“Thị trường viễn thông Việt Nam còn nhiều thách thức”
Theo ông Hamadoun Toure, Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông Quốc, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức
“Mặc dù đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) về phát triển mật độ thuê bao, nhưng thị trường viễn thông Việt Nam cũng vẫn còn rất nhiều thách thức”.
Quan điểm trên được ông Hamadoun Toure, Tổng thư ký ITU, chia sẻ với báo giới tại trụ sở của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 19/7.
Ông Toure nói:
- Lĩnh vực viễn thông của Việt Nam đang có được sự phát triển rất cao, tiêu biểu như việc sử dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng khả năng tiếp cận, phục vụ sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin cho mọi người dân. Hay dịch vụ 3G đã bắt đầu triển khai thương mại từ cuối năm 2009 và chỉ trong 2 năm, số lượng thuê bao 3G đã tăng gấp đôi, góp phần làm mật độ thuê bao nói chung của Việt Nam tăng từ 87% lên 175% vào thời điểm 2010.
Theo số liệu thống kê của ITU, hiện Việt Nam xếp thứ 8 về mật độ thuê bao di động. Mật độ thuê bao này đã giúp Việt Nam tiến rất xa so với các quốc gia đang phát triển với tỷ lệ mật độ trung bình là 70%, không những thế cũng vượt cả các quốc gia đã phát triển với tỷ lệ trung bình là 114%.
Ngoài ra, tại Việt Nam, tốc độ phát triển băng rộng cũng rất mạnh mẽ, trong thời gian từ 2008 – 2010, băng rộng đã phát triển từ 0% lên 13%.
Đó thực sự là những con số ấn tượng!
Nhưng theo ông, mật độ phát triển thuê bao như trên có thực sự là tốt?
Tuy mật độ thuê bao di động của Việt Nam đang đứng thứ 8 trong xếp hạng của ITU, nhưng theo tôi, tốc độ tăng trưởng mạnh như vậy cũng có những khó khăn như tỷ lệ doanh thu trung bình/ thuê bao (ARPU) đã giảm đi. Tuy nhiên, đây là bối cảnh chung của các quốc gia trên thế giới khi tốc độ thuê bao di động tăng trưởng cao.
Ông đã đi thăm, làm việc với một số nhà khai thác dịch vụ. Vậy theo đánh giá của ông, công nghệ được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng như thế nào, có thực sự hiệu quả hay không?
Thực sự thì các nhà khai thác dịch vụ viễn thông của Việt Nam đều sử dụng các thiết bị hạ tầng công nghệ ở mức khá cao so với các nhà khai thác khác trên thế giới. Trong đó, các doanh nghiệp đã triển khai công nghệ 3G và có kế hoạch tiến lên 4G.
Ngoài ra, ITU cũng đánh giá Việt Nam là quốc gia phát triển rất mạnh mạng GSM. Các nhà khai thác của Việt Nam đã có được công nghệ tốt, chiến dịch marketing hiệu quả và cung cấp được các dịch vụ có chất lượng ra thị trường.
Nhưng ông có cho rằng, khi mà công nghệ 3G vẫn chưa thực sự được khai thác và phát triển một cách hiệu quả mà các doanh nghiệp đã tiến lên 4G thì liệu có quá sớm không?
Theo tôi, những đơn vị sớm triển khai những công nghệ này thì sẽ có những ưu thế khi công nghệ đó được thương mại hóa. Trên thực tế, không bao giờ là quá sớm khi triển khai một công nghệ khác.
Đối với thị trường hiện nay thì việc triển khai công nghệ 4G cũng tương đối thuận lợi và hấp dẫn, bởi truy cập băng rộng đã có mặt ở khắp nơi. Tuy nhiên, để dịch vụ đó cất cánh thì vai trò của Chính phủ rất quan trọng. Chính phủ sẽ đóng vai trò kích cầu với công nghệ mới, phần việc còn lại để thúc đẩy phát triển dịch vụ công nghệ thì doanh nghiệp sẽ làm.
Ở Việt Nam hiện có một vấn đề là việc quản lý thuê bao di động trả trước còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến có những hệ lụy như đăng ký thông tin chưa chính xác, tin nhắn rác bừa bãi, sim rác còn nhiều… Vậy theo kinh nghiệm của ông thì Việt Nam cần có những giải pháp như thế nào để khắc phục?
Đây cũng là tình trạnh của nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều nước đã tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề này, như khi mua một sim mới, thay vì mua được luôn thì người ta bắt người mua phải điền thông tin vào những mẫu nhất định và phải có dán ảnh. Ngoài ra, cũng có nhiều vấn đề an ninh được thể hiện để khẳng định người đăng ký chính là chính chủ.
