Thị trường thông tin di động: “Nội” sắp đón “ngoại”
Thị trường thông tin di động Việt Nam được xem là mảnh đất màu mỡ đối với nhà đầu tư nước ngoài sau khi Việt Nam vào WTO
Thị trường thông tin di động Việt Nam được xem là mảnh đất màu mỡ đối với nhà đầu tư nước ngoài sau khi Việt Nam vào WTO.
Xung quanh chủ đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông.
Ông đánh giá như thế nào về thị trường di động của Việt Nam hiện nay?
Có thể nói rằng thị trường thông tin di động ở Việt Nam hiện nay đang có một mức tăng trưởng phi mã với tốc độ tăng bình quân luôn ở mức 60-70%/năm.
Tính đến cuối tháng 4/2007, tổng số thuê bao điện thoại cố định trên toàn quốc đã lên tới xấp xỉ 33,5 triệu, trong đó số thuê bao điện thoại cố định đạt 9,5 triệu, còn số thuê bao di động trên cả nước đạt xấp xỉ 24 triệu, tức là cứ 100 người dân Việt Nam thì có gần 40 người có điện thoại, trong đó trên 28 người sử dụng điện thoại di động.
Vì vậy, Việt Nam được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài những hãng đã có mặt từ khá lâu như Ericsson, Motorola, Siemens, Nokia…, nhiều gương mặt mới như Telenor (Na Uy), NTT DocoMo (Nhật Bản), Vodafone (Anh), Lucent Technologies (Mỹ)… đã thể hiện sự quan tâm lớn đến thị trường đầy tiềm năng này.
Nhiều hãng phân tích và dự báo thị trường nước ngoài đã đưa ra những con số hết sức lạc quan về tốc độ tăng trưởng của thị trường thông tin di động việt Nam từ nay đến 2010, như BMI (Anh) với dự báo con số 36 triệu thuê bao di động hay Hot Telecom (Canada) với dự báo sẽ có trên 50 triệu thuê bao di động.
Dự kiến đầu năm 2008, việc vệ tinh Vinasat sẽ được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành viễn thông Việt Nam nói chung và các dịch vụ di động nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Đến bao giờ thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường di động ở Việt Nam và cơ hội của họ như thế nào, thưa ông?
Việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam phụ thuộc vào hai điều kiện. Đó là vấn đề cam kết của Việt Nam sau khi chúng ta gia nhập WTO và khả năng sẵn sàng hợp tác của các doanh nghiệp trong nước để đối mặt với cạnh tranh trong thời gian tới.
Còn về cơ hội, các nhà đầu tư nước ngoài đang có cơ hội rất lớn khi đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay nhu cầu về thông tin di động của chúng ta vẫn còn rất cao. Hơn nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì mọi chính sách về thu hút đầu tư sẽ chắc chắn sẽ thông thoáng hơn rất nhiều đối với các nhà đầu tư.
Mặt khác, xu thế cổ phần hóa các công ty thông tin di động là một sự hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Không có lý do gì để từ chối đầu tư vào một thị trường có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới như Việt Nam hiện nay.
Vì vậy theo tôi, thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là đã cận kề.
Việc có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới thị trường thông tin di động của Việt Nam là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên liệu sự đầu tư ồ ạt sẽ đưa tới một sự xáo trộn quá lớn, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh không, thưa ông?
Theo tôi cơ chế thị trường sẽ điều tiết sự tham gia của các doanh nghiệp. Khi một thị trường có sự tham gia của đông đảo của các nhà đầu tư là một tín hiệu vui đối với ngành thông tin di động của Việt Nam. Tuy nhiên, có hai yếu tố mà chúng ta phải tính tới là môi trường đầu tư và thái độ hợp tác của các doanh nghiệp trong nước để làm sao tận dụng tốt nhất sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời là để tạo thuận lợi cho họ đầu tư.
Còn trong cạnh tranh thì sẽ có doanh nghiệp đến và cũng sẽ có doanh nghiệp đi, nhưng về tổng quan thì làm sao để có một thị trường di động phát triển ổn định bền vững mới là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta hướng tới.
Về góc độ quản lý nhà nước, Bộ Bưu chính Viễn thông luôn xác định công tác quản lý luôn phải chạy theo sự phát triển của thị trường. Chính vì vậy, hiện nay Bộ đang tiếp tục củng cố, hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể cạnh phát triển bình đẳng.
Tuy nhiên trong cạnh tranh thì bao giờ cũng nảy sinh những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Chắc chắn trong thời gian tới, Bộ Bưu chính viễn thông cũng như các bộ, ngành khác sẽ có những biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh. Sắp tới trong Luật Viễn thông dự kiến ban hành vào đầu năm 2009 sẽ có những quy định cụ thể hơn nữa về những hành vi và biện pháp xử lý những hành vi cạnh tranh nói trên.
* Theo cam kết trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về dịch vụ viễn thông, Việt Nam cơ bản sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) hoặc liên doanh (J/V) với vốn nước ngoài không quá 49% đối với doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng (FBO), và không quá 51% (ngay sau khi gia nhập) và 65% (3 năm sau khi gia nhập) đối với dịch vụ không có hạ tầng mạng (SBO).
Với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với hạn chế vốn nước ngoài 50% đối với dịch vụ có hạ tầng mạng, và không quá 51% (ngay sau khi gia nhập) và 65% (3 năm sau khi gia nhập) đối với doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Ngoài ra, đối với dịch vụ có hạ tầng mạng chỉ cho phép nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp viễn thông được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Còn dịch vụ không có hạ tầng mạng (dịch vụ viễn thông cơ bản), ngay sau khi gia nhập cho phép nhà đầu tư liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam, và 3 năm sau công ty liên doanh được tự do lựa chọn đối tác, trừ liên doanh cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) ngay sau khi gia nhập WTO được tự do lựa chọn đối tác với số vốn không quá 70%.
