Thị trường OTC: Ế ẩm và "loạn" giá
Giao dịch trên thị trường OTC đang rất thưa thớt. Giá cả loạn xạ. Các nhà đầu tư đang phải đối đầu với rủi ro về thanh khoản
Giao dịch trên thị trường OTC đang rất thưa thớt, giá cả loạn xạ. Các nhà đầu tư phải đối đầu với rủi ro về thanh khoản. Mọi người đang trông chờ vào hệ thống quản lý của Ủy ban Chứng khoán.
Giá tham khảo cổ phiếu thị trường OTC đăng trên các các trang web thường có sự chênh lệch, đôi khi chênh lệch khá cao. Vào thời điểm này, có trang đưa giá cổ phiếu EIB (Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam) là 7,05 so mệnh giá, có trang web đăng là 6,9.
Tuy nhiên, trên một trang web chuyên về thị trường OTC, có người chào bán với giá 6,7, qua vài ngày vẫn chưa có ai mua.
Giá cổ phiếu Ngân hàng Phương Nam (PNB) đăng trên Vietstock là 3,75, nhưng trên trang web khác có người chào bán 3,6 vẫn không thành công...
Ông Lê Hiệp, một nhà đầu tư tại HSC có tham gia mua bán cả trên thị trường OTC, cho biết: "Bản thân tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cần mua hoặc bán cổ phiếu trên OTC. Khi thị trường còn đang sôi động, các nhà đầu tư thường quyết định một cách "mạnh tay". Nhưng ở thời điểm này, khi thị trường tụt dốc, giữa người mua và người bán khó thống nhất với nhau về giá".
Theo ông Hiệp, đôi khi một cuộc mua bán phải kéo dài qua vài ngày thương lượng. Trong khi đó, trên sàn chính thức, lệnh chỉ thực hiện trong vài mươi giây hoặc tối đa trong một phiên giao dịch, bởi có sẵn giá tham chiếu và biên độ làm cơ sở để quyết định.
Ông Hiệp đưa ra một thí dụ về việc các nhà đầu tư lúng túng khi định giá: rất nhiều doanh nghiệp đang phát hành thêm cổ phiếu. Giá cổ phiếu trên thị trường tập trung, một khi doanh nghiệp phát hành thêm, sẽ được điều chỉnh ngay theo công thức sẵn có.
Còn trên thị trường OTC không có ai đứng ra làm công việc này. Có những trang web vẫn đưa giá tham khảo y như cũ sau khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu và nhà đầu tư không biết chọn lựa mức giá phù hợp.
"Do không có người "cầm trịch", vào những thời điểm thị trường ảm đạm như hiện nay, các giao dịch trên OTC ngày càng khó khăn hơn", ông Nguyễn Dũng - một nhà đầu tư có tài khoản tại ACBS, cho biết.
"Có một vài tổ chức đầu tư chuyên "làm giá" trên các trang web. Họ có thể chào bán, chào mua nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại cổ phiếu để thăm dò phản ứng của các nhà đầu tư. Điều này góp phần làm cho giá cả thêm rối mù!".
Một cách phổ biến để nhà đầu tư giao dịch là thông qua "cò". Nơi "cò" chứng khoán tập trung đông nhất là sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Thông thường, nhà đầu tư có thể giao cho "cò" một mức giá nhất định, "cò" sẽ tìm người mua giá cao hơn hoặc người bán giá thấp hơn để hưởng chênh lệch, hoặc giữa nhà đầu tư và "cò" thương lượng một mức hoa hồng.
Mức giá chào mua, chào bán của nhà đầu tư bị biến đổi rất nhiều sau khi qua tay "cò". Các hoạt động làm giá của "cò" hiện đang làm cho giá trên OTC loạn xạ hơn, giao dịch ngày một "bế tắc" hơn.
Rốt cuộc, các giao dịch trên OTC ngày càng lâm vào cái vòng luẩn quẩn: nhà đầu tư e ngại rủi ro về giá, rủi ro thanh khoản khiến cho giao dịch ngày một thưa hơn. Giao dịch càng thưa thì những rủi ro này càng cao hơn.
Chính vì vậy, việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chuẩn bị thiết lập một hệ thống giao dịch và quản lý giao dịch không chỉ đáp ứng mong đợi của các nhà đầu tư mà của cả các công ty thành viên, công ty cổ phần.