Tuy vậy, khi pháp luật yêu cầu thu thập thông tin về chủ thuê bao thì một số nhà khai thác dịch vụ viễn thông cũng không thích, vì việc đó gây khó khăn với người dùng là phải tiết lộ những thông tin cá nhân của mình.
Việc bắt buộc đăng ký thông tin của thuê bao cũng có những lợi điểm như giúp các cơ quan chức năng kiểm soát tội phạm dùng điện thoại di động thực hiện những ý đồ xấu, đồng thời cũng tránh được lãng phí sim card khi người ta mua xong rồi bỏ đi.
Theo cá nhân ông, những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam hiện nay là gì và Việt Nam cần phải khắc phục thách thức đó như thế nào?
Theo tôi, những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam hiện nay là việc đấu nối từ các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động, việc phân bổ tần số vô tuyến, việc chia sẻ hạ tầng mạng giữa các nhà khai thác.
Ngoài ra còn những thách thức của việc chuyển từ phát triển di động sang nền băng rộng di động, khó khăn về mức độ bão hòa, thư rác… Trong đó, nếu giải quyết được vấn đề đấu nối thì sẽ góp phần làm hạ giá cước cho thiết bị đầu cuối, giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giảm những tác động tới môi trường.
Tôi cho rằng, để giải quyết các thách thức trên thì Việt Nam cũng có một chiến lược tổng thể. Tuy nhiên, giải quyết những thách thức như vậy thì cần tầm nhìn của Chính phủ trong việc đánh giá hiện trạng và mục tiêu hướng tới trong tương lai.
Hiện một số doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đã đầu tư và đang có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài, ông đánh giá như thế nào về khả năng thành công của các doanh nghiệp Việt?
Hiện tôi được biết, Viettel đã mở rộng ra các nước như Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique và Peru. Theo tôi, một công ty đã thành công ở một quốc gia đang phát triển thì cũng có thể thành công ở một quốc gia đang phát triển khác vì họ có thể nhân bản mô hình thành công của họ.
Tôi nghĩ, Viettel đủ mạnh để “hóa giải” được những áp lực và nhu cầu của thị trường. Trong cuộc gặp hôm qua với Viettel, tôi còn giới thiệu cho họ ở một vài quốc gia khác đang cho phép phát triển thêm những giấy phép mới. Và tôi hy vọng Viettel sẽ tiếp tục phát triển.
Quan điểm trên được ông Hamadoun Toure, Tổng thư ký ITU, chia sẻ với báo giới tại trụ sở của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 19/7.
Ông Toure nói:
- Lĩnh vực viễn thông của Việt Nam đang có được sự phát triển rất cao, tiêu biểu như việc sử dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng khả năng tiếp cận, phục vụ sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin cho mọi người dân. Hay dịch vụ 3G đã bắt đầu triển khai thương mại từ cuối năm 2009 và chỉ trong 2 năm, số lượng thuê bao 3G đã tăng gấp đôi, góp phần làm mật độ thuê bao nói chung của Việt Nam tăng từ 87% lên 175% vào thời điểm 2010.
Theo số liệu thống kê của ITU, hiện Việt Nam xếp thứ 8 về mật độ thuê bao di động. Mật độ thuê bao này đã giúp Việt Nam tiến rất xa so với các quốc gia đang phát triển với tỷ lệ mật độ trung bình là 70%, không những thế cũng vượt cả các quốc gia đã phát triển với tỷ lệ trung bình là 114%.
Ngoài ra, tại Việt Nam, tốc độ phát triển băng rộng cũng rất mạnh mẽ, trong thời gian từ 2008 – 2010, băng rộng đã phát triển từ 0% lên 13%.
Đó thực sự là những con số ấn tượng!
Nhưng theo ông, mật độ phát triển thuê bao như trên có thực sự là tốt?
Tuy mật độ thuê bao di động của Việt Nam đang đứng thứ 8 trong xếp hạng của ITU, nhưng theo tôi, tốc độ tăng trưởng mạnh như vậy cũng có những khó khăn như tỷ lệ doanh thu trung bình/ thuê bao (ARPU) đã giảm đi. Tuy nhiên, đây là bối cảnh chung của các quốc gia trên thế giới khi tốc độ thuê bao di động tăng trưởng cao.
Ông đã đi thăm, làm việc với một số nhà khai thác dịch vụ. Vậy theo đánh giá của ông, công nghệ được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng như thế nào, có thực sự hiệu quả hay không?
