Thiết bị dệt Đức vào Việt Nam tăng mạnh
"Dự kiến xuất khẩu máy dệt của Đức vào Việt Nam năm nay sẽ tăng 50% so với năm 2006, ước đạt 29 triệu Euro"
Hỏi chuyện ông Thomas Waldmann, Giám đốc điều hành Hiệp hội Máy móc ngành dệt Đức.
Vì sao Hiệp hội Máy dệt Đức lại chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị lần này. Doanh nghiệp ngành dệt Đức kì vọng gì với chương trình xúc tiến này, thưa ông?
Năm 2004, chúng tôi đã tổ chức một hội nghị cũng với những nội dung của hội nghị như lần này tại Việt Nam. Qua hội nghị năm 2004, giá trị xuất khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị dệt của Đức vào thị trường Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc.
Năm 2005, giá trị xuất khẩu máy móc thiết bị ngành dệt của Đức vào Việt Nam chỉ đạt 15 triệu Euro, đến năm 2006 tăng lên 19 triệu Euro. Dự kiến xuất khẩu máy dệt của Đức vào Việt Nam năm nay sẽ tăng 50% so với năm 2006, ước đạt 29 triệu Euro.
Liên hiệp Chế tạo máy móc Đức (VDMA) có 3.000 thành viên, trong đó ngành công nghiệp dệt là 130 công ty. Sản phẩm máy dệt Đức đang xuất sang 140 thị trường trên thế giới.
Hàng năm, VDMA thường chọn các thị trường có nền kinh tế đang phát triển để tổ chức các chương trình xúc tiến. Với những kết quả ngành máy dệt của Đức đã gặt hái được tại Việt Nam trong thời gian qua, các thành viên trong Hiệp hội đã thống nhất chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị chuyên ngành năm 2007 này.
Thông qua hội nghị lần này, ngành thiết bị dệt Đức sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin gì?
Thế mạnh của ngành thiết bị ngành dệt của Đức về tất cả các loại máy của ngành dệt như: máy kéo sợi, dệt kim, máy dệt thoi và máy hoàn tất. Tại Hội nghị chuyên đề về công nghệ ngành dệt 2007 này, đoàn doanh nghiệp Đức với 26 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, máy móc ngành dệt tham gia.
Các chuyên gia và kĩ sư của các công ty sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam những kỹ thuật, công nghệ thiết bị dệt mới nhất của Đức và các giải pháp về công nghệ của ngành như: tiết kiệm nhiên liệu, tái chế nguyên liệu phế thải, các chế độ bảo trì, bảo dưỡng máy.
Hiệp hội sẽ làm những gì để các doanh nghiệp thiết bị dệt Đức đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập thị trường?
Hội nghị chuyên đề công nghệ dệt năm năm nay là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại của ngành. Thời gian qua, Hiệp hội Máy móc ngành dệt Đức đã phối hợp cùng các công ty dệt Việt Nam triển khai các chương trình đào tạo kĩ thuật cho các kĩ sư Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo tại chỗ hoặc đưa đi tham quan nhà máy dệt hoạt động tại Đức.
Trong thời gian tới, Hiệp hội vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình này. Cùng với những chương trình hỗ trợ về kĩ thuật, các công ty của Hiệp hội còn đẩy mạnh các dịch vụ sửa chữa, bảo hành. Các công ty thiết bị Đức cũng có chính sách hậu mãi như cử các chuyên gia, kỹ sư làm việc tại các nước lân cận sang Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp việc bảo trì máy móc.
* Trong hai ngày 21-22/11, tại Tp.HCM đã diễn ra hội nghị chuyên đề công nghệ dệt của Đức. Hội nghị được Hiệp hội Máy móc ngành dệt Đức, Liên hiệp Chế tạo máy móc Đức (VDMA), Bộ Kinh tế Liên bang Đức và Tổng lãnh sự Đức tại Tp.HCM phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức.
Vì sao Hiệp hội Máy dệt Đức lại chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị lần này. Doanh nghiệp ngành dệt Đức kì vọng gì với chương trình xúc tiến này, thưa ông?
Năm 2004, chúng tôi đã tổ chức một hội nghị cũng với những nội dung của hội nghị như lần này tại Việt Nam. Qua hội nghị năm 2004, giá trị xuất khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị dệt của Đức vào thị trường Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc.
Năm 2005, giá trị xuất khẩu máy móc thiết bị ngành dệt của Đức vào Việt Nam chỉ đạt 15 triệu Euro, đến năm 2006 tăng lên 19 triệu Euro. Dự kiến xuất khẩu máy dệt của Đức vào Việt Nam năm nay sẽ tăng 50% so với năm 2006, ước đạt 29 triệu Euro.
Liên hiệp Chế tạo máy móc Đức (VDMA) có 3.000 thành viên, trong đó ngành công nghiệp dệt là 130 công ty. Sản phẩm máy dệt Đức đang xuất sang 140 thị trường trên thế giới.
Hàng năm, VDMA thường chọn các thị trường có nền kinh tế đang phát triển để tổ chức các chương trình xúc tiến. Với những kết quả ngành máy dệt của Đức đã gặt hái được tại Việt Nam trong thời gian qua, các thành viên trong Hiệp hội đã thống nhất chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị chuyên ngành năm 2007 này.
Thông qua hội nghị lần này, ngành thiết bị dệt Đức sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin gì?
Thế mạnh của ngành thiết bị ngành dệt của Đức về tất cả các loại máy của ngành dệt như: máy kéo sợi, dệt kim, máy dệt thoi và máy hoàn tất. Tại Hội nghị chuyên đề về công nghệ ngành dệt 2007 này, đoàn doanh nghiệp Đức với 26 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, máy móc ngành dệt tham gia.
Các chuyên gia và kĩ sư của các công ty sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam những kỹ thuật, công nghệ thiết bị dệt mới nhất của Đức và các giải pháp về công nghệ của ngành như: tiết kiệm nhiên liệu, tái chế nguyên liệu phế thải, các chế độ bảo trì, bảo dưỡng máy.
Hiệp hội sẽ làm những gì để các doanh nghiệp thiết bị dệt Đức đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập thị trường?
Hội nghị chuyên đề công nghệ dệt năm năm nay là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại của ngành. Thời gian qua, Hiệp hội Máy móc ngành dệt Đức đã phối hợp cùng các công ty dệt Việt Nam triển khai các chương trình đào tạo kĩ thuật cho các kĩ sư Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo tại chỗ hoặc đưa đi tham quan nhà máy dệt hoạt động tại Đức.
Trong thời gian tới, Hiệp hội vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình này. Cùng với những chương trình hỗ trợ về kĩ thuật, các công ty của Hiệp hội còn đẩy mạnh các dịch vụ sửa chữa, bảo hành. Các công ty thiết bị Đức cũng có chính sách hậu mãi như cử các chuyên gia, kỹ sư làm việc tại các nước lân cận sang Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp việc bảo trì máy móc.
* Trong hai ngày 21-22/11, tại Tp.HCM đã diễn ra hội nghị chuyên đề công nghệ dệt của Đức. Hội nghị được Hiệp hội Máy móc ngành dệt Đức, Liên hiệp Chế tạo máy móc Đức (VDMA), Bộ Kinh tế Liên bang Đức và Tổng lãnh sự Đức tại Tp.HCM phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức.