Thị trường tiền tệ: Quyền lực đang thuộc về người bán
Quan hệ cung - cầu vốn đang nổi lên những vấn đề khúc mắc cần được nghiên cứu giải quyết
Nếu chú ý quan sát thị trường tiền tệ, chúng ta dễ dàng nhận ra ngay vị thế “quyền lực người bán” đang chi phối mạnh quan hệ cung - cầu vốn.
Ở góc độ người bán, những khách hàng gửi tiền đã và đang được các ngân hàng thương mại săn đón hết cỡ với nhiều chiêu thức khuyến mãi hấp dẫn khác nhau, đặc biệt lãi suất huy động mà các ngân hàng chấp nhận “mua” liên tục bị đẩy lên vượt qua ngưỡng 10%/năm, sát với trần lãi suất cho vay.
Trong khi đó, với tư cách “người mua”, khách hàng đi vay hiện phải đối mặt với khá nhiều trở ngại do một số ngân hàng buộc phải hạn chế tăng trưởng tín dụng theo chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, ngoại trừ một số khách hàng truyền thống có uy tín còn lại nếu là khách hàng mới thì việc vay mượn lại càng khó khăn hơn.
Trường hợp muốn vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận cũng không dễ nếu ngân hàng không còn nguồn để “bán”, mặt khác hiện nay hầu hết các ngân hàng đang triển khai chính sách sàng lọc đối tượng cho vay khắt khe hơn nhằm đảm bảo an toàn vốn.
Từ nay đến cuối năm tình trạng khan hiếm vốn được dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng trong khi nhu cầu dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tăng lên. Tình hình này đã gián tiếp gây nhiều tác động tiêu cực làm nóng “thị trường tín dụng đen”.
Tình trạng bất cân xứng trên thị trường tiền tệ, trong đó vị thế giữa người mua và người bán hiện đang chênh lệch nhau quá lớn, là dấu hiệu quan trọng cho thấy quan hệ cung - cầu vốn đang nổi lên những vấn đề khúc mắc cần được nghiên cứu giải quyết.
Một trong những nút thắt quan trọng hiện nay là mức lãi suất cho vay thông thường được ấn định trần bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Chính sách này giúp “neo giá vốn” ở mức độ phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế trong tình thế khủng hoảng, cộng hưởng với chủ trương hỗ trợ 4%/năm, mức lãi suất vay trở nên rất thấp và hấp dẫn khiến cầu tín dụng tăng mạnh, và chính điều này đã phản ánh đúng ý đồ của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô.
Không khó để dự báo nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục tăng mạnh, ít nhất là cho đến cuối năm 2009 khi Quyết định 131 về hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn hết hiệu lực thi hành, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ra tay kìm hãm khi khẳng định tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm nay không thể vượt quá 30%.
Tình hình này đã làm nảy sinh một số nghịch lý mà bản thân thị trường tiền tệ không thể tự giải quyết:
(1) Nhu cầu tín dụng tăng mạnh một mặt do phải phục tùng ý chí của nhà hoạch định chính sách, phần khác do đánh trúng tâm lý cơ hội của người vay hơn là dành toàn bộ nguồn vốn đáp ứng cho những nhu cầu thực sự cần thiết vì mục tiêu phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Trong điều kiện thị trường nhà đất chưa ổn định, nhân tố đầu cơ còn nặng nề, sức nóng từ thị trường chứng khoán và sàn vàng đang tăng hàng ngày thì chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều rủi ro về sự chu chuyển của các dòng tiền.
Nhận định này là có cơ sở bởi với lãi suất thực thấp như hiện nay sẽ khuyến khích người vay tận dụng tối đa mọi kẽ hở có thể trong cơ chế tín dụng, đẩy nhanh vòng quay vốn sai mục đích mà chính bản thân ngân hàng thương mại cũng không thể tự quản hết và cơ quan quản lý cũng không thể đủ sức kiểm tra để ngăn chặn;
(2) Nếu so sánh chỉ số lạm phát chín tháng và cả năm 2009 (dự kiến không quá 7%) lãi suất huy động đang thực dương khá lớn nhưng vẫn có xu thế tăng. Biểu hiện này cho thấy áp lực tăng lãi suất phần lớn xuất phát từ tổng cầu tín dụng đang gia tăng chứ không hẳn xuất phát từ quan hệ cung - cầu vốn thực sự cần thiết.
