Thị trường vàng giằng co mạnh giữa mua và bán
Giá vàng trong nước sáng nay đã giảm khá mạnh so với mức kỷ lục của chiều qua nhưng vẫn đứng trên 22 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước sáng nay (9/9) đã giảm khá mạnh so với mức kỷ lục của chiều qua nhưng vẫn đứng trên 22 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới tiếp tục “nhảy múa” quanh mốc giá 1.000 USD/oz.
Đồng USD trượt giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, góp phần đưa giá dầu thô quốc tế vọt qua ngưỡng 71 USD/thùng.
Mỏi tay điều chỉnh giá vàng
Giá vàng trong nước sáng nay mở cửa phổ biến ở mức trên 2.200.000 đồng/chỉ (mua vào) và dưới 2.210.000 đồng/chỉ (bán ra). So với mức giá kỷ lục 2.222.000 đồng/chỉ ghi nhận chiều qua, giá vàng trong nước hiện đã giảm 10.000 - 15.0000 đồng/chỉ tùy từng thương hiệu.
Giới kinh doanh vàng đã tỏ ra bình tĩnh hơn trước những diễn biến của giá vàng thế giới. Điều này thể hiện ở khoảng chênh lệch giá mua/bán vàng được co hẹp lại, đồng thời giá niêm yết tại các công ty kim hoàn khác nhau cũng khá đồng đều. Trong buổi chiều hôm qua, khi giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh, tình trạng “loạn giá” đã xuất hiện ở một số thời điểm, với mức khác biệt khá lớn giữa giá vàng niêm yết tại các doanh nghiệp khác nhau.
So với giá vàng thế giới quy đổi, chưa tính thuế và các chi phí khác, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 10.000 đồng/chỉ, không thay đổi so với mức chênh lệch ở chiều qua.
Vàng SJC giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) tại thị trường Hà Nội đầu giờ sáng đứng ở mức 2.201.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.208.000 đồng/chỉ (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) có giá tương ứng là 2.202.000 đồng/chỉ và 2.207.000 đồng/chỉ.
Tại hệ thống Sacombank trên toàn quốc, giá vàng miếng hiệu SBJ loại 5 lượng và 1 chỉ có giá mua vào và bán ra lần lượt là 2.201.000 đồng/chỉ và 2.205.000 đồng/chỉ.
Do theo sát từng diễn biến của giá vàng thế giới, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước ngày hôm qua liên tục điều chỉnh giá vàng. Đại diện của chi nhánh Hà Nội, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, trong ngày hôm qua, giá vàng tại chi nhánh này đã được điều chỉnh tới 16 lần.
“Hiếm có khi nào mà giá vàng lại được điều chỉnh tăng nhiều lần trong ngày như hôm qua”, đại diện này cho biết.
Đầu giờ sáng nay, giá vàng Phượng Hoàng của PNJ tại Hà Nội mua vào và bán ra lần lượt là 2.202.000 đồng/chỉ và 2.211.000 đồng/chỉ.
Trên sàn vàng SBJ, giá vàng sáng nay vẫn lình xình ở mức trên 21 triệu đồng/lượng. Tính tới thời điểm 10h20, giá vàng khớp lệnh dao động trong khoảng 21,37-21,64 triệu đồng/lượng.
Giằng co mua - bán
Việc giá vàng tăng mạnh ngày hôm qua tiếp tục giúp hoạt động mua bán trên thị trường vàng miếng khởi sắc.
Đại diện của PQJ cho biết, khối lượng giao dịch tại công ty này trong ngày hôm qua tăng 30% so với ngày trước đó. Trên toàn hệ thống PNJ, khối lượng vàng mua vào trong buổi sáng hôm qua đã đạt mức trên 4.000 lượng, trong khi khối lượng bán ra chỉ đạt khoảng 500 lượng.
Tuy nhiên, theo các đại diện này, thị trường hầu như vắng bóng những khách giao dịch với khối lượng lớn. Đa phần người dân tới mua bán vài lượng, thi thoảng có những người mua bán vài chục lượng. Mức giá vàng cao ngất như hiện nay chưa được các nhà đầu tư lớn xem là hợp lý để nhảy vào lướt sóng.