Thực sự thì các nhà khai thác dịch vụ viễn thông của Việt Nam đều sử dụng các thiết bị hạ tầng công nghệ ở mức khá cao so với các nhà khai thác khác trên thế giới. Trong đó, các doanh nghiệp đã triển khai công nghệ 3G và có kế hoạch tiến lên 4G.
Ngoài ra, ITU cũng đánh giá Việt Nam là quốc gia phát triển rất mạnh mạng GSM. Các nhà khai thác của Việt Nam đã có được công nghệ tốt, chiến dịch marketing hiệu quả và cung cấp được các dịch vụ có chất lượng ra thị trường.
Nhưng ông có cho rằng, khi mà công nghệ 3G vẫn chưa thực sự được khai thác và phát triển một cách hiệu quả mà các doanh nghiệp đã tiến lên 4G thì liệu có quá sớm không?
Theo tôi, những đơn vị sớm triển khai những công nghệ này thì sẽ có những ưu thế khi công nghệ đó được thương mại hóa. Trên thực tế, không bao giờ là quá sớm khi triển khai một công nghệ khác.
Đối với thị trường hiện nay thì việc triển khai công nghệ 4G cũng tương đối thuận lợi và hấp dẫn, bởi truy cập băng rộng đã có mặt ở khắp nơi. Tuy nhiên, để dịch vụ đó cất cánh thì vai trò của Chính phủ rất quan trọng. Chính phủ sẽ đóng vai trò kích cầu với công nghệ mới, phần việc còn lại để thúc đẩy phát triển dịch vụ công nghệ thì doanh nghiệp sẽ làm.
Ở Việt Nam hiện có một vấn đề là việc quản lý thuê bao di động trả trước còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến có những hệ lụy như đăng ký thông tin chưa chính xác, tin nhắn rác bừa bãi, sim rác còn nhiều… Vậy theo kinh nghiệm của ông thì Việt Nam cần có những giải pháp như thế nào để khắc phục?
Đây cũng là tình trạnh của nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều nước đã tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề này, như khi mua một sim mới, thay vì mua được luôn thì người ta bắt người mua phải điền thông tin vào những mẫu nhất định và phải có dán ảnh. Ngoài ra, cũng có nhiều vấn đề an ninh được thể hiện để khẳng định người đăng ký chính là chính chủ.
Tuy vậy, khi pháp luật yêu cầu thu thập thông tin về chủ thuê bao thì một số nhà khai thác dịch vụ viễn thông cũng không thích, vì việc đó gây khó khăn với người dùng là phải tiết lộ những thông tin cá nhân của mình.
Việc bắt buộc đăng ký thông tin của thuê bao cũng có những lợi điểm như giúp các cơ quan chức năng kiểm soát tội phạm dùng điện thoại di động thực hiện những ý đồ xấu, đồng thời cũng tránh được lãng phí sim card khi người ta mua xong rồi bỏ đi.
Theo cá nhân ông, những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam hiện nay là gì và Việt Nam cần phải khắc phục thách thức đó như thế nào?
Theo tôi, những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam hiện nay là việc đấu nối từ các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động, việc phân bổ tần số vô tuyến, việc chia sẻ hạ tầng mạng giữa các nhà khai thác.
Ngoài ra còn những thách thức của việc chuyển từ phát triển di động sang nền băng rộng di động, khó khăn về mức độ bão hòa, thư rác… Trong đó, nếu giải quyết được vấn đề đấu nối thì sẽ góp phần làm hạ giá cước cho thiết bị đầu cuối, giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giảm những tác động tới môi trường.
Tôi cho rằng, để giải quyết các thách thức trên thì Việt Nam cũng có một chiến lược tổng thể. Tuy nhiên, giải quyết những thách thức như vậy thì cần tầm nhìn của Chính phủ trong việc đánh giá hiện trạng và mục tiêu hướng tới trong tương lai.
Hiện một số doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đã đầu tư và đang có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài, ông đánh giá như thế nào về khả năng thành công của các doanh nghiệp Việt?
Hiện tôi được biết, Viettel đã mở rộng ra các nước như Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique và Peru. Theo tôi, một công ty đã thành công ở một quốc gia đang phát triển thì cũng có thể thành công ở một quốc gia đang phát triển khác vì họ có thể nhân bản mô hình thành công của họ.
Tôi nghĩ, Viettel đủ mạnh để “hóa giải” được những áp lực và nhu cầu của thị trường. Trong cuộc gặp hôm qua với Viettel, tôi còn giới thiệu cho họ ở một vài quốc gia khác đang cho phép phát triển thêm những giấy phép mới. Và tôi hy vọng Viettel sẽ tiếp tục phát triển.