Trong khi đó, nhiều ý kiến vẫn còn rất băn khoăn về tính chuyên nghiệp trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Việc mở rộng ồ ạt mạng lưới và các loại dịch vụ sinh lời ngắn hạn không thực sự tương xứng với năng lực vốn, khả năng quản trị rủi ro và đầu tư công nghệ đã làm phát sinh thêm nhiều biến động phức tạp trên thị trường tiền tệ;
(3) Nếu thừa nhận lãi suất vừa là công cụ kinh tế vừa là bộ lọc có hiệu quả để điều tiết mọi quan hệ cung - cầu vốn trên thương trường thì trước hết cần tôn trọng nguyên tắc “một giá vốn”. Việc tiếp tục kéo dài cơ chế “hai giá” như hiện nay (lãi suất cơ bản/lãi suất thỏa thuận) về lâu dài sẽ đối lập với tiêu chí cạnh tranh thị trường.
Cũng cần nhắc lại rằng, cơ chế lãi suất thỏa thuận dựa trên quan hệ cung - cầu và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn, đã được triển khai từ cuối tháng 5/2002 đến giữa năm 2008, là một trong những thành tựu hết sức cơ bản của chủ trương đổi mới nói chung và đổi mới hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Chính cơ chế này đã góp phần rất quan trọng tạo dựng nên thế và lực cho hệ thống ngân hàng như hiện nay cũng như đóng góp to lớn vào sự ổn định kinh tế vĩ mô trong cả một thời kỳ khá dài.
Những phân tích nói trên không nhằm phản bác chính sách điều hành lãi suất hiện thời, bởi vì nếu xét trên hoàn cảnh cụ thể thì với việc duy trì được sự ổn định và phục hồi nền kinh tế qua khủng hoảng, vấn đề trả giá “được - mất” của một chính sách nào đó là điều cần thiết nên chấp nhận.
Tuy nhiên để tăng cường hiệu quả điều hành vĩ mô trong thời gian tới, thiết nghĩ cần có sự cân nhắc kỹ hơn về lộ trình hoặc nên tiếp tục hoặc cần dừng lại đúng lúc những chủ trương xem ra không còn phù hợp với thực tiễn.
Riêng đối với chủ trương hỗ trợ lãi suất đề nghị nên dừng đúng thời hạn theo quyết định đã ban hành, trừ một số lĩnh vực cần nghiên cứu tiếp tục kéo dài như lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, làng nghề truyền thống, ưu tiên ngành nghề tạo nhiều công ăn việc làm...
Ngân hàng Nhà nước cần sớm chủ động công bố việc quay trở lại cơ chế điều hành theo lãi suất thỏa thuận vào thời điểm thích hợp nhằm chuẩn bị tốt tâm lý cho các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng thương mại và toàn bộ nền kinh tế.
Tâm Dân (TBKTSG)
Ở góc độ người bán, những khách hàng gửi tiền đã và đang được các ngân hàng thương mại săn đón hết cỡ với nhiều chiêu thức khuyến mãi hấp dẫn khác nhau, đặc biệt lãi suất huy động mà các ngân hàng chấp nhận “mua” liên tục bị đẩy lên vượt qua ngưỡng 10%/năm, sát với trần lãi suất cho vay.
Trong khi đó, với tư cách “người mua”, khách hàng đi vay hiện phải đối mặt với khá nhiều trở ngại do một số ngân hàng buộc phải hạn chế tăng trưởng tín dụng theo chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, ngoại trừ một số khách hàng truyền thống có uy tín còn lại nếu là khách hàng mới thì việc vay mượn lại càng khó khăn hơn.
Trường hợp muốn vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận cũng không dễ nếu ngân hàng không còn nguồn để “bán”, mặt khác hiện nay hầu hết các ngân hàng đang triển khai chính sách sàng lọc đối tượng cho vay khắt khe hơn nhằm đảm bảo an toàn vốn.
Từ nay đến cuối năm tình trạng khan hiếm vốn được dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng trong khi nhu cầu dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tăng lên. Tình hình này đã gián tiếp gây nhiều tác động tiêu cực làm nóng “thị trường tín dụng đen”.
Tình trạng bất cân xứng trên thị trường tiền tệ, trong đó vị thế giữa người mua và người bán hiện đang chênh lệch nhau quá lớn, là dấu hiệu quan trọng cho thấy quan hệ cung - cầu vốn đang nổi lên những vấn đề khúc mắc cần được nghiên cứu giải quyết.
Một trong những nút thắt quan trọng hiện nay là mức lãi suất cho vay thông thường được ấn định trần bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Chính sách này giúp “neo giá vốn” ở mức độ phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế trong tình thế khủng hoảng, cộng hưởng với chủ trương hỗ trợ 4%/năm, mức lãi suất vay trở nên rất thấp và hấp dẫn khiến cầu tín dụng tăng mạnh, và chính điều này đã phản ánh đúng ý đồ của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô.
