“Thị trường Nhật không quá khó tính!”
Làm thế nào để nâng cao thị phần xuất khẩu vào Nhật Bản vẫn đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Làm thế nào để nâng cao thị phần xuất khẩu vào Nhật Bản vẫn đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy vừa có cuộc phỏng vấn ông Takano Koichi, Phó trưởng đại diện Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam.
Kim ngạch thương mại Việt - Nhật trong thời gian qua có gì đáng chú ý, thưa ông?
Lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Nhật đạt 9,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 5,2 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2005. Còn tính đến tháng 9/2007, kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2007 đã đạt 8,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là 4,14 tỷ USD và nhập về 4,18 tỷ USD.
Thế nhưng so với một số nước khác trong khu vực thì thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản vẫn còn quá khiêm tốn, mới chỉ xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, trong khi các nước khác như: Malaysia là 2,7%, Thái Lan 2,9%, Indonesia 4,2%, Trung Quốc 20,5%...
Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn còn quá “khiêm tốn” như vậy?
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường nghĩ rằng thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính. Thực ra điều này là không hoàn toàn đúng.
Thị trường Nhật Bản cũng giống như nhiều thị trường khác là đều coi trọng chất lượng hàng hóa và chữ tín trong kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhật có thói quen là tìm hiểu rất kỹ về đối tác trước khi có quyết định làm ăn lâu dài.
Bên cạnh đó, do có nhiều vụ vi phạm về các quy định chất lượng hàng hóa từ các nước vào thị trường Nhật, đặc biệt là hàng thủy sản và thực phẩm nên các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng Nhật phải đưa ra những quy định khắt khe đối với các lô hàng nhập vào Nhật.
Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi thì nguyên nhân chính khiến quan hệ thương mại 2 nước chưa được như mong muốn là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật quyết tâm, nỗ lực trong việc hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản phản ánh với chúng tôi rằng, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính chủ động trong kinh doanh với doanh nghiệp Nhật Bản.
Do đó, họ cho rằng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có những chiến lược kinh doanh cụ thể, chủ động hơn nữa thì phía Nhật Bản sẵn sàng ủng hộ, hợp tác.
Vì vậy, tôi hoàn toàn có thể khẳng định rằng, thị trường Nhật Bản không phải là một thị trường quá khó tính như mọi người vẫn nghĩ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp có thực sự muốn làm ăn và có coi trọng chữ tín hay không mà thôi.
Vậy, với tư cách là một cơ quan xúc tiến thương mại giữa hai nước, JETRO sẽ có những giải pháp gì để nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước, thưa ông ?
Việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đang giữ vị trí khiêm tốn cũng khiến chúng tôi phải suy nghĩ nhiều. Đáng chú ý là hiên nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết nhiều về tập quán kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản, thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản cũng như thông tin về các nhà nhập khẩu, nhà phân phối tiêu thụ tại Nhật Bản.
Vì vậy, trong thời gian qua, JETRO đã phối hợp Trung tâm Thông tin kinh doanh và Thương mại (TBIC) thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức một số buổi giao lưu, hội thảo xung quanh chủ đề về kinh nghiệm xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẵn sàng tư vấn, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động thương mại của hai nước.
Đặc biệt, vào trung tuần tháng 11 tới, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc triễn lãm Công nghiệp phụ trợ Việt Nam – Nhật Bản tại Hà Nội nhằm giúp các doanh nghiệp 2 nước nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như có cơ hội gặp gỡ các đối tác tiềm năng.
Vậy, trong thời gian tới, ngoài những mặt hàng truyền thống, theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam nên mở rộng những mặt hàng nào để xuất khẩu sang Nhật ?
Thị trường Nhật Bản là một thị trường rất rộng lớn với 128 triệu dân và sức mua của thị trường Nhật là rất lớn, thể hiện qua kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng, năm 2005 đạt 454 tỷ USD, 2006 đạt 580 tỷ USD.
Từ trước tới nay, Nhật Bản vẫn nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu vẫn là hàng thủy sản, thực phẩm, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ…
Còn trong thời gian tới, theo tôi các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào một số nhóm hàng như thực phẩm chế biến sẵn, rau, hoa quả tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng, gốm sứ, đá quý, cao su, thậm chí là cả công nghiệp đóng tàu…
Tôi cũng xin lưu ý rằng, sức mua của thị trường Nhật Bản là rất lớn, song do mức sống cao nên người Nhật Bản không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết có độ bền lâu năm. Vì vậy, những sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng đảm bảo, kiểu dáng đẹp, tiện dụng sẽ là những sản phẩm đang được người tiêu dùng Nhật chọn lựa.
