -0,91%, đóng cửa ở mức 5.366,2, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,69 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 0,37%. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 0,23%, khối lượng giao dịch đạt 204 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Nhiều thị trường lên điểm
Chứng khoán châu Á đã có chuyển biến tích cực hơn khi sự phân hóa tăng điểm và giảm điểm đã cân bằng giữa các thị trường thay vì đồng loạt giảm điểm như phiên trước đó.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư đã tiếp tục đi xuống do cổ phiếu của các nhà xuất khẩu mất điểm vì đồng Yên lên giá so với USD.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 54,02 điểm, tương đương -0,44%, chốt ở mức 12.346,63.
Điểm qua các thị trường chứng khoán khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên này tiếp tục giảm 2,4%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,52%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,9%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,72%.
Liên quan đến Trung Quốc, Cơ quan thống kê nước này thông báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Tám chỉ tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,3% của tháng Bảy. Như vậy CPI trong tháng Tám ở nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.
Trong khi đó, Cục Hải quan Trung Quốc cho biết, xuất khẩu của nước này đã tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 26,9% của tháng Bảy; nhập khẩu trong tháng Tám tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại trong tháng Tám đạt 28,7 tỷ USD.
Chứng khoán Trung Quốc phiên này tiếp tục lên điểm nhờ CPI tháng Tám giảm tốc. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite lên 0,23%, chốt ở mức 2.150,76.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.230,73 | 11.268,92 | 38,19 | 0,34 |
Nasdaq | 2.209,81 | 2.228,70 | 18,89 | 0,85 | |
S&P 500 | 1.224,51 | 1.232,04 | 7,53 | 0,61 | |
Anh | FTSE 100 | 5,415,60 | 5.366,20 | 49,40 | 0,91 |
Đức | DAX | 6,233,41 | 6.210,32 | 23,09 | 0,37 |
Pháp | CAC 40 | 4,293,34 | 4.283,66 | 9,68 | 0,23 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.424,77 | 6.458,01 | 33,24 | 0,52 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.400,65 | 12.346,63 | 54,02 | 0,44 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.91,11 | 19.999,78 | 491,33 | 2,40 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.454,50 | 1.464,98 | 10,48 | 0,72 |
Singapore | Straits Times | 2.672,39 | 2.622,41 | 50,80 | 1,90 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.145,78 | 2.150,76 | 4,98 | 0,23 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |