Thị trường sụt giảm: Nhìn lại hướng IPO doanh nghiệp lớn
Kế hoạch IPO doanh nghiệp lớn đang được cân nhắc ở khả năng thành công, giá bán và cả sự ảnh hưởng đến thị trường chung
Kế hoạch IPO doanh nghiệp lớn đang được cân nhắc ở khả năng thành công, giá bán và cả sự ảnh hưởng đến thị trường chung.
Trong bối cảnh sụt giảm hiện nay, định hướng IPO (phát hành cổ phần lần đầu) của những doanh nghiệp lớn cần được xét lại, cả ở khả năng thành công, phương án IPO, giá bán và khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài…
Bên hành lang Quốc hội, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, trao đổi với báo giới xoay quanh những nội dung trên.
Về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán hiện nay, ông Kiêm nói:
“Thực chất hoạt động của thị trường chứng khoán không phải là thị trường trực tiếp. Khi nền kinh tế phát triển, luồng tiền vào nhiều, nhà đầu tư có lòng tin thì thị trường đi lên và ngược lại.
Biện pháp hiện nay là lạm phát phải chững lại và khả năng luân chuyển vốn bình thường. Trong tình hình hiện nay, có những điểm phải chú ý là vốn có thể chảy vào chỗ nào thì mình phải tạo điều kiện cho vào, kể cả vốn nước ngoài và trong nước; tiếp đến là mở rộng nội dung hoạt động của nó, kể cả các tổ chức trung gian, công ty niêm yết. Và cuối cùng là biện pháp hỗ trợ.
Tất nhiên, hỗ trợ trực tiếp là không thể có được vì ngân sách không thể làm được và không khả thi. Quan trọng nhất là 5 biện pháp mà Chính phủ đưa ra trong báo cáo đầu kỳ Quốc hội, phải làm rất đồng thời.
Với chính sách ưu tiên chống lạm phát thì sẽ rất ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là phải “hy sinh” thị trường chứng khoán như một số ý kiến đưa ra là không nên.
Còn với tình hình hiện nay thì thị trường chứng khoán sẽ chắc chắn không thể lên nhanh được đâu, chỉ khi nền kinh tế ổn định lại, lạm phát chững lại thì có thể mới tăng trở lại”.
Thị trường sụt giảm như vây, theo ông, kế hoạch IPO những doanh nghiệp lớn trong năm nay liệu có nên hoãn lại không?
Theo tôi, nếu như nói hoàn toàn không thì không nên, và nói làm mạnh mẽ cũng không nên. Tôi cho rằng doanh nghiệp nào mà IPO được thì vẫn cần thực hiện theo lộ trình. Còn nếu chúng ta cho ra nhiều thì cổ phiếu sẽ bị loãng, nhất là hiện các doanh nghiệp lại đang đua nhau tăng vốn, nếu IPO nhiều cũng khó khăn, bởi cầu đang yếu mà cung nhiều thì mất cân đối, không ổn.
Vấn đề là phải điều hành một cách linh hoạt, hài hòa chuyện này, IPO doanh nghiệp nào, vào thời điểm nào cần phải tính toán cẩn thận.
Vừa qua một số doanh nghiệp lớn đã lên kế hoạch IPO, nếu chúng ta làm chậm có ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư?
Đó là điều chúng ta phải cân nhắc và cái gì có lợi hơn thì vẫn phải làm, không thể dừng lại được. Vì có thể những doanh nghiệp này ra thì sẽ kích thích thị trường phát triển.
Sau kết quả IPO một số doanh nghiệp gần đây, có ý kiến cho rằng phải thay đổi một số quy định về cổ phần hóa. Ví dụ như quy định về giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, thời điểm này là lúc thích hợp để thay đổi phương thức bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, bởi trên thực tế, việc áp giá cho nhà đầu tư chiến lược trên cơ sở giá đấu bình quân vừa qua đã không được nhiều nhà đầu tư có tổ chức chấp nhận. Bởi những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thường có chính sách đầu tư, nắm giữ cổ phần dài hạn.
Bên cạnh đó, họ lại có công nghệ, thị trường…, khi tham gia họ sẽ làm thay đổi hẳn doanh nghiệp. Do đó, cần phải thay đổi giá bán cho đối tượng này vì mục đích cuối cùng của chúng ta là nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa.
Với chính sách ưu tiên chống lạm phát hiện nay, theo ông việc IPO các doanh nghiệp lớn có còn hấp dẫn, nhất là với nhà đầu tư nước ngoài?
Nhà đầu tư nước ngoài phân tích, đầu tư đều rất rõ ràng, bài bản. Họ nhìn xa hơn và họ vẫn sẵn sàng tham gia mua, chứ không phải như nhà đầu tư trong nước, mua bán phần nhiều là đầu cơ. Việc nhà đầu tư nhỏ lẻ có rút ra khỏi thị trường thì không ảnh hưởng nhiều đến thị trường nhưng có thể nó ảnh hưởng đến tâm lý chung. Và đó mới là vấn đề.