Không khó để dự báo nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục tăng mạnh, ít nhất là cho đến cuối năm 2009 khi Quyết định 131 về hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn hết hiệu lực thi hành, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ra tay kìm hãm khi khẳng định tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm nay không thể vượt quá 30%.
Tình hình này đã làm nảy sinh một số nghịch lý mà bản thân thị trường tiền tệ không thể tự giải quyết:
(1) Nhu cầu tín dụng tăng mạnh một mặt do phải phục tùng ý chí của nhà hoạch định chính sách, phần khác do đánh trúng tâm lý cơ hội của người vay hơn là dành toàn bộ nguồn vốn đáp ứng cho những nhu cầu thực sự cần thiết vì mục tiêu phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Trong điều kiện thị trường nhà đất chưa ổn định, nhân tố đầu cơ còn nặng nề, sức nóng từ thị trường chứng khoán và sàn vàng đang tăng hàng ngày thì chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều rủi ro về sự chu chuyển của các dòng tiền.
Nhận định này là có cơ sở bởi với lãi suất thực thấp như hiện nay sẽ khuyến khích người vay tận dụng tối đa mọi kẽ hở có thể trong cơ chế tín dụng, đẩy nhanh vòng quay vốn sai mục đích mà chính bản thân ngân hàng thương mại cũng không thể tự quản hết và cơ quan quản lý cũng không thể đủ sức kiểm tra để ngăn chặn;
(2) Nếu so sánh chỉ số lạm phát chín tháng và cả năm 2009 (dự kiến không quá 7%) lãi suất huy động đang thực dương khá lớn nhưng vẫn có xu thế tăng. Biểu hiện này cho thấy áp lực tăng lãi suất phần lớn xuất phát từ tổng cầu tín dụng đang gia tăng chứ không hẳn xuất phát từ quan hệ cung - cầu vốn thực sự cần thiết.
Trong khi đó, nhiều ý kiến vẫn còn rất băn khoăn về tính chuyên nghiệp trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Việc mở rộng ồ ạt mạng lưới và các loại dịch vụ sinh lời ngắn hạn không thực sự tương xứng với năng lực vốn, khả năng quản trị rủi ro và đầu tư công nghệ đã làm phát sinh thêm nhiều biến động phức tạp trên thị trường tiền tệ;
(3) Nếu thừa nhận lãi suất vừa là công cụ kinh tế vừa là bộ lọc có hiệu quả để điều tiết mọi quan hệ cung - cầu vốn trên thương trường thì trước hết cần tôn trọng nguyên tắc “một giá vốn”. Việc tiếp tục kéo dài cơ chế “hai giá” như hiện nay (lãi suất cơ bản/lãi suất thỏa thuận) về lâu dài sẽ đối lập với tiêu chí cạnh tranh thị trường.
Cũng cần nhắc lại rằng, cơ chế lãi suất thỏa thuận dựa trên quan hệ cung - cầu và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn, đã được triển khai từ cuối tháng 5/2002 đến giữa năm 2008, là một trong những thành tựu hết sức cơ bản của chủ trương đổi mới nói chung và đổi mới hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Chính cơ chế này đã góp phần rất quan trọng tạo dựng nên thế và lực cho hệ thống ngân hàng như hiện nay cũng như đóng góp to lớn vào sự ổn định kinh tế vĩ mô trong cả một thời kỳ khá dài.
Những phân tích nói trên không nhằm phản bác chính sách điều hành lãi suất hiện thời, bởi vì nếu xét trên hoàn cảnh cụ thể thì với việc duy trì được sự ổn định và phục hồi nền kinh tế qua khủng hoảng, vấn đề trả giá “được - mất” của một chính sách nào đó là điều cần thiết nên chấp nhận.
Tuy nhiên để tăng cường hiệu quả điều hành vĩ mô trong thời gian tới, thiết nghĩ cần có sự cân nhắc kỹ hơn về lộ trình hoặc nên tiếp tục hoặc cần dừng lại đúng lúc những chủ trương xem ra không còn phù hợp với thực tiễn.
Riêng đối với chủ trương hỗ trợ lãi suất đề nghị nên dừng đúng thời hạn theo quyết định đã ban hành, trừ một số lĩnh vực cần nghiên cứu tiếp tục kéo dài như lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, làng nghề truyền thống, ưu tiên ngành nghề tạo nhiều công ăn việc làm...
Ngân hàng Nhà nước cần sớm chủ động công bố việc quay trở lại cơ chế điều hành theo lãi suất thỏa thuận vào thời điểm thích hợp nhằm chuẩn bị tốt tâm lý cho các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng thương mại và toàn bộ nền kinh tế.
Tâm Dân (TBKTSG)