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy vừa có cuộc phỏng vấn ông Takano Koichi, Phó trưởng đại diện Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam.
Kim ngạch thương mại Việt - Nhật trong thời gian qua có gì đáng chú ý, thưa ông?
Lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Nhật đạt 9,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 5,2 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2005. Còn tính đến tháng 9/2007, kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2007 đã đạt 8,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là 4,14 tỷ USD và nhập về 4,18 tỷ USD.
Thế nhưng so với một số nước khác trong khu vực thì thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản vẫn còn quá khiêm tốn, mới chỉ xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, trong khi các nước khác như: Malaysia là 2,7%, Thái Lan 2,9%, Indonesia 4,2%, Trung Quốc 20,5%...
Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn còn quá “khiêm tốn” như vậy?
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường nghĩ rằng thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính. Thực ra điều này là không hoàn toàn đúng.
Thị trường Nhật Bản cũng giống như nhiều thị trường khác là đều coi trọng chất lượng hàng hóa và chữ tín trong kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhật có thói quen là tìm hiểu rất kỹ về đối tác trước khi có quyết định làm ăn lâu dài.
Bên cạnh đó, do có nhiều vụ vi phạm về các quy định chất lượng hàng hóa từ các nước vào thị trường Nhật, đặc biệt là hàng thủy sản và thực phẩm nên các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng Nhật phải đưa ra những quy định khắt khe đối với các lô hàng nhập vào Nhật.
Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi thì nguyên nhân chính khiến quan hệ thương mại 2 nước chưa được như mong muốn là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật quyết tâm, nỗ lực trong việc hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản phản ánh với chúng tôi rằng, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính chủ động trong kinh doanh với doanh nghiệp Nhật Bản.
Do đó, họ cho rằng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có những chiến lược kinh doanh cụ thể, chủ động hơn nữa thì phía Nhật Bản sẵn sàng ủng hộ, hợp tác.
Vì vậy, tôi hoàn toàn có thể khẳng định rằng, thị trường Nhật Bản không phải là một thị trường quá khó tính như mọi người vẫn nghĩ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp có thực sự muốn làm ăn và có coi trọng chữ tín hay không mà thôi.
Vậy, với tư cách là một cơ quan xúc tiến thương mại giữa hai nước, JETRO sẽ có những giải pháp gì để nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước, thưa ông ?
Việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đang giữ vị trí khiêm tốn cũng khiến chúng tôi phải suy nghĩ nhiều. Đáng chú ý là hiên nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết nhiều về tập quán kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản, thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản cũng như thông tin về các nhà nhập khẩu, nhà phân phối tiêu thụ tại Nhật Bản.
Vì vậy, trong thời gian qua, JETRO đã phối hợp Trung tâm Thông tin kinh doanh và Thương mại (TBIC) thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức một số buổi giao lưu, hội thảo xung quanh chủ đề về kinh nghiệm xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẵn sàng tư vấn, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động thương mại của hai nước.
Đặc biệt, vào trung tuần tháng 11 tới, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc triễn lãm Công nghiệp phụ trợ Việt Nam – Nhật Bản tại Hà Nội nhằm giúp các doanh nghiệp 2 nước nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như có cơ hội gặp gỡ các đối tác tiềm năng.
Vậy, trong thời gian tới, ngoài những mặt hàng truyền thống, theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam nên mở rộng những mặt hàng nào để xuất khẩu sang Nhật ?
Thị trường Nhật Bản là một thị trường rất rộng lớn với 128 triệu dân và sức mua của thị trường Nhật là rất lớn, thể hiện qua kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng, năm 2005 đạt 454 tỷ USD, 2006 đạt 580 tỷ USD.
Từ trước tới nay, Nhật Bản vẫn nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu vẫn là hàng thủy sản, thực phẩm, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ…
Còn trong thời gian tới, theo tôi các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào một số nhóm hàng như thực phẩm chế biến sẵn, rau, hoa quả tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng, gốm sứ, đá quý, cao su, thậm chí là cả công nghiệp đóng tàu…
Tôi cũng xin lưu ý rằng, sức mua của thị trường Nhật Bản là rất lớn, song do mức sống cao nên người Nhật Bản không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết có độ bền lâu năm. Vì vậy, những sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng đảm bảo, kiểu dáng đẹp, tiện dụng sẽ là những sản phẩm đang được người tiêu dùng Nhật chọn lựa.