Giới kinh doanh vàng cho biết, ngày hôm qua, đặc biệt là vào buổi chiều, người dân liên tục gọi điện tới khảo sát giá vàng. Xu hướng trên thị trường giằng co giữa hoạt động mua hoặc bán diễn ra tập trung ở từng thời điểm trong ngày.
Cụ thể, cuối buổi sáng qua, khi giá vàng thế giới chạm mốc 1.000 USD/oz và giá vàng trong nước tiến sát mốc 22 triệu đồng/lượng, hoạt động mua vào có phần chững lại trong khi bán ra tăng khá mạnh.
Tuy nhiên, tới buổi chiều, khi giá vàng “bay vút” qua mức 22 triệu đồng/lượng, giao dịch trên thị trường bỗng chốc rơi vào trạng thái tê liệt. Tới đầu giờ sáng nay, xu hướng mua vào lại áp đảo hoạt động bán ra.
Theo các nhà kinh doanh kim hoàn, điểm khác biệt chính của thị trường vàng trong nước trong đợt sốt giá này là giao dịch không quá “nóng” như những hồi đầu năm. Tại các khu vực mua bán vàng lớn tại Hà Nội không tái diễn tình trạng xếp hàng để mua bán vàng.
Mặt khác, trên thị trường diễn ra sự co kéo khá quyết liệt giữa hai xu hướng mua vào và bán ra. Tùy từng thời điểm mà một trong hai hoạt động này chiếm ưu thế.
Vàng thế giới “lặn ngụp” quanh mức giá 1.000 USD/oz
Sau khi bất thần tăng tốc ở đầu giờ chiều qua, giá vàng thế giới đã không duy trì được đà tăng này trong phiên giao dịch vào buổi tối tại thị trường New York. Sau khi lên tới mức đỉnh 1.009,7 USD/oz tại thị trường này, cao nhất trong vòng 6 tháng, giá vàng giao kỳ hạn tháng 10 đã lùi dần do giới đầu tư bắt đầu tiến hành hiện thực hóa lợi nhuận.
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá vàng giao ngay tại New York chỉ tăng 2,2 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước, đạt mức 997,7 USD/oz.
Tuy nhiên, sang sáng nay, mốc giá 1.000 USD/oz đã tái xuất hiện trên thị trường vàng. Vào lúc 10h18 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á đứng ở mức 1.002,7 USD/oz, tăng 5 USD/oz so với giá đóng cửa ở New York đêm qua.
Các chuyên gia tư vấn thị trường vàng của Sacombank-SBJ nhận định, đồng USD sẽ tiếp tục chịu áp lực mất giá và xu hướng tăng giá của vàng còn chưa kết thúc. Theo báo cáo ra hàng ngày của Sacombank-SBJ, đồng Euro hôm qua đã tăng giá mạnh so với USD, vượt ngưỡng kháng cự 1,4447 USD đổi được 1 Euro, nên còn có khả năng tiến xa hơn.
Cùng với đó, chỉ số US Dollar Index, thước đo giá trị của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã giảm về mức 77,09 điểm, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 77,40 điểm, nên còn có nguy cơ mất giá thêm.
Đồng USD đang mất giá do những tín hiệu phục hồi tích cực của kinh tế thế giới làm giảm bớt nhu cầu của các nhà đầu tư tìm đến đồng tiền này với tư cách một kênh đầu tư an toàn.
Báo cáo của Sacombank-SBJ cũng dẫn nhận định của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho rằng, giá vàng đang được hỗ trợ bởi đồng USD yếu, nhu cầu đầu tư tăng và mối lo lạm phát, nên có khả năng duy trì ở mức trên 1.000 USD/oz.
Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hiện vẫn chưa có động thái mua bán nào mới bất chấp sự xuất hiện của mốc giá quan trọng 1.000 USD/oz sau hơn nửa năm mốc giá này vắng bóng trên thị trường. Lượng vàng do quỹ này nắm giữ đang tiếp tục được duy trì ở mức 1.077,63 tấn.
Giá dầu tăng vọt
Giá dầu thô thế giới đêm qua tăng mạnh do USD trượt giá. Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tăng 3,08 USD/thùng (4,5%), đạt mức 71,1 USD/oz, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ ngày 19/8 trở lại đây. Từ đầu năm tới nay, giá dầu tại New York đã tăng 60%.