Ông Trần Thành Nam, chuyên viên phòng môi giới Công ty Chứng khoán MHBS, cho biết: "Một khi hệ thống này hoạt động, chắc chắn các giao dịch trên thị trường OTC sẽ sôi động hơn và trật tự hơn".
Giá tham khảo cổ phiếu thị trường OTC đăng trên các các trang web thường có sự chênh lệch, đôi khi chênh lệch khá cao. Vào thời điểm này, có trang đưa giá cổ phiếu EIB (Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam) là 7,05 so mệnh giá, có trang web đăng là 6,9.
Tuy nhiên, trên một trang web chuyên về thị trường OTC, có người chào bán với giá 6,7, qua vài ngày vẫn chưa có ai mua.
Giá cổ phiếu Ngân hàng Phương Nam (PNB) đăng trên Vietstock là 3,75, nhưng trên trang web khác có người chào bán 3,6 vẫn không thành công...
Ông Lê Hiệp, một nhà đầu tư tại HSC có tham gia mua bán cả trên thị trường OTC, cho biết: "Bản thân tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cần mua hoặc bán cổ phiếu trên OTC. Khi thị trường còn đang sôi động, các nhà đầu tư thường quyết định một cách "mạnh tay". Nhưng ở thời điểm này, khi thị trường tụt dốc, giữa người mua và người bán khó thống nhất với nhau về giá".
Theo ông Hiệp, đôi khi một cuộc mua bán phải kéo dài qua vài ngày thương lượng. Trong khi đó, trên sàn chính thức, lệnh chỉ thực hiện trong vài mươi giây hoặc tối đa trong một phiên giao dịch, bởi có sẵn giá tham chiếu và biên độ làm cơ sở để quyết định.
Ông Hiệp đưa ra một thí dụ về việc các nhà đầu tư lúng túng khi định giá: rất nhiều doanh nghiệp đang phát hành thêm cổ phiếu. Giá cổ phiếu trên thị trường tập trung, một khi doanh nghiệp phát hành thêm, sẽ được điều chỉnh ngay theo công thức sẵn có.
Còn trên thị trường OTC không có ai đứng ra làm công việc này. Có những trang web vẫn đưa giá tham khảo y như cũ sau khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu và nhà đầu tư không biết chọn lựa mức giá phù hợp.
"Do không có người "cầm trịch", vào những thời điểm thị trường ảm đạm như hiện nay, các giao dịch trên OTC ngày càng khó khăn hơn", ông Nguyễn Dũng - một nhà đầu tư có tài khoản tại ACBS, cho biết.
"Có một vài tổ chức đầu tư chuyên "làm giá" trên các trang web. Họ có thể chào bán, chào mua nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại cổ phiếu để thăm dò phản ứng của các nhà đầu tư. Điều này góp phần làm cho giá cả thêm rối mù!".
Một cách phổ biến để nhà đầu tư giao dịch là thông qua "cò". Nơi "cò" chứng khoán tập trung đông nhất là sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Thông thường, nhà đầu tư có thể giao cho "cò" một mức giá nhất định, "cò" sẽ tìm người mua giá cao hơn hoặc người bán giá thấp hơn để hưởng chênh lệch, hoặc giữa nhà đầu tư và "cò" thương lượng một mức hoa hồng.
Mức giá chào mua, chào bán của nhà đầu tư bị biến đổi rất nhiều sau khi qua tay "cò". Các hoạt động làm giá của "cò" hiện đang làm cho giá trên OTC loạn xạ hơn, giao dịch ngày một "bế tắc" hơn.
Rốt cuộc, các giao dịch trên OTC ngày càng lâm vào cái vòng luẩn quẩn: nhà đầu tư e ngại rủi ro về giá, rủi ro thanh khoản khiến cho giao dịch ngày một thưa hơn. Giao dịch càng thưa thì những rủi ro này càng cao hơn.
Chính vì vậy, việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chuẩn bị thiết lập một hệ thống giao dịch và quản lý giao dịch không chỉ đáp ứng mong đợi của các nhà đầu tư mà của cả các công ty thành viên, công ty cổ phần.
Ông Trần Thành Nam, chuyên viên phòng môi giới Công ty Chứng khoán MHBS, cho biết: "Một khi hệ thống này hoạt động, chắc chắn các giao dịch trên thị trường OTC sẽ sôi động hơn và trật tự hơn".