Xung quanh chủ đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông.
Ông đánh giá như thế nào về thị trường di động của Việt Nam hiện nay?
Có thể nói rằng thị trường thông tin di động ở Việt Nam hiện nay đang có một mức tăng trưởng phi mã với tốc độ tăng bình quân luôn ở mức 60-70%/năm.
Tính đến cuối tháng 4/2007, tổng số thuê bao điện thoại cố định trên toàn quốc đã lên tới xấp xỉ 33,5 triệu, trong đó số thuê bao điện thoại cố định đạt 9,5 triệu, còn số thuê bao di động trên cả nước đạt xấp xỉ 24 triệu, tức là cứ 100 người dân Việt Nam thì có gần 40 người có điện thoại, trong đó trên 28 người sử dụng điện thoại di động.
Vì vậy, Việt Nam được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài những hãng đã có mặt từ khá lâu như Ericsson, Motorola, Siemens, Nokia…, nhiều gương mặt mới như Telenor (Na Uy), NTT DocoMo (Nhật Bản), Vodafone (Anh), Lucent Technologies (Mỹ)… đã thể hiện sự quan tâm lớn đến thị trường đầy tiềm năng này.
Nhiều hãng phân tích và dự báo thị trường nước ngoài đã đưa ra những con số hết sức lạc quan về tốc độ tăng trưởng của thị trường thông tin di động việt Nam từ nay đến 2010, như BMI (Anh) với dự báo con số 36 triệu thuê bao di động hay Hot Telecom (Canada) với dự báo sẽ có trên 50 triệu thuê bao di động.
Dự kiến đầu năm 2008, việc vệ tinh Vinasat sẽ được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành viễn thông Việt Nam nói chung và các dịch vụ di động nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Đến bao giờ thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường di động ở Việt Nam và cơ hội của họ như thế nào, thưa ông?
Việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam phụ thuộc vào hai điều kiện. Đó là vấn đề cam kết của Việt Nam sau khi chúng ta gia nhập WTO và khả năng sẵn sàng hợp tác của các doanh nghiệp trong nước để đối mặt với cạnh tranh trong thời gian tới.
Còn về cơ hội, các nhà đầu tư nước ngoài đang có cơ hội rất lớn khi đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay nhu cầu về thông tin di động của chúng ta vẫn còn rất cao. Hơn nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì mọi chính sách về thu hút đầu tư sẽ chắc chắn sẽ thông thoáng hơn rất nhiều đối với các nhà đầu tư.
Mặt khác, xu thế cổ phần hóa các công ty thông tin di động là một sự hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Không có lý do gì để từ chối đầu tư vào một thị trường có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới như Việt Nam hiện nay.
Vì vậy theo tôi, thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là đã cận kề.
Việc có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới thị trường thông tin di động của Việt Nam là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên liệu sự đầu tư ồ ạt sẽ đưa tới một sự xáo trộn quá lớn, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh không, thưa ông?
Theo tôi cơ chế thị trường sẽ điều tiết sự tham gia của các doanh nghiệp. Khi một thị trường có sự tham gia của đông đảo của các nhà đầu tư là một tín hiệu vui đối với ngành thông tin di động của Việt Nam. Tuy nhiên, có hai yếu tố mà chúng ta phải tính tới là môi trường đầu tư và thái độ hợp tác của các doanh nghiệp trong nước để làm sao tận dụng tốt nhất sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời là để tạo thuận lợi cho họ đầu tư.
Còn trong cạnh tranh thì sẽ có doanh nghiệp đến và cũng sẽ có doanh nghiệp đi, nhưng về tổng quan thì làm sao để có một thị trường di động phát triển ổn định bền vững mới là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta hướng tới.
Về góc độ quản lý nhà nước, Bộ Bưu chính Viễn thông luôn xác định công tác quản lý luôn phải chạy theo sự phát triển của thị trường. Chính vì vậy, hiện nay Bộ đang tiếp tục củng cố, hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể cạnh phát triển bình đẳng.
Tuy nhiên trong cạnh tranh thì bao giờ cũng nảy sinh những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Chắc chắn trong thời gian tới, Bộ Bưu chính viễn thông cũng như các bộ, ngành khác sẽ có những biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh. Sắp tới trong Luật Viễn thông dự kiến ban hành vào đầu năm 2009 sẽ có những quy định cụ thể hơn nữa về những hành vi và biện pháp xử lý những hành vi cạnh tranh nói trên.
* Theo cam kết trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về dịch vụ viễn thông, Việt Nam cơ bản sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) hoặc liên doanh (J/V) với vốn nước ngoài không quá 49% đối với doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng (FBO), và không quá 51% (ngay sau khi gia nhập) và 65% (3 năm sau khi gia nhập) đối với dịch vụ không có hạ tầng mạng (SBO).
Với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với hạn chế vốn nước ngoài 50% đối với dịch vụ có hạ tầng mạng, và không quá 51% (ngay sau khi gia nhập) và 65% (3 năm sau khi gia nhập) đối với doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Ngoài ra, đối với dịch vụ có hạ tầng mạng chỉ cho phép nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp viễn thông được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Còn dịch vụ không có hạ tầng mạng (dịch vụ viễn thông cơ bản), ngay sau khi gia nhập cho phép nhà đầu tư liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam, và 3 năm sau công ty liên doanh được tự do lựa chọn đối tác, trừ liên doanh cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) ngay sau khi gia nhập WTO được tự do lựa chọn đối tác với số vốn không quá 70%.