Sáng nay, giá dầu thế giới tiếp tục vững trên mức 71 USD/thùng.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) hôm nay sẽ nhóm họp tại Vienna, Áo để quyết định sản lượng. Giới quan sát dự báo, OPEC sẽ duy trì sản lượng khai thác của khối ở mức 24,845 triệu thùng/ngày như hiện nay.
Đồng USD trượt giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, góp phần đưa giá dầu thô quốc tế vọt qua ngưỡng 71 USD/thùng.
Mỏi tay điều chỉnh giá vàng
Giá vàng trong nước sáng nay mở cửa phổ biến ở mức trên 2.200.000 đồng/chỉ (mua vào) và dưới 2.210.000 đồng/chỉ (bán ra). So với mức giá kỷ lục 2.222.000 đồng/chỉ ghi nhận chiều qua, giá vàng trong nước hiện đã giảm 10.000 - 15.0000 đồng/chỉ tùy từng thương hiệu.
Giới kinh doanh vàng đã tỏ ra bình tĩnh hơn trước những diễn biến của giá vàng thế giới. Điều này thể hiện ở khoảng chênh lệch giá mua/bán vàng được co hẹp lại, đồng thời giá niêm yết tại các công ty kim hoàn khác nhau cũng khá đồng đều. Trong buổi chiều hôm qua, khi giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh, tình trạng “loạn giá” đã xuất hiện ở một số thời điểm, với mức khác biệt khá lớn giữa giá vàng niêm yết tại các doanh nghiệp khác nhau.
So với giá vàng thế giới quy đổi, chưa tính thuế và các chi phí khác, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 10.000 đồng/chỉ, không thay đổi so với mức chênh lệch ở chiều qua.
Vàng SJC giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) tại thị trường Hà Nội đầu giờ sáng đứng ở mức 2.201.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.208.000 đồng/chỉ (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) có giá tương ứng là 2.202.000 đồng/chỉ và 2.207.000 đồng/chỉ.
Tại hệ thống Sacombank trên toàn quốc, giá vàng miếng hiệu SBJ loại 5 lượng và 1 chỉ có giá mua vào và bán ra lần lượt là 2.201.000 đồng/chỉ và 2.205.000 đồng/chỉ.
Do theo sát từng diễn biến của giá vàng thế giới, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước ngày hôm qua liên tục điều chỉnh giá vàng. Đại diện của chi nhánh Hà Nội, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, trong ngày hôm qua, giá vàng tại chi nhánh này đã được điều chỉnh tới 16 lần.
“Hiếm có khi nào mà giá vàng lại được điều chỉnh tăng nhiều lần trong ngày như hôm qua”, đại diện này cho biết.
Đầu giờ sáng nay, giá vàng Phượng Hoàng của PNJ tại Hà Nội mua vào và bán ra lần lượt là 2.202.000 đồng/chỉ và 2.211.000 đồng/chỉ.
Trên sàn vàng SBJ, giá vàng sáng nay vẫn lình xình ở mức trên 21 triệu đồng/lượng. Tính tới thời điểm 10h20, giá vàng khớp lệnh dao động trong khoảng 21,37-21,64 triệu đồng/lượng.
Giằng co mua - bán
Việc giá vàng tăng mạnh ngày hôm qua tiếp tục giúp hoạt động mua bán trên thị trường vàng miếng khởi sắc.
Đại diện của PQJ cho biết, khối lượng giao dịch tại công ty này trong ngày hôm qua tăng 30% so với ngày trước đó. Trên toàn hệ thống PNJ, khối lượng vàng mua vào trong buổi sáng hôm qua đã đạt mức trên 4.000 lượng, trong khi khối lượng bán ra chỉ đạt khoảng 500 lượng.
Tuy nhiên, theo các đại diện này, thị trường hầu như vắng bóng những khách giao dịch với khối lượng lớn. Đa phần người dân tới mua bán vài lượng, thi thoảng có những người mua bán vài chục lượng. Mức giá vàng cao ngất như hiện nay chưa được các nhà đầu tư lớn xem là hợp lý để nhảy vào lướt sóng.
Giới kinh doanh vàng cho biết, ngày hôm qua, đặc biệt là vào buổi chiều, người dân liên tục gọi điện tới khảo sát giá vàng. Xu hướng trên thị trường giằng co giữa hoạt động mua hoặc bán diễn ra tập trung ở từng thời điểm trong ngày.