Trong bối cảnh sụt giảm hiện nay, định hướng IPO (phát hành cổ phần lần đầu) của những doanh nghiệp lớn cần được xét lại, cả ở khả năng thành công, phương án IPO, giá bán và khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài…
Bên hành lang Quốc hội, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, trao đổi với báo giới xoay quanh những nội dung trên.
Về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán hiện nay, ông Kiêm nói:
“Thực chất hoạt động của thị trường chứng khoán không phải là thị trường trực tiếp. Khi nền kinh tế phát triển, luồng tiền vào nhiều, nhà đầu tư có lòng tin thì thị trường đi lên và ngược lại.
Biện pháp hiện nay là lạm phát phải chững lại và khả năng luân chuyển vốn bình thường. Trong tình hình hiện nay, có những điểm phải chú ý là vốn có thể chảy vào chỗ nào thì mình phải tạo điều kiện cho vào, kể cả vốn nước ngoài và trong nước; tiếp đến là mở rộng nội dung hoạt động của nó, kể cả các tổ chức trung gian, công ty niêm yết. Và cuối cùng là biện pháp hỗ trợ.
Tất nhiên, hỗ trợ trực tiếp là không thể có được vì ngân sách không thể làm được và không khả thi. Quan trọng nhất là 5 biện pháp mà Chính phủ đưa ra trong báo cáo đầu kỳ Quốc hội, phải làm rất đồng thời.
Với chính sách ưu tiên chống lạm phát thì sẽ rất ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là phải “hy sinh” thị trường chứng khoán như một số ý kiến đưa ra là không nên.
Còn với tình hình hiện nay thì thị trường chứng khoán sẽ chắc chắn không thể lên nhanh được đâu, chỉ khi nền kinh tế ổn định lại, lạm phát chững lại thì có thể mới tăng trở lại”.
Thị trường sụt giảm như vây, theo ông, kế hoạch IPO những doanh nghiệp lớn trong năm nay liệu có nên hoãn lại không?
Theo tôi, nếu như nói hoàn toàn không thì không nên, và nói làm mạnh mẽ cũng không nên. Tôi cho rằng doanh nghiệp nào mà IPO được thì vẫn cần thực hiện theo lộ trình. Còn nếu chúng ta cho ra nhiều thì cổ phiếu sẽ bị loãng, nhất là hiện các doanh nghiệp lại đang đua nhau tăng vốn, nếu IPO nhiều cũng khó khăn, bởi cầu đang yếu mà cung nhiều thì mất cân đối, không ổn.
Vấn đề là phải điều hành một cách linh hoạt, hài hòa chuyện này, IPO doanh nghiệp nào, vào thời điểm nào cần phải tính toán cẩn thận.
Vừa qua một số doanh nghiệp lớn đã lên kế hoạch IPO, nếu chúng ta làm chậm có ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư?
Đó là điều chúng ta phải cân nhắc và cái gì có lợi hơn thì vẫn phải làm, không thể dừng lại được. Vì có thể những doanh nghiệp này ra thì sẽ kích thích thị trường phát triển.
Sau kết quả IPO một số doanh nghiệp gần đây, có ý kiến cho rằng phải thay đổi một số quy định về cổ phần hóa. Ví dụ như quy định về giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, thời điểm này là lúc thích hợp để thay đổi phương thức bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, bởi trên thực tế, việc áp giá cho nhà đầu tư chiến lược trên cơ sở giá đấu bình quân vừa qua đã không được nhiều nhà đầu tư có tổ chức chấp nhận. Bởi những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thường có chính sách đầu tư, nắm giữ cổ phần dài hạn.
Bên cạnh đó, họ lại có công nghệ, thị trường…, khi tham gia họ sẽ làm thay đổi hẳn doanh nghiệp. Do đó, cần phải thay đổi giá bán cho đối tượng này vì mục đích cuối cùng của chúng ta là nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa.
Với chính sách ưu tiên chống lạm phát hiện nay, theo ông việc IPO các doanh nghiệp lớn có còn hấp dẫn, nhất là với nhà đầu tư nước ngoài?
Nhà đầu tư nước ngoài phân tích, đầu tư đều rất rõ ràng, bài bản. Họ nhìn xa hơn và họ vẫn sẵn sàng tham gia mua, chứ không phải như nhà đầu tư trong nước, mua bán phần nhiều là đầu cơ. Việc nhà đầu tư nhỏ lẻ có rút ra khỏi thị trường thì không ảnh hưởng nhiều đến thị trường nhưng có thể nó ảnh hưởng đến tâm lý chung. Và đó mới là vấn đề.