Cụ thể, cuối buổi sáng qua, khi giá vàng thế giới chạm mốc 1.000 USD/oz và giá vàng trong nước tiến sát mốc 22 triệu đồng/lượng, hoạt động mua vào có phần chững lại trong khi bán ra tăng khá mạnh.
Tuy nhiên, tới buổi chiều, khi giá vàng “bay vút” qua mức 22 triệu đồng/lượng, giao dịch trên thị trường bỗng chốc rơi vào trạng thái tê liệt. Tới đầu giờ sáng nay, xu hướng mua vào lại áp đảo hoạt động bán ra.
Theo các nhà kinh doanh kim hoàn, điểm khác biệt chính của thị trường vàng trong nước trong đợt sốt giá này là giao dịch không quá “nóng” như những hồi đầu năm. Tại các khu vực mua bán vàng lớn tại Hà Nội không tái diễn tình trạng xếp hàng để mua bán vàng.
Mặt khác, trên thị trường diễn ra sự co kéo khá quyết liệt giữa hai xu hướng mua vào và bán ra. Tùy từng thời điểm mà một trong hai hoạt động này chiếm ưu thế.
Vàng thế giới “lặn ngụp” quanh mức giá 1.000 USD/oz
Sau khi bất thần tăng tốc ở đầu giờ chiều qua, giá vàng thế giới đã không duy trì được đà tăng này trong phiên giao dịch vào buổi tối tại thị trường New York. Sau khi lên tới mức đỉnh 1.009,7 USD/oz tại thị trường này, cao nhất trong vòng 6 tháng, giá vàng giao kỳ hạn tháng 10 đã lùi dần do giới đầu tư bắt đầu tiến hành hiện thực hóa lợi nhuận.
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá vàng giao ngay tại New York chỉ tăng 2,2 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước, đạt mức 997,7 USD/oz.
Tuy nhiên, sang sáng nay, mốc giá 1.000 USD/oz đã tái xuất hiện trên thị trường vàng. Vào lúc 10h18 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á đứng ở mức 1.002,7 USD/oz, tăng 5 USD/oz so với giá đóng cửa ở New York đêm qua.
Các chuyên gia tư vấn thị trường vàng của Sacombank-SBJ nhận định, đồng USD sẽ tiếp tục chịu áp lực mất giá và xu hướng tăng giá của vàng còn chưa kết thúc. Theo báo cáo ra hàng ngày của Sacombank-SBJ, đồng Euro hôm qua đã tăng giá mạnh so với USD, vượt ngưỡng kháng cự 1,4447 USD đổi được 1 Euro, nên còn có khả năng tiến xa hơn.
Cùng với đó, chỉ số US Dollar Index, thước đo giá trị của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã giảm về mức 77,09 điểm, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 77,40 điểm, nên còn có nguy cơ mất giá thêm.
Đồng USD đang mất giá do những tín hiệu phục hồi tích cực của kinh tế thế giới làm giảm bớt nhu cầu của các nhà đầu tư tìm đến đồng tiền này với tư cách một kênh đầu tư an toàn.
Báo cáo của Sacombank-SBJ cũng dẫn nhận định của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho rằng, giá vàng đang được hỗ trợ bởi đồng USD yếu, nhu cầu đầu tư tăng và mối lo lạm phát, nên có khả năng duy trì ở mức trên 1.000 USD/oz.
Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hiện vẫn chưa có động thái mua bán nào mới bất chấp sự xuất hiện của mốc giá quan trọng 1.000 USD/oz sau hơn nửa năm mốc giá này vắng bóng trên thị trường. Lượng vàng do quỹ này nắm giữ đang tiếp tục được duy trì ở mức 1.077,63 tấn.
Giá dầu tăng vọt
Giá dầu thô thế giới đêm qua tăng mạnh do USD trượt giá. Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tăng 3,08 USD/thùng (4,5%), đạt mức 71,1 USD/oz, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ ngày 19/8 trở lại đây. Từ đầu năm tới nay, giá dầu tại New York đã tăng 60%.
Sáng nay, giá dầu thế giới tiếp tục vững trên mức 71 USD/thùng.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) hôm nay sẽ nhóm họp tại Vienna, Áo để quyết định sản lượng. Giới quan sát dự báo, OPEC sẽ duy trì sản lượng khai thác của khối ở mức 24,845 triệu thùng/ngày như hiện nay.